Mua đồ công nghệ cũ về dùng không chỉ có lợi cho cái ví của anh em, mà còn có lợi cho môi trường khi anh em đang góp phần giảm thiểu lượng rác công nghệ thải ra hàng năm nữa. Nhưng, vấn đề tồn tại mà mình để ý rất nhiều anh em bạn bè khi hỏi mua đồ công nghệ cũ, đó là họ gần như không có kinh nghiệm để biết loại thiết bị cũ nào nên mua, loại nào nên đầu tư mua mới ngoài cửa hàng.
Cho dù là eBay, Craiglist bên trời tây hay Nhật Tảo hoặc Facebook Marketplace bên mình, có một điều rất rõ ràng, đó là nhiều sản phẩm đến giờ vẫn giữ được mức giá bán tiệm cận với số tiền người dùng phải bỏ ra để sở hữu lúc chúng mới được ra mắt thị trường. Bài viết này tổng hợp những ý kiến của giới chuyên môn nước ngoài, nhưng ở Việt Nam, mọi chuyện cũng không khác nhiều.
Dẫn lời Sara Beane, chuyên gia quan hệ truyền thông tại Swappa, Apple là một trong số những thương hiệu với các sản phẩm giữ giá rất lâu: “iPhone, MacBook và Apple Watch là những món đồ được mua đi bán lại trên thị trường đồ cũ nhiều nhất. Thị trường này cho thấy rõ mức giá trị mà người dùng đặt ra cho những thiết bị cũ của Apple, mô tả đúng thực tế rằng chúng xuống cấp rất chậm.” Theo dữ liệu của Swappa, những chiếc iPhone ra mắt từ 2 đến 3 năm về trước vẫn giữ giá rất tốt so với những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Phải sau khoảng thời gian 2 đến 3 năm vòng đời một thiết bị, thì khác biệt giữa giá thiết bị cũ chạy HĐH iOS và Android, hay macOS và Windows.
Có những món đồ nhiều năm vẫn giữ giá
Cho dù là eBay, Craiglist bên trời tây hay Nhật Tảo hoặc Facebook Marketplace bên mình, có một điều rất rõ ràng, đó là nhiều sản phẩm đến giờ vẫn giữ được mức giá bán tiệm cận với số tiền người dùng phải bỏ ra để sở hữu lúc chúng mới được ra mắt thị trường. Bài viết này tổng hợp những ý kiến của giới chuyên môn nước ngoài, nhưng ở Việt Nam, mọi chuyện cũng không khác nhiều.
![Tinhte_Gadget2.jpg](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5645907_Tinhte_Gadget2.jpg)
Dẫn lời Sara Beane, chuyên gia quan hệ truyền thông tại Swappa, Apple là một trong số những thương hiệu với các sản phẩm giữ giá rất lâu: “iPhone, MacBook và Apple Watch là những món đồ được mua đi bán lại trên thị trường đồ cũ nhiều nhất. Thị trường này cho thấy rõ mức giá trị mà người dùng đặt ra cho những thiết bị cũ của Apple, mô tả đúng thực tế rằng chúng xuống cấp rất chậm.” Theo dữ liệu của Swappa, những chiếc iPhone ra mắt từ 2 đến 3 năm về trước vẫn giữ giá rất tốt so với những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Phải sau khoảng thời gian 2 đến 3 năm vòng đời một thiết bị, thì khác biệt giữa giá thiết bị cũ chạy HĐH iOS và Android, hay macOS và Windows.
Cô Beane cũng chỉ ra rằng, dù không phải iPhone, nhưng vẫn có vài mẫu smartphone giữ giá lâu hơn nhiều sản phẩm khác, ví dụ như Samsung Galaxy hay Google Pixel chẳng hạn. Dù khả năng giữ giá của chúng không được bằng iPhone nhưng nếu muốn bán cũ, những chiếc máy này vẫn được giá hơn so với những thương hiệu khác.
