Cổ phiếu của Intel đã giảm 6,3% xuống mức 47,07 USD khi đóng sàn hôm thứ 3 ngay khi có thông tin Microsoft đang tự phát triển chip dùng kiến trúc ARM cho máy chủ. Tuy nhiên, hôm qua cổ phiếu của Intel đã tăng trở lại 6,1%, đạt đỉnh 49,95 USD- mức tăng cao nhất trong hơn 8 tháng trở lại đây nhờ một lá thư đến từ Third Point.
Third Point LLC là một quỹ đầu cơ được điều hành bởi Daniel Loeb (ảnh đầu bài) và hiện đang nắm giữ số cổ phần trị giá 1 tỉ USD của Intel. Ông Loeb đã viết một lá thư gởi đến chủ tịch Intel - Omar Ishrak hôm thứ 3 nhằm kêu gọi nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ thuê một chuyên gia cố vấn đầu tư để khám phá "những giải pháp thay thế chiến lược" nhằm lấy lại thị phần từ các đối thủ, cụ thể là TSMC và Samsung trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn.
Loeb nói: "Việc mất vị thế dẫn đầu sản xuất và những sai lầm khác đã khiến các đối thủ bán dẫn tận dụng các công nghệ tiến trình của TSMC và Samsung và từ đó giành được thị phần đáng kể, Intel thì mất dần." Trong khi đó, AMD cũng đang dần cắn miếng bánh thị phần của Intel trên thị trường "CPU cho PC và trung tâm dữ liệu" còn NVIDIA thì vẫn đang thống lĩnh các mô hình tính toán được sử dụng trong các ứng dụng trí tuệ nhân tạo - Intel gần như vắng bóng trên thị trường non trẻ này.
"Nếu Intel không thay đổi ngay lập tức thì chúng tôi e rằng khả năng tiếp cận của Mỹ với các nhà cung cấp bán dẫn hàng đầu sẽ mất dần, buộc Mỹ phải phụ thuộc nhiều hơn về một Đông Á đang bất ổn về địa chính trị để cung cấp vi xử lý vận hành mọi thứ từ PC đến các trung tâm dữ liệu, đến những cơ sở hạ tầng quan trọng và hơn thế nữa," trong thư Loeb viết.
Third Point LLC là một quỹ đầu cơ được điều hành bởi Daniel Loeb (ảnh đầu bài) và hiện đang nắm giữ số cổ phần trị giá 1 tỉ USD của Intel. Ông Loeb đã viết một lá thư gởi đến chủ tịch Intel - Omar Ishrak hôm thứ 3 nhằm kêu gọi nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ thuê một chuyên gia cố vấn đầu tư để khám phá "những giải pháp thay thế chiến lược" nhằm lấy lại thị phần từ các đối thủ, cụ thể là TSMC và Samsung trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn.
Loeb nói: "Việc mất vị thế dẫn đầu sản xuất và những sai lầm khác đã khiến các đối thủ bán dẫn tận dụng các công nghệ tiến trình của TSMC và Samsung và từ đó giành được thị phần đáng kể, Intel thì mất dần." Trong khi đó, AMD cũng đang dần cắn miếng bánh thị phần của Intel trên thị trường "CPU cho PC và trung tâm dữ liệu" còn NVIDIA thì vẫn đang thống lĩnh các mô hình tính toán được sử dụng trong các ứng dụng trí tuệ nhân tạo - Intel gần như vắng bóng trên thị trường non trẻ này.
"Nếu Intel không thay đổi ngay lập tức thì chúng tôi e rằng khả năng tiếp cận của Mỹ với các nhà cung cấp bán dẫn hàng đầu sẽ mất dần, buộc Mỹ phải phụ thuộc nhiều hơn về một Đông Á đang bất ổn về địa chính trị để cung cấp vi xử lý vận hành mọi thứ từ PC đến các trung tâm dữ liệu, đến những cơ sở hạ tầng quan trọng và hơn thế nữa," trong thư Loeb viết.
Daniel Loeb đề nghị Intel nên nhìn nhận nghiêm tục việc có nên tiếp tục tự sản xuất các loại chip của mình tại các nhà máy và tiến trình riêng hay không cũng như việc thoái vốn khỏi "các thương vụ mua lại thất bại". Third Point tin rằng Intel nên xem xét tách mảng thiết kế chip ra khỏi hoạt động của các nhà máy sản xuất bán dẫn. Có thể hướng đến mô hình liên doanh sản xuất.
