Chuyến bay tư nhân đầu tiên cập bến ISS: Tương lai "đặt Grab lên cung trăng" sắp thành hiện thực?

P.W
10/4/2022 4:59Phản hồi: 43
Chuyến bay tư nhân đầu tiên cập bến ISS: Tương lai "đặt Grab lên cung trăng" sắp thành hiện thực?
Nhiệm vụ Demo-2 diễn ra ngày 30/5/2020, sử dụng con tàu Crew Dragon Endeavour số seri C206.1 gắn vào tên lửa đẩy Falcon 9 của SpaceX là con tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên đưa được hai phi hành gia Douglas Hurley và Bob Behnken lên trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Nhưng đó là một nhiệm vụ được NASA ký hợp đồng ủy quyền cho SpaceX thực hiện, nên nhiệm vụ đó chỉ “tư nhân” một nửa mà thôi, nửa còn lại vẫn là một nhiệm vụ do chính phủ Mỹ triển khai.

Tua nhanh đến đêm qua theo giờ Việt Nam, Ax-1, nhiệm vụ khám phá không gian được thực hiện 100% bởi các đơn vị tư nhân đã thành công trong việc đem con tàu Crew Dragon Endeavour mã số C206.3 cập bến ISS nhờ khối tên lửa đẩy Falcon 9 Block 5. Tàu và tên lửa đẩy vẫn của SpaceX, còn chi tiết nhiệm vụ đưa bốn phi hành gia người Mỹ, Canada và Israel lên trạm vũ trụ quốc tế đã được Axiom Space triển khai. Bên trong con tàu là những phi hành gia Michael López-Alegría, Pilot Larry Connor, cùng chuyên gia Mark Pathy và Eytan Stibbe.

Toàn bộ quá trình phóng tàu Endeavour và tên lửa Falcon 9 được SpaceX livestream, anh em có thể xem lại trong clip dưới đây:



Bốn phi hành gia đã cập bến thành công trạm ISS, và đã được chào đón bởi ISS Expedition Crew 67, nhóm khoa học gia đang làm việc trên ISS, bao gồm Thomas Marshburn, Raja Chari, Kayla Barron của NASA, Matthias Maurer của ESA, và ba phi hành gia người Nga Oleg Artemyev, Sergey Korsokov, và Denis Matveev. Bốn người tham gia nhiệm vụ Ax-1 sẽ làm việc ngoài không gian trong vòng hơn 1 tuần, trước khi quay trở lại con tàu Endeavour để quay về trái đất, dự kiến hạ cánh trên vùng biển gần bờ biển bang Florida, Mỹ.

Còn về phần đơn vị triển khai nhiệm vụ, Axiom Space, mục tiêu của họ là xây dựng một trạm vũ trụ quốc tế tư nhân đầu tiên, không phải nhờ đến bất kỳ đơn vị nghiên cứu không gian thuộc chính phủ các nước như ESA, NASA, JAXA hay Roscosmos. Sắp tới, một module của Axiom sẽ được đưa lên ISS và kết nối với trạm vũ trụ quốc tế, mở rộng không gian diện tích làm việc cho trạm. Tới khi ISS được ngừng vận hành vào khoảng tháng 1/2031, module này sẽ được tách ra để trở thành một phần của trạm vũ trụ tư nhân đầu tiên.

Nếu như nhiệm vụ Demo-2 mang giá trị lịch sử rất lớn, đó là tên lửa và tàu vũ trụ do một đơn vị tư nhân phát triển cũng đủ khả năng đưa con người ra ngoài không gian, thì nhiệm vụ Ax-1 lại có một tầm quan trọng khác, đó là khám phá vũ trụ trong tương lai sẽ có thể thương mại hóa đúng nghĩa đen, khi những phi hành gia sẽ không phải nhờ tới bất kỳ đơn vị thuộc chính phủ nào, mà chỉ cần có tiền, đặt chuyến bay của một đơn vị tư nhân vận hành là xong, chẳng khác gì gọi Grab đi chơi dưới mặt đất (dù chi phí và yêu cầu về mặt sức khỏe khác biệt rất nhiều).