![Tinhte_Gadget3.jpg](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5645909_Tinhte_Gadget3.jpg)
Không chỉ riêng Apple, mà những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới công nghệ, những sản phẩm bán chạy nhất cũng có xu hướng giữ giá qua từng năm. Brandon Vaughan, người phát ngôn của OfferUp cho biết: “Thông thường, những sản phẩm bán chạy nhất trên nền tảng của chúng tôi là những món đồ công nghệ đến từ những thương hiệu nổi tiếng như Apple, Samsung, PlayStation, Xbox và Nintendo.” Ngay cả khi nguồn cung đã trở nên rất dồi dào, thì nhu cầu thị trường vẫn đủ mạnh để đảm bảo giá bán những chiếc máy cũ không tụt đến mức thê thảm, và anh em có thể chắc chắn rằng chiếc PS4 Slim đang rao trên Facebook kiểu gì cũng có người muốn mua.
Ngay cả khi món đồ công nghệ anh em muốn bán hoặc mua nằm ở thị trường ngách, cộng đồng quan tâm ít hơn so với thị trường smartphone, laptop hay console, thì dựa vào thương hiệu và chất lượng, các dân chơi vẫn sẽ đảm bảo những món đồ như kiểu HD650 của Sennheiser hay Sony A7R giữ mức giá ổn định trên thị trường tự do. Dĩ nhiên ở những thị trường này, nhu cầu thị trường đóng vai trò quyết định khá lớn đối với giá đồ cũ.
![Tinhte_Gadget4.jpg](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5645911_Tinhte_Gadget4.jpg)
Một điều nữa cần cân nhắc là mức giá, nhu cầu và nguồn cung sản phẩm công nghệ cũng biến động không ngừng. Lấy ví dụ cơ bản là đợt đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm ngoái trên toàn thế giới, chẳng riêng gì Việt Nam, mà giá bán PS4 và Switch cũ tăng vọt vì ai cũng muốn sở hữu một chiếc máy chơi game để ở nhà cho đỡ buồn. Những yếu tố thời vụ đóng vai trò quyết định giá bán đồ công nghệ cũ ở tầm ngắn hạn, còn ở tầm dài hạn thì như đã đề cập, chất lượng sản phẩm và độ phủ thương hiệu đóng vai trò chính.
Lấy ví dụ khi thế hệ iPhone mới ra mắt, những thế hệ cũ cũng có xu hướng giảm giá mạnh trên thị trường tự do. Điều này dẫn tới việc anh em thường muốn bán điện thoại cũ trước khi Apple công bố sản phẩm mới để được giá hơn.
Những món đồ công nghệ mất giá nhanh
Không phải món đồ công nghệ nào cũng có nhu cầu thị trường cao. Trong nhiều trường hợp, bán cũ một món đồ rất có thể đồng nghĩa với việc anh em sẽ lỗ một khoản tương đối. Lấy ví dụ những chiếc smartphone Android được mô tả ở trên. Trong khi những chiếc Galaxy hay Pixel có xu hướng giữ giá tương đối tốt, thì những chiếc máy Android ít người sử dụng hơn cũng có xu hướng chung là mất giá nhanh hơn. Nhìn vào dữ liệu của Swappa với chiếc LG G8 ThinQ chẳng hạn. Dù nó ra mắt hẳn 1 năm sau Galaxy S9, nhưng giá trung bình của chiếc máy Android từ LG vẫn thấp hơn S9, và lúc ra mắt chính thức có giá MSRP cao hơn cả S9. Đơn giản là nhu cầu không cao.
Quảng cáo
![Tinhte_Gadget5.jpg](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5645912_Tinhte_Gadget5.jpg)
Ở một khía cạnh khác, kinh nghiệm cho thấy nhu cầu thị trường cũng áp dụng được với những chiếc laptop cũ. Riêng ở thị trường Việt Nam, trừ phi đó là những chiếc MacBook hay những chiếc máy trạm của Dell được giới thợ tâng lên tận mây xanh, thì những laptop Windows khác mất giá rất nhanh, có khi bán được có nửa giá mua. Một yếu tố cần phải kể đến trong trường hợp này là, ngay cả khi hiệu năng của chúng vẫn hoàn toàn ổn, hai hệ sinh thái Android và Windows lại có quá nhiều nhà sản xuất thiết bị cùng ra mắt sản phẩm và cạnh tranh với nhau, dẫn tới thực trạng nhu cầu của một sản phẩm cụ thể bị bão hòa, nếu đem so với nhu cầu từ thị trường đối với những dòng sản phẩm cụ thể, như MacBook là một ví dụ.
