Năm 479 trước Công Nguyên, khi lính xứ Ba Tư xâm chiếm bao vây thành phố Potidaea của Hy Lạp, thủy triều rút sâu hơn bình thường mở ra một con đường. Cứ tưởng là may mắn nhưng khi chưa kịp vượt qua nửa đường, thì một ngọn sóng cao chưa từng thấy ập đến, dìm chết tất cả kẻ xâm lược. Người dân thành phố Potidaea tin rằng họ được cứu bởi thần Poseidon. Nhưng điều thực sự đã cứu họ chính là hiện tượng thiên nhiên hủy diệt: Sóng Thần.
Nguyên nhân tạo nên sóng thần
Về mặt nào đó, sóng thần là phiên bản lớn hơn của những con sóng bình thường. Chúng cũng có hõm sóng và đỉnh sóng và được tạo thành từ những dòng dịch chuyển năng lượng xuyên qua nước. Khác biệt nằm ở nguồn gốc năng lượng tạo ra con sóng. Với những cơn sóng thường, năng lượng đến từ gió, vì gió chỉ ảnh hưởng trên mặt nước nên những ngọn sóng có kích thước và tốc độ giới hạn. Nhưng sóng thần thì khác, do được tạo ra bởi năng lượng dưới mặt biển từ một núi lửa phun trào hay động đất dưới đáy biển khi hai mảng lục địa va chạm với nhau, tống vào đại dương một lượng năng lượng khổng lồ.
Năng lượng này đi ngược lên bề mặt biển nâng nước biển lên cao hơn mực nước biển bình thường, nhưng trọng lực kéo mặt nước xuống khiến nguồn năng lượng đó lan tỏa theo chiều ngang. hình thành cơn sóng thần di chuyển với tốc độ hơn 805km/ giờ.
Về mặt nào đó, sóng thần là phiên bản lớn hơn của những con sóng bình thường. Chúng cũng có hõm sóng và đỉnh sóng và được tạo thành từ những dòng dịch chuyển năng lượng xuyên qua nước. Khác biệt nằm ở nguồn gốc năng lượng tạo ra con sóng. Với những cơn sóng thường, năng lượng đến từ gió, vì gió chỉ ảnh hưởng trên mặt nước nên những ngọn sóng có kích thước và tốc độ giới hạn. Nhưng sóng thần thì khác, do được tạo ra bởi năng lượng dưới mặt biển từ một núi lửa phun trào hay động đất dưới đáy biển khi hai mảng lục địa va chạm với nhau, tống vào đại dương một lượng năng lượng khổng lồ.
Năng lượng này đi ngược lên bề mặt biển nâng nước biển lên cao hơn mực nước biển bình thường, nhưng trọng lực kéo mặt nước xuống khiến nguồn năng lượng đó lan tỏa theo chiều ngang. hình thành cơn sóng thần di chuyển với tốc độ hơn 805km/ giờ.
Khi ở xa bờ, khó có thể phát hiện ra sóng thần bởi nó di chuyển xuyên qua vùng nước sâu Khi tiến gần đến vùng nước nông, nó gây ra hiện tượng sóng nước nông. Vì có ít nước để năng lượng xuyên qua, lượng năng lượng khổng lồ đó bị nén lại. Tốc độ của cơn sóng chậm lại, và chiều cao của nó tăng lên đến gần 30m. Trước khi chạm bờ trước nước biển sẽ rút xa hơn bình thường, điều này có thể gây ra nhầm lẫn nguy hiểm.
Sóng thần không chỉ dìm chết những người trên bãi biển, mà còn san bằng nhà cửa và cây cối trong bán kính hơn 1 km đặc biệt là ở những vùng đất thấp. Chưa hết, khi nước rút đi nó còn kéo theo bất cứ thứ gì, bất cứ ai xui xẻo bị cuốn vào nó. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 một trong những hiểm họa thiên nhiên tàn khốc nhất trong lịch sử, đã giết chết hơn 200.000 người dọc Nam Á.
Làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ mình khỏi sức mạnh hủy diệt của thiên nhiên?
Người ta đã thử ngăn sóng thần bằng tường ngăn nước biển, cổng chắn lũ và kênh rạch Nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Năm 2011, một cơn sóng thần đã cuốn sập bức tường ngăn lũ bảo vệ nhà máy hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản gây ra hiểm họa hạt nhân bên cạnh việc cướp đi hơn 18,000 sinh mạng.
Các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu các thiết bị phát hiện sóng thần và thiết lập mạng lưới thông tin toàn cầu để nhanh chóng phát báo động. Khi thiên nhiên quá hùng mạnh, cách an toàn nhất là di tản.
Nguồn: TED-Ed
Quảng cáo