Cardea Zero Z440 là một chiếc ổ SSD PCIe 4.0 x4 khá là độc đáo bởi nó được trang bị tản nhiệt làm bằng vật liệu graphene. Nó có tốc độ khá tốt, ổn định, giá cũng dễ chịu khi 1 TB chỉ vào khoảng 2,7 triệu đổ lại, tức chỉ ngang tầm giá của ổ PCIe 3.0 cùng dung lượng.
Mình xài khá nhiều đồ của Team, chủ yếu là dòng T-Force gaming của hãng này với RAM và SSD vì giá hợp túi tiền, thiết kế và hiệu năng ổn. Cardea Zero Z440 là một chiếc ổ SSD PCIe 4.0 x4, form ổ M.2 2280 tiêu chuẩn, dùng TLC NAND. Cũng giống như nhiều hãng làm SSD phía thứ 3 khác thì Cardea Zero Z440 dùng vi điều khiển từ hãng thứ 3 ở đây là Phison PS5016-E16. E16 là vi điều khiển dành cho ổ M.2 PCIe 4.0 x4 tầm trung của Phison và nó được sử dụng phổ biến trên nhiều dòng ổ PCIe 4.0 x4 hiện tại chẳng hạn như Gigabyte AORUS NVMe Gen4, Corsair Force MP600, Seagate FireCuda 520, Patriot Viper VP4100. Phison có dòng vi điều khiển tốc độ cao hơn dành cho ổ PCIe 4.0 x4 là E18, chỉ mới ra mắt năm ngoái và mình thấy chưa nhiều dòng ổ xài, chỉ có AORUS Gen4 7000s và Micron B47R.
Phison E16 hỗ trợ 8 kênh NAND với các loại NAND 3D TLC 96-layer và QLC, dung lượng từ 512 GB đến tối đa 2 TB. Tốc độ đọc/ghi tối đa của Phison E16 là 5000 MB/s đọc tuần tự và 4400 MB/s ghi tuần tự, tốc độ truy xuất ngẫu nhiên ở 750000 IOPS. Anh em có thể thấy tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên này không cao hơn hẳn so với SSD PCIe 3.0 x4, tuy nhiên, những chiếc ổ PCIe 3.0 x4 sẽ không thể vượt ngưỡng 4000 MB/s bởi giới hạn băng thông. Với SSD PCIe 4.0 x4 thì nó sẽ có thể khai thác băng thông gấp đôi so với PCIe 3.0 x4, 4 lane sẽ đạt băng thông 8 GB/s so với 4 GB/s của thế hệ trước. Trên Cardea Zero Z440, Phison E16 đi kèm với bộ đệm DRAM DDR4 và phân vùng đệm SLC để tăng tốc độ truy xuất cũng như lưu data map của dữ liệu, giảm hao mòn NAND cell qua thời gian sử dụng. Độ bền của Cardea Zero Z440 khá cao, 1800 TBW cho bản 1 TB.
Phần đặc biệt của chiếc ổ này như đã nói là tản nhiệt graphene. Đây là một miếng tản nhiệt mỏng làm bằng vật liệu graphene và đồng, cả 2 đều có tính dẫn nhiệt cao. Việc giải quyết vấn đề về nhiệt nhất là trên những chiếc ổ PCIe 4.0 rất cần thiết bởi dòng ổ này nóng hơn đáng kể so với PCIe 3.0. Miếng tản nhiệt này sẽ giúp giữ cho nhiệt độ của ổ khi truy xuất nặng và liên tục mát mẻ hơn, từ đó giúp tránh tình trạng throttle nhiệt làm sụt giảm hiệu năng. Nó cũng rất cần thiết kế anh em sử dụng chiếc ổ này trên những bo mạch chủ không có heatsink M.2 hoặc dùng với laptop.
Mình xài khá nhiều đồ của Team, chủ yếu là dòng T-Force gaming của hãng này với RAM và SSD vì giá hợp túi tiền, thiết kế và hiệu năng ổn. Cardea Zero Z440 là một chiếc ổ SSD PCIe 4.0 x4, form ổ M.2 2280 tiêu chuẩn, dùng TLC NAND. Cũng giống như nhiều hãng làm SSD phía thứ 3 khác thì Cardea Zero Z440 dùng vi điều khiển từ hãng thứ 3 ở đây là Phison PS5016-E16. E16 là vi điều khiển dành cho ổ M.2 PCIe 4.0 x4 tầm trung của Phison và nó được sử dụng phổ biến trên nhiều dòng ổ PCIe 4.0 x4 hiện tại chẳng hạn như Gigabyte AORUS NVMe Gen4, Corsair Force MP600, Seagate FireCuda 520, Patriot Viper VP4100. Phison có dòng vi điều khiển tốc độ cao hơn dành cho ổ PCIe 4.0 x4 là E18, chỉ mới ra mắt năm ngoái và mình thấy chưa nhiều dòng ổ xài, chỉ có AORUS Gen4 7000s và Micron B47R.
