Tòa án bang Oklahoma, Mỹ vừa ra phán quyết kết án hai cựu nhân viên cùng một người quản lý tại nhà tù hạt Oklahoma đã có hành vi tra tấn bằng cách bắt tù nhân nghe Baby Shark ở mức âm lượng lớn và trong thời gian dài. Báo chí bên đó đưa tin rằng các nhà điều tra đã phát hiện ra ba kẻ tình nghi kể trên đã ép tù nhân đứng úp mặt vào tường, còng tay và bắt nghe Baby Shark trong nhiều tiếng đồng hồ liền.
Mời xem thêm: 4 thông tin thú vị về MV Baby Shark - MV có lượt view nhiều nhất thế giới
Trên Twitter, nhiều người cũng đồng tình với quyết định này của thẩm phán. Một người cho rằng: “Là một giáo viên mầm non tôi xác nhận rằng bài hát đấy là tra tấn.” Một người khác thì viết: “Bạn bè vẫn nhắc tôi khi cậu con trai nghe Baby Shark 10 lần liên tiếp trong một bữa tiệc cuối tuần. Nghe dở lắm, đúng là tra tấn rồi.”
Bản chất về mặt khoa học của Baby Shark thì đó là một bản nhạc vô cùng bắt tai, thứ anh em hay gọi là ‘earworm’, những giai điệu hằn sâu vào trí não kể cả sau khi nghe. Nhưng nếu giai điệu đó cứ nhai đi nhai lại trong đầu thì cũng không khác gì tra tấn cả.
Mời xem thêm: 4 thông tin thú vị về MV Baby Shark - MV có lượt view nhiều nhất thế giới
Trên Twitter, nhiều người cũng đồng tình với quyết định này của thẩm phán. Một người cho rằng: “Là một giáo viên mầm non tôi xác nhận rằng bài hát đấy là tra tấn.” Một người khác thì viết: “Bạn bè vẫn nhắc tôi khi cậu con trai nghe Baby Shark 10 lần liên tiếp trong một bữa tiệc cuối tuần. Nghe dở lắm, đúng là tra tấn rồi.”
Bản chất về mặt khoa học của Baby Shark thì đó là một bản nhạc vô cùng bắt tai, thứ anh em hay gọi là ‘earworm’, những giai điệu hằn sâu vào trí não kể cả sau khi nghe. Nhưng nếu giai điệu đó cứ nhai đi nhai lại trong đầu thì cũng không khác gì tra tấn cả.
Vì sao có những bản nhạc bắt tai?
Các nhà khoa học đã không ít lần nghiên cứu rất sâu hiệu ứng từ những bản nhạc bắt tai. Thậm chí cách viết hàn lâm còn có cụm từ riêng để gọi hiện tượng earworm này, là involuntary musical imagery - tạm dịch là tưởng tượng âm nhạc không tự nguyện. Một nghiên cứu đăng trên tờ Psychology of Aesthetics, Creativity, and the Arts đã phát hiện ra hiện tượng này mỗi lần xảy ra đều có chung những biểu hiện giống nhau: Tốc độ bản nhạc nhanh, mẫu hình giai điệu nốt nhạc giống với nhiều bản nhạc nổi tiếng, và chúng đều có khác biệt quãng âm lớn, giai điệu trầm bổng đa dạng.
Cũng trong cuộc nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phân tích những bản nhạc mà theo 3000 người tình nguyện tham gia cho rằng là những bản nhạc bắt tai nhất. Điều lạ là Baby Shark ra mắt năm 2016 không có trong danh sách này:
- “Bad Romance” của Lady Gaga
- “Can’t Get You Out Of My Head” của Kylie Minogue
- “Don’t Stop Believing” của Journey
- “Somebody That I Used To Know” của Gotye
- “Moves Like Jagger” của Maroon 5
- “California Gurls” của Katy Perry
- “Bohemian Rhapsody” của Queen
- “Alejandro” của Lady Gaga
- “Poker Face” của Lady Gaga
Một nghiên cứu khác đăng trên tờ British Journal of Psychology thì phát hiện ra những bản nhạc bắt tai, lưu lại trong đầu rất lâu thường không được coi là “vấn đề tâm thần” với những người đang phải chịu tình trạng đó. Mà thay vào đó, những người coi âm nhạc là thứ quan trọng trong cuộc sống của họ thường phải chịu tình trạng này lâu hơn và khó điều khiển tình trạng này hơn so với những người không quá quan tâm tới âm nhạc như họ.
Giáo sư Philip Beaman tại đại học Reading cho biết: “Mọi người cho biết họ thường xuyên hát theo những giai điệu mắc kẹt trong đầu, nên chính bản thân những giai điệu đó lại tiếp tục văng vẳng trong đầu, kể cả khi họ cũng chẳng nhớ nổi lý do vì sao hoặc từ đâu lại nghe được những giai điệu ấy.”
Nghiên cứu thứ ba được đăng trên tờ Psychology of Music phân tích 333 báo cáo và phát hiện ra những yếu tố kích thích trí nhớ, như nhìn thấy hoặc nghe thấy một thứ gì đó thân quen cũng có thể tạo ra tình trạng earworm, khi một giai điệu cứ kẹt mãi trong đầu.
Vậy vì sao Baby Shark nghe nhiều lại thành tra tấn?
Quảng cáo
Bác sĩ John Mayer, chuyên gia tâm lý học cho rằng: “Âm nhạc đôi khi có thể không êm dịu với đôi tai cho lắm. Vài ngưỡng âm thanh tác động lên thính giác theo cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, ví dụ như những tiếng cót két chói tai khi cào móng tay lên tường chẳng hạn. Những âm thanh ấy có thể khiến não bộ thực sự phản ứng dữ dội.”
Và rồi kế đến là lời bài hát: “Khi bạn kết hợp những từ ngữ không có ý nghĩa, hoặc mang giá trị miệt thị kết hợp với âm nhạc tệ, thì bạn sẽ có sự kết hợp hoàn hảo của một bài hát dở tệ.” Giáo sư Beaman thì cho rằng, trong số những kiểu lời bài hát dở tệ phải có thêm cả những câu từ lặp đi lặp lại: “Baby Shark đủ đơn giản để trở thành một giai điệu bắt tai.” Nhỡ anh em có một trí nhớ âm nhạc mạnh liên kết với những thứ khiến anh em khó chịu, thì tất cả những giá trị của bài Baby Shark khiến việc nghe đi nghe lại nó thực sự vô cùng bực mình. Khi ấy, tâm lý con người có đầy đủ điều kiện để trở nên cáu bẳn khi nghe thấy bài hát này.
Cuối cùng là tâm lý bầy đàn khi nghe một bản nhạc: “Có những bài hát chúng ta coi là hay hoặc dở tất cả đều do một tập thể đưa ra kết luận.” Nếu cùng nghe Baby Shark cạnh những người đã quá khó chịu với nó, thì việc anh em cũng cảm thấy khó chịu là điều sớm hay muộn.
Theo Health