Phản hồi trước truyền thông về lá thư của Loeb, Intel cho biết: "Công ty hoan nghênh ý kiến từ mọi nhà đầu tư nhằm nâng cao giá trị cổ đông. Với tinh thần này, chúng tôi mong muốn được tham gia với Third Point LLC về những ý tưởng của họ hướng đến mục tiêu đó."
Những khách hàng lớn của Intel như Apple, Microsoft và Amazon đều đang phát triển giải pháp vi xử lý riêng và gởi thiết kế chip đến các công ty gia công tại Đông Á như TSMC và Samsung. Loeb gợi ý Intel "cần phải cung cấp các giải pháp mới để giữ chân khách hàng thay vì cứ để họ bỏ mình đi như vậy".
Thêm vào đó, nhiệm vụ cấp bách nhất của Intel đó là "quản lý nguồn nhân lực" bởi trong thời gian qua, rất nhiều nhà thiết kế chip tài năng đã rời công ty. Loeb nói trong lá thư là "họ đã mất tinh thần vì hiện trạng của công ty." Gần đây nhất, bậc thầy về thiết kế chip - Jim Keller đã rời Intel sau những tranh cãi về hoạt động thuê gia công sản xuất.
Third Point hiện có tài sản 15 tỉ USD đang được quản lý và công ty này có kinh nghiệm thúc đẩy các công ty khác theo đuổi các thỏa thuận bao gồm Prudential Plc, Yum! Brands Inc, Dow Chemical và United Technologies. Loeb cho biết Third Point bảo lưu lựa chọn gởi các ứng viên được đề cử cho cuộc bầu chọn vào các ghế hội đồng quản trị của Intel tại cuộc họp thường niên tiếp theo nếu công ty cảm thấy "phải miễn cưỡng làm việc cùng nhau để giải quyết các mối quan ngại."
Thực tế Intel trong năm qua đã có những thay đổi tích cực về chiến lược phát triển và sản xuất. CEO Bob Swan đã công bố việc thuê các đối tác thứ 3 gia công một số sản phẩm chip và đây là động thái chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Intel vốn vẫn tự chủ mọi thứ từ thiết kế đến sản xuất.
Intel đã mất nhiều năm chật vật để có thể chuyển từ tiến trình 14nm xuống 10nm và 7nm và điều này đã tạo điều kiện cho đối thủ AMD vượt mặt với những con chip cạnh tranh hơn cả về kiến trúc, tiến trình lẫn hiệu năng/điện năng. Vì vậy việc Intel phải thuê tiến trình của hãng khác để gia công là điều khó tránh khỏi trong tình thế thời gian không còn nhiều và sự cạnh tranh thì ngày càng khốc liệt hơn.
Quảng cáo
COVID-19 đã khiến thị trường máy tính sôi động trở lại, đặc biệt là laptop khi học sinh, nhân viên phải học tập và làm việc tại nhà. Intel đáng lẽ ra có thể tận dụng cơn sóng chuyển dịch này nhưng hãng đã không đáp ứng được nhu cầu tăng cao về sản phẩm bán dẫn.
Năng lực sản xuất của Intel thường bị gặp khó với việc tùy biến vi xử lý theo yêu cầu của khách hàng. Thêm vào đó là các đối thủ của Intel sử dụng mạng lưới cung ứng rộng hơn từ đó khiến nhiều sản phẩm của Intel bị tụt hậu cả về tốc độ lẫn hiệu quả năng lượng.
Vì vậy, việc chia tách mảng thiết kế và hoạt động sản xuất ra có thể giúp Intel tạo ra những con vi xử lý tốt hơn với chi phí thấp hơn bằng cách thuê các đối tác gia công bên ngoài với tiến trình tiên tiến hơn để tạo ra những con vi xử lý tối tân hơn. Tuy nhiên, việc bán đi nhà máy hay thậm chí mở rộng nhà máy để nhận thêm các hợp đồng sản xuất có thể đặt ra thách thức lớn cho Intel bởi các nhà máy đều vận hành chặt chẽ với tiến trình thiết kế chip của Intel.
Ngoài ra, những lo ngại về an ninh quốc gia của Hoa Kỳ có thể tạo ra một trở ngại khác đối với hoạt động thoái vốn. Các đối thủ sản xuất lớn nhất của Intel là TSMC và Samsung có cơ sở sản xuất ở nước ngoài và không rõ liệu các cơn quan quản lý có chấp thuận việc bán bất kỳ dây chuyền sản xuất chip nào của Intel cho các thực thể nước ngoài hay không.
Theo: Reuters