Phison E16 hỗ trợ 8 kênh NAND với các loại NAND 3D TLC 96-layer và QLC, dung lượng từ 512 GB đến tối đa 2 TB. Tốc độ đọc/ghi tối đa của Phison E16 là 5000 MB/s đọc tuần tự và 4400 MB/s ghi tuần tự, tốc độ truy xuất ngẫu nhiên ở 750000 IOPS. Anh em có thể thấy tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên này không cao hơn hẳn so với SSD PCIe 3.0 x4, tuy nhiên, những chiếc ổ PCIe 3.0 x4 sẽ không thể vượt ngưỡng 4000 MB/s bởi giới hạn băng thông. Với SSD PCIe 4.0 x4 thì nó sẽ có thể khai thác băng thông gấp đôi so với PCIe 3.0 x4, 4 lane sẽ đạt băng thông 8 GB/s so với 4 GB/s của thế hệ trước. Trên Cardea Zero Z440, Phison E16 đi kèm với bộ đệm DRAM DDR4 và phân vùng đệm SLC để tăng tốc độ truy xuất cũng như lưu data map của dữ liệu, giảm hao mòn NAND cell qua thời gian sử dụng. Độ bền của Cardea Zero Z440 khá cao, 1800 TBW cho bản 1 TB.
Phần đặc biệt của chiếc ổ này như đã nói là tản nhiệt graphene. Đây là một miếng tản nhiệt mỏng làm bằng vật liệu graphene và đồng, cả 2 đều có tính dẫn nhiệt cao. Việc giải quyết vấn đề về nhiệt nhất là trên những chiếc ổ PCIe 4.0 rất cần thiết bởi dòng ổ này nóng hơn đáng kể so với PCIe 3.0. Miếng tản nhiệt này sẽ giúp giữ cho nhiệt độ của ổ khi truy xuất nặng và liên tục mát mẻ hơn, từ đó giúp tránh tình trạng throttle nhiệt làm sụt giảm hiệu năng. Nó cũng rất cần thiết kế anh em sử dụng chiếc ổ này trên những bo mạch chủ không có heatsink M.2 hoặc dùng với laptop.
Mình đã đo hiệu năng của Cardea Zero Z440 với các công cụ và test thực tế. Mình dùng chiếc ổ này trên dàn máy chạy Core i5-12600K và bo mạch chủ Z690 của ASUS. Đầu tiên với CrystalDisk Mark, kết quả cho thấy nó đạt tốc độ đọc tuần tự trên 4800 MB/s và ghi tuần tự trên 4200 MB/s, rất gần với tốc độ được công bố là 5000 MB/s đọc và 4400 MB/s ghi tuần tự. Riêng với tốc độ truy xuất ngẫu nhiên các tập tin cỡ nhỏ, tốc độ đọc của ổ đạt gần 700000 IOPS (trên 2800 MB/s) và ghi vào khoảng 1 triệu IOPS (trên 4100 MB/s), vượt mức 750000 IOPS theo công bố. Tuy nhiên, đây là tốc độ được đo ở điều kiện lý tưởng, tốc độ đọc ghi ngẫu nhiên này chỉ có thể đạt được với độ dài queue 32 và 16 thread. Trên máy tính thông thường thì độ dài queue và thread được CPU sử dụng để truy xuất dữ liệu ngẫu nhiên thường là 1 nên thực tế tốc độ truy xuất ngẫu nhiên của ổ SSD chỉ vào khoảng 14 ngàn IOPS (60 MB/s) và 77 ngàn IOPS (316 MB/s).