Theo New Atlas
43 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

1 cái vả vào mặt các quốc gia hay quốc hữu hoá các ngành. Thế giới này chỉ phát triển tốt nhất khi có sự cạnh tranh lành mạnh
@quangnguyen333666 Big one
@quangnguyen333666 thế thì nó lại không đúng định hướng
Xem phim tài liệu: Return to Spaces mới được phát hành. Hay
Gấu Nga tự hào chỉ có mình mới làm được tên lửa đâỷ vũ trụ
Quên đi nha
@MinhHy Nguyen Fan Nga ở vn thôi, chứ Nga vẫn biết thua xa về lĩnh vực này. Mỹ không quan tâm đến quỹ đạo thấp nên Nga vận hành các chuyến lên ISS. Còn cái động cơ RD180 gì kia là thỏa thuận từ thời sau chiến tranh lạnh để giữ chân các nhà khoa học tên lửa của Nga khỏi chạy sang iran hay Triều Tiên. Chỉ mỗi dòng Atlas V lừa xài cho tầng thứ nhất, mà mấy cuồng Nga cứ làm như cầm cả vũ trụ trong tay. Cuối năm nó lại phóng SLS lên mặt trăng mà vẫn ngồi thủ ***_tinh thần được. Kkk
@mandiesel Thực sự mình đang khá mơ hồ về SLS của NASA.
1. Hình như SLS chưa thực hiện một sứ mệnh vũ trụ nào?
2. Nếu vậy thì ko có cửa so với Falcol, Super heavy, Starship của Spacex về cả sức mạnh, hiệu quả chi phí, độ tin cậy.
3. Chương trình trở lại mặt trăng Artermis của Nasa đã giao cho SpaceX. Vậy còn lý do gì để Nasa tiếp tục phát triển hệ thống SLS cũng với mục tiêu triển khai chương trình Artermis? Nhìn hệ thống SLS có vẻ hơi cùi và quá tốn kém.
Chắc chắn rồi, chỉ cần có tiền thì chắc có Grab lên khung trăng đó nha :d
Đọc cmt toàn thấy dân ta là nhà khoa học vũ tru thiên tài, toàn giáo sư tiến sĩ nhưng sai là do sinh nhầm chỗ ;))
@vunh94 người cà khịa cũng không khá hơn là mấy 😃
@Get Help ;)) đúng quá con gì toàn kiến thức giáo sư tiến sĩ, khoa học vu trụ, tiếc là ko đc sinh ra ở mỹ hoặc nga
@vunh94 Nhiều tiến sĩ, nhà khoa học quá nên nước ta mới mãi nghèo, người Việt Nam phải đi làm cu li khắp nơi đó.
đặt GRAB lên cung trăng gặp chú cuội và chỉ hằng
@MiinTran Đấy là grab cây đa 😔
@MiinTran Chị Hằng đang bị tạm giam rồi.
Ghế công thái kìa ae ơi
Cái ai biết lý do tại sao phóng ở Florida không 😌 ? Tập trung chuyên môn đi đừng so sánh nga ngố tranh cải nữa. Nga bây giờ như con rối sẽ có 1 ngày sống dựa vào tau+.
@Bucky Ngạo Nghễ Chọn Cape Canaveral vì hai lý do. Thứ nhất đấy là địa điểm gần xích đạo và tiện lợi nhất trên lãnh thổ Mỹ. Thứ hai là khi tên lửa đẩy bay thẳng lên nó sẽ được hưởng lợi từ chiều quay của trái đất từ tây sang đông, kiểu bạn vừa chạy vừa ném bóng ấy.
@P.W SpaceX cũng đang làm thủ tục cấp phép bãi phóng ở Texas nhưng chưa được. Nếu phía nam Texas thì cũng gần xích đạo không kém Cape Canaveral. Có cái bãi mới nên phải chờ thủ tục khá phức tạp. Còn Canaveral là bãi phóng tên lửa lâu đời rồi. Làm ở Texas có thể tiện lợi cho SpaceX vận chuyển cách thành phần của tên lửa đến bãi phóng hơn.
Xem clip thấy có ông phi hành gia nhí nhảnh ghê.
Smurf:v
TÍCH CỰC
3 năm
Vài hôm trc tụi đỏ mừng như cha chớt vì mẹ Nga cho đi "ké" về, cười thiếu điều ngoạc mồm
55tr Biden cho chuyến đi 8 ngày.
Nhà giàu có khác ae àh.😅😅😅
wannaback
ĐẠI BÀNG
3 năm
Nga ngố mất miếng bánh rồi.
@wannaback Chưa đâu nha
Đề tài này lên bài là chuẩn rồi
Bỗng nhiên nhớ tới bài gì mà phi hành gia của Mỹ về trái đất “dĩ nhiên” nhờ tên lửa Nga 😆
Fan ngố lại bảo sản phẩm của Hollywood
Elon Musk: Alo

Rogozin: Error 404
Du hành vũ trụ đang dần tư nhân hóa, càng ngày sẽ có nhiều hãng tham gia, giá sẽ càng rẻ, chất lượng và an toàn sẽ càng tăng. Con người đang tiến tới giai đoạn du hành không gian rồi.
Thôi tốn kém cũng k giúp đc gì với việc hái thêm ra tiền, như musk là chủ đc đi free cũng chả thèm lên thì hiểu r nhé ;)))

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019