Cử nhân hoặc kĩ sư là học vị được cấp cho những người đã tốt nghiệp đại học, theo luật cũ là Luật Giáo dục Đại học 2012 thì không có sự phân biệt giữa bằng kĩ sư và bằng cử nhân, tuy nhiên Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018 đã bổ sung một số điều để phân biệt. Cụ thể, đối với văn bằng kĩ sư thì trường học phải đào tạo cho sinh viên ít nhất 150 tín chỉ, nhiều hơn đào tạo hệ cử nhân tối thiểu 30 tín chỉ.
Hiện nay phần lớn các trường ĐH ở Việt Nam có thời gian đào tạo trung bình là 4 năm (không kể chuyện bị nợ môn, học lại) với 120 - 135 tín chỉ, trung bình 30 tín chỉ/năm. Như vậy thì bằng kĩ sư phải học ít nhất 150 tín chỉ, tương đương với thời gian học 5 năm, nhiều hơn cử nhân 1 năm đào tạo ~ 30 tín chỉ.
Bằng kĩ sư cấp bởi trường ĐH New Mexico
Thông thường, văn bằng cử nhân sẽ cấp cho sinh viên theo học các ngành về khoa học xã hội, ví dụ ngoại ngữ, nhân văn, luật, giáo dục vv và vv, ví dụ cử nhân văn chương, cử nhân luật, cử nhân kinh tế, cử nhân ngoại ngữ, cử nhân sư phạm.
Hiện nay phần lớn các trường ĐH ở Việt Nam có thời gian đào tạo trung bình là 4 năm (không kể chuyện bị nợ môn, học lại) với 120 - 135 tín chỉ, trung bình 30 tín chỉ/năm. Như vậy thì bằng kĩ sư phải học ít nhất 150 tín chỉ, tương đương với thời gian học 5 năm, nhiều hơn cử nhân 1 năm đào tạo ~ 30 tín chỉ.
Bằng kĩ sư cấp bởi trường ĐH New Mexico
Thông thường, văn bằng cử nhân sẽ cấp cho sinh viên theo học các ngành về khoa học xã hội, ví dụ ngoại ngữ, nhân văn, luật, giáo dục vv và vv, ví dụ cử nhân văn chương, cử nhân luật, cử nhân kinh tế, cử nhân ngoại ngữ, cử nhân sư phạm.
Đa số các môn học của bậc cử nhân sẽ được đào tạo về lý thuyết, thông qua sách giáo khoa, giáo trình để nghiên cứu những kiến thức học thuật, ví dụ sinh viên ngành luật sẽ học và nghiên cứu về luật kinh tế, luật thương mại, luật dân sự, hình sự vv.
Trong khi đó, hệ kĩ sư đào tạo những ngành nghề về khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật, mang tính ứng dụng và thực hành, ví dụ kĩ sư điện, kĩ sư cơ khí, kĩ sư phần mềm, kĩ sư công nghệ thông tin, kĩ sư xây dựng, kĩ sư địa chất vv. Dĩ nhiên vẫn có một số ngành tuy thuộc về khoa học tự nhiên nhưng vẫn được cấp bằng cử nhân.
Bên cạnh việc học sâu về lý thuyết thì sinh viên khi được đào tạo kĩ sư còn phải học thực hành và ứng dụng vào thực tế, ví dụ kĩ sư điện lạnh không chỉ biết nguyên lý hoạt động của cái máy lạnh, mà họ còn có thể phán đoán chính xác máy móc hư hỏng chỗ nào để sửa chữa khi cần thiết. Kĩ sư cơ khí, chế tạo máy sẽ biết được máy móc hư hỏng chỗ nào, thậm chí họ còn có thể tạo ra những chi tiết phụ tùng để thay thế.
Có thể hiểu kĩ sư giống như bác sĩ, không chỉ biết chẩn đoán bệnh mà còn có thể đưa ra hướng xử lý và chữa bệnh hiệu quả.
Trong tiếng Anh cũng có phân biệt giữa bằng kĩ sư và bằng cử nhân:
- Bachelor: cử nhân, kĩ sư
- Bằng cử nhân: Bachelor of Arts - viết tắt là B.A
- Bằng kĩ sư: Bachelor of Science - viết tắt là B.S
- Master: thạc sĩ => Master of Arts / Master of Science
- PhD: tiến sĩ (viết tắt của Doctor of Philosophy)
Vì chữ Tiến sĩ và Bác sĩ trong tiếng Anh đều gọi là Doctor (Dr), để tránh nhầm lẫn, trong văn viết người ta thường ghi chú bác sĩ là Physician hoặc Medical Doctor (MD), nếu anh em chỉ ghi là Doctor thì thông thường là tiến sĩ.
Anh em cũng cần lưu ý phân biệt cụm từ tiếng Anh giữa bằng kĩ sư (Bachelor of Science) với các từ để chỉ chuyên ngành được đào tạo, ví dụ:
Quảng cáo
- Bachelor of Engineering hoặc Civil Engineer - kỹ sư Xây dựng: Đây là văn bằng hệ kĩ sư
- Bachelor of Business Administration (BBA) - cử nhân Quản trị kinh doanh: Đây là văn bằng hệ cử nhân.
- Người học BBA sau này có thể học lên thạc sĩ QTKD, mà chúng ta vô cùng quen thuộc với chữ viết tắt là MBA - Master of Business Administration.