Người dùng thường có xu hướng chọn mua sản phẩm theo tầm giá, thay vì đi tìm đúng mẫu sản phẩm họ muốn.
Tương tự như vậy là với thị trường TV cũ. Khi ai cũng kỳ vọng mua một chiếc TV cũ, màn hình lớn với giá rẻ, thì ngay cả những sản phẩm high-end của các hãng như Sony hay LG được rao lên chợ đồ cũ cũng hiếm khi có được mức giá người bán mong muốn. Họ sẽ phải đặt ra mức giá để cạnh tranh với cả những chiếc TV tầm dưới, giá rẻ hơn nhiều với mục tiêu thuyết phục người khác bỏ thêm một ít tiền để trải nghiệm những tính năng mà TV high-end mang lại. Đấy là chưa nói đến chuyện khi nào mới gặp được người khách cần đúng những tính năng đó nữa.
![Tinhte_Gadget6.jpg](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5645913_Tinhte_Gadget6.jpg)
Một thị trường khác cũng ngách không kém chính là đồ smarthome. Xem giá những thiết bị nhà thông minh bán cũ đôi khi chỉ bằng một nửa so với giá mua mới. Đây là hệ quả của việc cung vượt quá cầu, khi ở bển, cứ mua đồ của Amazon và Google là được tặng kèm những thiết bị Amazon Echo hay Google Nest Homes, nhưng họ không cần dùng tới.
Quảng cáo
Rẻ không đồng nghĩa với rởm
Nếu biết quẹo lựa, anh em sẽ tìm được rất nhiều món hời. Lấy ví dụ trên mạng internet, có thể kiếm kèo TV Sony X950G refurbished, giá chỉ bằng một nửa so với phiên bản X950H ra mắt trong năm nay, mà cả hai chiếc đó không khác nhau nhiều về mặt chất lượng hình ảnh. Đồ công nghệ mất giá nhanh không đồng nghĩa với việc chúng xuống cấp nhanh. Đôi khi mọi chuyện rất khác, vì đồ rẻ có khi dùng rất bền và chất lượng.
Ở một khía cạnh khác, nếu anh em đang tính mua đồ dùng “chống vã”, chờ nâng cấp sau, thì cũng nên xem xét tới thương hiệu và chất lượng sản phẩm để sau này có bán đi cũng không mất giá. Chắc hẳn không anh em nào muốn đầu tư một chiếc điện thoại giá gần 2 chục triệu, chỉ để đến khi muốn bán phát hiện ra chiếc máy đã mất giá chỉ còn một nửa so với lúc mua.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5645906_Tinhte_Gadget1.jpg)
Tương tự như vậy là với quá trình bán đồ cũ. Dĩ nhiên món đồ chơi công nghệ nào cũng có khấu hao, nhưng có những món giữ giá tốt hơn so với các thiết bị khác. Cô Beane cho biết: “Nhiều người có vẻ không nhận ra giá trị những món đồ họ đang có. Họ có thể không nghĩ việc những chiếc smartphone, laptop hay máy chơi game cũ vẫn còn có giá trị, nhưng chắc chắn ngoài kia có người sẵn sàng bỏ tiền ra để sở hữu chúng. Tại sao không bán chúng đi thay vì để phủ bụi trong ngăn kéo?” Bằng chứng cho quan điểm này rất rõ ràng, anh em chỉ cần lên mạng tìm giá bán iPhone 7 và 8 cũ là thấy ngay, cho dù chúng đã ra mắt được cỡ 4 đến 5 năm về trước.
Dù sao thì có thêm ít tiền trong ví vẫn tốt hơn là một ngăn kéo toàn thiết bị anh em không muốn dùng chứ đúng không?
Tham khảo Wired