Laptop Acer



Cúm gia cầm H5N1 đang có khả năng gây nguy hiểm cho sự sống còn của chim cánh cụt tại Nam Cực

Hassler
27/9/2023 13:23Phản hồi: 12
Cúm gia cầm H5N1 đang có khả năng gây nguy hiểm cho sự sống còn của chim cánh cụt tại Nam Cực
Điều này được thể hiện thông qua lời cảnh báo của người đứng đầu văn phòng phát triển đối ngoại và khối thịnh vượng chung của Anh. Theo lời của bác sỹ Jane Rumble với tình trạng dịch cúm gia cầm đã tàn sát hàng triệu sinh vật hồi năm ngoái thì việc chúng xuất hiện ở vùng cực sẽ chỉ là khi nào, chứ không phải là có xuất hiện hay không.

Cúm gia cầm được phát hiện ở Nam Mỹ vào tháng 10 năm ngoái, sau thời điểm chim di cư và chỉ sau 3 tháng đã lây lan mạnh tại Colombia, Peru và Chile. Theo ước tính chỉ riêng Chile và Peru đã có hơn 500 nghìn cá thể chim hoang dã của ít nhất 65 loài, cùng với hơn 20 nghìn động vật có vú bị chết do cúm gia cầm. Ước tính có tới 36% số bồ nông Peru và 13% số chim cánh cụt Humboldt tại Chile đã bị xóa sổ vì cúm. Con số này có thể còn cao hơn nữa bởi trên thực tế rất khó có thể đếm được chính xác số động vật bị chết ở trong tự nhiên. Do đó hướng di chuyển của nguồn bệnh được cho là có thể sẽ đến Nam cực trong vài tuần tới khi loài chim bắt đầu di cư từ Nam Mỹ sang 1 số điểm tại Nam cực để phối giống. Theo ước tính lượng chim bay sang đây sẽ vào khoảng hơn 100 triệu con, đây là con số cực kỳ lớn và đi cùng với đó là nguy cơ cũng lớn không kém.

Chính vì vậy con người cần phải tìm cách kéo dài thời gian để có biện pháp giảm thiểu tác động của dịch cúm lên động vật tại khu vực này. Sự chú ý sẽ đặc biệt dành cho loài chim cánh cụt bởi số lượng lớn của chúng tại đây. Việc tụ tập với số lượng cực lớn theo cách sống của chim cánh cụt là điều gây lo ngại nhất. Ngoài ra cũng đã có trường hợp ghi nhận cúm gia cầm lây cho động vật có vú, ở đây có thể tính đến nguy cơ hải cẩu hoặc sư tử biển có thể bị nhiễm bệnh. Một ví dụ là loài hải cẩu, có tới 95% số hải cẩu tại Nam cực tập trung ở 1 hòn đảo duy nhất, vì thế nếu để chúng bị cúm gia cầm thì khả năng lây lan là rất lớn.

Ngoài ra còn 1 đường lây khác đó chính là từ sự xuất hiện của con người, ở đây thường là các nhóm khách du lịch đi ra Nam cực xem chim cánh cụt. Những người này rất có thể sẽ đem lên lục địa này các nguy cơ về an ninh sinh học và hiện tại đang được kiểm soát rất chặt chẽ. Vào thời điểm hiện tại tất cả những người đến Nam cực đang được hút bụi theo đúng nghĩa đen để thu tất cả những nguy cơ tiềm tàng trên quần áo hay túi xách đi kèm. Giày của họ cũng sẽ phải được khử khuẩn trước khi đặt chân lên Nam cực. Trong trường hợp xấu có thể trong thời gian tới khách đến thăm lục địa này sẽ chỉ được đứng trên tàu ngắm cảnh từ xa chứ không được đặt chân lên Nam cực nữa.

Tham khảo Telegraph
12 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chuyến bay giải cứu thôi. Bay vào tâm dịch cứu cánh cụt chuyển lên Bắc Cực 😁
@sốt-rét-và-sốt-xuất-huyết-2023 Với nước người ta thì chuyện đó bình thường còn ở đông lào thì là chuyện rất ngạo nghễ 😆
Mắc cúm H5N1 thì kinh lắm, tỷ lệ chết cao, Cúm Tàu (covid) chỉ là muỗi với H5N1 thôi
@nghaimin nhớ ngày xưa, nhà nào nuôi chim cảnh cũng phải tiêu diệt
Ở nước ngoài họ có thể chữa khỏi dịch cúm cho từng con gia cầm, chả có con nào bị chết cả!
@Nguyễn_Văn_Triệu Cụ thể là nước nào?
@[HD]YêU cÔnG NgHệ nước mắm á bác.
Ho 5 đứa, Ngủm 1 đứa ---> Cũng ít 🤣
nhớ bài này lâu rồi mà nhỉ.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019