Với ATTO Disk Benchmark thì hành vi của ổ Cardea Zero Z440 với từng cỡ dữ liệu rõ ràng hơn. Có thể thấy chiếc ổ này đạt được tốc độ truy xuất khá cao với các kích thước dữ liệu nhỏ, tốc độ đọc và ghi bắt đầu ổn định ở kích thước 128 KB trở lên. Dù vậy nếu so với những chiếc ổ PCIe 4.0 x4 cao cấp hơn như WD Black SN850 hay Samsung 980 Pro thì dĩ nhiên nó vẫn chậm hơn khi truy xuất dữ liệu cỡ nhỏ dưới 64 KB, chẳng hạn như với kích thước file 4 KB, SN850 mình đo được tốc độ đọc vào khoảng 810 MB/s, ghi 900 MB/s, Samsung 980 Pro đọc 4 KB vào khoảng 880 MB/s, ghi 830 MB/s còn Z440 đọc 655 MB/s và ghi gần 300 MB/s.
Stress test chiếc ổ này bằng AIDA64 Disk Benchmark, Linear Read rất ổ định với tốc độ trung bình ở 4661 MB/s và Random Read khá tốt khi chiếc ổ này có thể giữ cho tốc độ truy xuất ngẫu nhiên file cỡ nhỏ, ở đây là 64 KB với tốc độ trung bình 2600 MB/s. Thời gian phản hồi của ổ cũng rất nhanh, ổ định ở 0,01 ms, tối đa 0,02 ms.
Chuyển sang Linear Write thì biểu đồ trên cho thấy với kích thước file 1 MB ghi liên tục cho đến khi đầy bộ đệm, tốc độ đạt trên 3000 MB/s và ghi đầy giảm xuống còn tầm 800 MB/s. Trong khi đó với bài test ghi ngẫu nhiên Random Write, kích thước file 64 KB thì tốc độ ghi tối đa gần 2600 MB/s, tối thiểu 900 MB/s và trung bình hơn 2000 MB/s, rất tốt đối với tập tin cỡ nhỏ và ghi ngẫu nhiên. Cũng qua biểu đồ Linear Write, có thể thấy được 2 mức tốc độ trước và sau khi bộ đệm giả SLC đầy, 800 MB/s chính là tốc độ ghi trực tiếp vào NAND không qua phân vùng bộ đệm tốc độ cao. Phân vùng bộ đệm giả SLC trên ổ sẽ không cố định mà linh hoạt theo tải, vì vậy tùy theo khối lượng dữ liệu được truy xuất như đọc hay ghi, vi điều khiển và thuật toán sẽ tự động thiết lập dung lượng cho bộ đệm giả, có thể lên đến trên 600 GB và mục tiêu vẫn là đảm bảo tốc độ cao nhất trong khi vừa cân bằng về độ bền của NAND và nhiệt độ.
Mình cũng đã cho sàng dữ liệu sang ổ này, như một thư mục 412 GB chứa các game gồm 4128 file và 315 thư mục con từ ổ WD Black AN1500 PCIe 3.0 x8 sang Cardea Zero Z440 và kết quả nó chỉ mất 5 phút 48 giây để hoàn thành.
Quảng cáo
Tiếp tục với một thư mục 33 GB gồm 463 hình RAW chụp từ Nikon D810 và 2 video .mp4 tổng 6.5 GB, thao tác này mất chỉ 24 giây.
Trong quá trình test và xài chiếc ổ này được mấy tháng nay thì mình cũng theo dõi nhiệt độ của ổ. Khi không tải, nhiệt độ là 35 độ C và khi tải liên tục, chạy các bài test CrystalDiskMark, ATTO hay Linear Read/Write nhiệt độ chỉ ở 44 độ C. Nhiệt độ cao nhất mình thấy đó là khi cho chạy bài test Random Read và Write của AIDA64, chiếc ổ được đưa vào trạng thái truy xuất ngẫu nhiên trong gần 30 phút và nhiệt độ ở 64 độ C. Mình đã đi tìm hiểu một số chiếc ổ dùng vi điều khiển Phison E16 tương tự như FireCuda 520 thì nhiệt độ của chiếc ổ này khi tải liên tục rơi vào khoảng 79 độ C, Patriot Viper V4100 với heatsink nhôm khá dày có nhiệt độ khi tải liên tục vào khoảng 75 độ C. Như vậy miếng graphene - đồng trên Cardea Zero Z440 khá là được việc và nó thật sự khiến chiếc ổ này mát hơn đáng kể.
Mình nghĩ cái ổ Z440 này, ngoài máy bàn thì nó sẽ còn lý tưởng hơn để anh em trang bị cho laptop bởi lợi thế của Z440 vẫn là miếng tản nhiệt bằng graphene trong khi laptop thì lại không có không gian dành cho heatsink rời cho M.2. Máy anh em xài PCIe 4.0 thì có thể khai thác toàn tốc độ của chiếc ổ này mà không lo bị throttle nhiệt.