Competition and Markets Authority - CMA, đơn vị quản lý thị trường của chính phủ Anh Quốc trong năm nay sẽ mở đơn vị quản lý thị trường số (DMU – digital markets unit), quản lý những tập đoàn công nghệ và có quyền lực áp những khoản phạt hàng tỷ Bảng Anh cho những tập đoàn mà họ phát hiện ra có hành vi độc quyền hay cạnh tranh không công bằng. Họ đưa ra kế hoạch điều tra những tập đoàn công nghệ lớn trong năm nay, trong đó có cả Google và Amazon. Đây là một trong những động thái mới nhất khi các cơ quan quản lý tại châu Âu bắt đầu mạnh tay hơn với những tập đoàn đến từ Silicon Valley.
Andrea Coscelli, giám đốc điều hành CMA nói: “Cho tới khi chúng tôi có những đạo luật mới, nếu muốn giúp ích cho người tiêu dùng ở Anh, vẫn sẽ phải dùng những chế tài hiện hành. Hiện tại châu Âu nói chung và Anh Quốc nói riêng hiện đang có vài vụ điều tra chống độc quyền đối với những nền tảng công nghệ lớn. Sau khi quá trình Brexit hoàn thành, phía CMA của Anh vừa sẽ thực hiện điều tra chống độc quyền một cách độc lập, vừa hợp tác với phía liên minh châu Âu để cùng điều tra.
Đơn vị quản lý thị trường số sẽ thi hành những điều luật để các tập đoàn cạnh tranh công bằng cũng như minh bạch đối với bất kỳ công ty nào được coi là có thế mạnh chiến lược trên thị trường. Hiện tại theo CMA, chưa có tập đoàn nào được coi như vậy, dù rằng tiêu chí sẽ là những công ty có doanh thu trên 1 tỷ Bảng Anh ở thị trường Anh Quốc, hoặc trên 25 tỷ Bảng Anh trên toàn thế giới. Dựa theo tiêu chí này, Google (doanh thu 160 tỷ USD) và Facebook (doanh thu trên 70 tỷ USD) sẽ được liệt vào những tập đoàn được để mắt kỹ lưỡng hơn.
Cùng lúc, những thương vụ khổng lồ có thể khiến cán cân cạnh tranh mất cân bằng cũng sẽ được theo dõi sát sao hơn, ví dụ đơn cử như thương vụ Google mua lại FitBit, hay Nvidia mua lại ARM chẳng hạn. DMU cũng tự chỉ ra rằng, giữa giai đoạn 2008 đến 2018, 5 tập đoàn công nghệ lớn nhất (Google, Facebook, Apple, Amazon và Microsoft) đã thực hiện 400 thương vụ sát nhập, nhưng chỉ một vài trong số đó được các nhà quản lý xem xét, còn lại gần như được cho qua.
Những chế tài và luật lệ mới sẽ cho DMU của CMA quyền lực để chia tách những tập đoàn công nghệ nếu cần thiết. DMU được thành lập sau khi chính phủ Anh nhận được kết quả nghiên cứu thị trường quảng cáo trực tuyến của đảo quốc sương mù, thị trường trị giá 13 tỷ Bảng Anh, vốn được Facebook và Google thống trị. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, Google kiểm soát 90% doanh số quảng cáo từ công cụ tìm kiếm, còn Facebook thì chiếm hơn nửa thị trường quảng cáo số ở Anh.
Không chỉ ở lục địa già, mà ở quê nhà, các tập đoàn công nghệ lớn cũng đang phải đối mặt với những nhà lập pháp. Tháng 10 vừa rồi, bộ tư pháp Mỹ cùng 11 bang đã khởi kiện Google vì những hành vi cạnh tranh không công bằng nhằm giữ vị thế của mình trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Liên minh châu Âu thì đang điều tra Apple và Amazon vì nghi án tượng tự.
Theo Guardian
Andrea Coscelli, giám đốc điều hành CMA nói: “Cho tới khi chúng tôi có những đạo luật mới, nếu muốn giúp ích cho người tiêu dùng ở Anh, vẫn sẽ phải dùng những chế tài hiện hành. Hiện tại châu Âu nói chung và Anh Quốc nói riêng hiện đang có vài vụ điều tra chống độc quyền đối với những nền tảng công nghệ lớn. Sau khi quá trình Brexit hoàn thành, phía CMA của Anh vừa sẽ thực hiện điều tra chống độc quyền một cách độc lập, vừa hợp tác với phía liên minh châu Âu để cùng điều tra.
Đơn vị quản lý thị trường số sẽ thi hành những điều luật để các tập đoàn cạnh tranh công bằng cũng như minh bạch đối với bất kỳ công ty nào được coi là có thế mạnh chiến lược trên thị trường. Hiện tại theo CMA, chưa có tập đoàn nào được coi như vậy, dù rằng tiêu chí sẽ là những công ty có doanh thu trên 1 tỷ Bảng Anh ở thị trường Anh Quốc, hoặc trên 25 tỷ Bảng Anh trên toàn thế giới. Dựa theo tiêu chí này, Google (doanh thu 160 tỷ USD) và Facebook (doanh thu trên 70 tỷ USD) sẽ được liệt vào những tập đoàn được để mắt kỹ lưỡng hơn.
Cùng lúc, những thương vụ khổng lồ có thể khiến cán cân cạnh tranh mất cân bằng cũng sẽ được theo dõi sát sao hơn, ví dụ đơn cử như thương vụ Google mua lại FitBit, hay Nvidia mua lại ARM chẳng hạn. DMU cũng tự chỉ ra rằng, giữa giai đoạn 2008 đến 2018, 5 tập đoàn công nghệ lớn nhất (Google, Facebook, Apple, Amazon và Microsoft) đã thực hiện 400 thương vụ sát nhập, nhưng chỉ một vài trong số đó được các nhà quản lý xem xét, còn lại gần như được cho qua.
Những chế tài và luật lệ mới sẽ cho DMU của CMA quyền lực để chia tách những tập đoàn công nghệ nếu cần thiết. DMU được thành lập sau khi chính phủ Anh nhận được kết quả nghiên cứu thị trường quảng cáo trực tuyến của đảo quốc sương mù, thị trường trị giá 13 tỷ Bảng Anh, vốn được Facebook và Google thống trị. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, Google kiểm soát 90% doanh số quảng cáo từ công cụ tìm kiếm, còn Facebook thì chiếm hơn nửa thị trường quảng cáo số ở Anh.
Không chỉ ở lục địa già, mà ở quê nhà, các tập đoàn công nghệ lớn cũng đang phải đối mặt với những nhà lập pháp. Tháng 10 vừa rồi, bộ tư pháp Mỹ cùng 11 bang đã khởi kiện Google vì những hành vi cạnh tranh không công bằng nhằm giữ vị thế của mình trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Liên minh châu Âu thì đang điều tra Apple và Amazon vì nghi án tượng tự.
Theo Guardian