Rùa là loài động vật có cấu trúc cơ thể rất kì lạ, biểu hiện rõ ràng nhất ở phần mai. Bạn có biết rằng mai rùa cũng giống xương sườn của con người chúng ta chưa. Trên thực tế, phần mai rùa chính là xương sườn, xương sống và xương ức đã được biến đổi trong quá trình tiến hoá của chúng. Cũng giống như việc không thể lấy bộ xương ra khỏi con người, loài rùa cũng thế, bạn chẳng thể lôi một con rùa ra khỏi mai của chúng được đâu. Nếu bạn đã từng thắc mắc tự hỏi bên trong chiếc mai rùa có gì, thì bài viết này sẽ tiết lộ những sự thật khiến bạn hết sức ngạc nhiên đấy.
Cấu trúc mai rùa rất phức tạp, loài rùa cơ bản rất nhút nhát và khác với nhiều loài động vật có vỏ khác, chúng không bao giờ rời bỏ hoàn toàn lớp mai của mình. Mai rùa gồm 3 phần, phần trên gọi là mu hay mai, phần dưới là yếm và phần nối liên kết 2 phần lại với nhau. Đầu tiên bên trong chiếc mai là xương hông và xương vai.
Theo nhà sinh vật học, người đã có kinh nghiệm hơn 1 thập kỷ trong lĩnh vực nghiên cứu rùa, Maria Wojakowski cho biết rùa là một trong số ít những loài động vật trên hành tinh có thể thở bằng mông. Rùa sở hữu một hệ hô hấp đặc biệt và kì lạ với phần phổi nằm ở phía đỉnh mai. Trong khi phần lớn các loài động vật trên cạn thở bằng cách co giãn xương sườn, tạo ra lực đẩy không khí ra vào phổi. Rùa lại không thể làm được điều này bởi vì lớp mai chắc chắn của chúng không co giãn được. Thay vào đó, rùa sẽ dựa vào các thớ cơ trong mai để lấy oxi hít thở qua miệng.
Cấu trúc mai rùa rất phức tạp, loài rùa cơ bản rất nhút nhát và khác với nhiều loài động vật có vỏ khác, chúng không bao giờ rời bỏ hoàn toàn lớp mai của mình. Mai rùa gồm 3 phần, phần trên gọi là mu hay mai, phần dưới là yếm và phần nối liên kết 2 phần lại với nhau. Đầu tiên bên trong chiếc mai là xương hông và xương vai.
Theo nhà sinh vật học, người đã có kinh nghiệm hơn 1 thập kỷ trong lĩnh vực nghiên cứu rùa, Maria Wojakowski cho biết rùa là một trong số ít những loài động vật trên hành tinh có thể thở bằng mông. Rùa sở hữu một hệ hô hấp đặc biệt và kì lạ với phần phổi nằm ở phía đỉnh mai. Trong khi phần lớn các loài động vật trên cạn thở bằng cách co giãn xương sườn, tạo ra lực đẩy không khí ra vào phổi. Rùa lại không thể làm được điều này bởi vì lớp mai chắc chắn của chúng không co giãn được. Thay vào đó, rùa sẽ dựa vào các thớ cơ trong mai để lấy oxi hít thở qua miệng.
Cũng có một cách khác để chúng có thể thở, đó chính là qua cổng sau, nơi các nhà khoa học gọi là cloaca (lỗ huyệt). Đây cũng chính là nơi rùa giải quyết nhu cầu sinh lý tiểu, đại tiện và cả đẻ trứng. Trong một số trường hợp, cloaca còn đóng vai trò như mang có chức năng hút nước và hấp thụ vào bên trong. Các nhà khoa học cho rằng cách hô hấp này thường xảy ra khi rùa phải dành nhiều thời gian ở dưới nước, chẳng hạn như khi chúng ngủ đông.
Nằm bên trong lớp vỏ còn là các cơ quan nội tạng của rùa như tim, phổi và cơ quan sinh sản. Nếu mất đi lớp mai, tất cả nội tạng sẽ rời ra ngoài và khiến con rùa thiệt mạng.
Hơn thế, mai rùa có cấu tạo gấp lớp cho phép chúng có thể tích trữ và giải phóng hoá chất. Chính nhờ cấu trúc đặc biệt đó đã giúp loài rùa có thể hô hấp mà chẳng cần đến oxy. Khi con rùa ngủ đông trong các ao đông, nơi nguồn oxi rất thiếu thốn. Để có thể sinh tồn, hệ trao đổi chất của chúng buộc phải thay đổi từ hiếu khí sang kỵ khí. Cụ thể, rùa sẽ bắt đầu ngừng chuyển oxy thành năng lượng và bắt đầu sử dụng glucose. Quá trình này được gọi là hô hấp kỵ khí là hô hấp sử dụng chất oxi hoá khác không phải là oxi, thay vào đó sẽ dùng sản phẩm phụ là acid lactic. Về mặt lý thuyết, nếu cơ thể con rùa chúa lượng axit lactic đủ lớn, chúng có thể sẽ chết.
Đây chính là lúc cấu trúc gấp lớp của phần mai rùa phát huy công dụng. Chúng sẽ hấp thụ axit lactic và giải phóng bicarbonate để trung hoà với lượng axit đó. Bên cạnh đó, chiếc mai rùa còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác nữa. Trên thực tế, các nhà khoa học vẫn tin rằng lớp mai mang tính biểu tượng của loài rùa ban đầu được dùng để đào đất, được biết, sự phát triển sớm nhất của mai rùa vốn để thích nghi với việc đào hầm dưới lòng đất để thoát khỏi môi trường khô cằn khắc nghiệt ở Nam Phi. Qua thời gian phần mai này đã tiến hoá thành lớp áo giáp bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi đáng sợ trong tự nhiên. Mặc dù hầu như rất ít loài vật trên đời có thể phá huỷ mai rùa, trừ một số loài có lực hàm cực khỏe như cá sấu.
Theo BI