Đánh giá Xiaomi Redmi Note 13: Smartphone "quốc dân" phân khúc giá dưới 5 triệu?

Cáo - Foxtek
30/4/2024 4:24Phản hồi: 92
Đánh giá Xiaomi Redmi Note 13: Smartphone "quốc dân" phân khúc giá dưới 5 triệu?
Đã hơn 10 năm kể từ thời điểm Xiaomi Redmi Note thế hệ đầu tiên ra mắt (2014), Redmi Note Series ở thời điểm hiện tại đang là dòng smartphone tầm trung được nhiều người dùng Việt ưa chuộng. Redmi Note 13 là phiên bản có mức giá rẻ nhất trong gia đình Redmi Note 13 Series, thiết bị có nhiều điểm nhấn đáng chú ý về thiết kế, hiệu năng, thời lượng pin và camera. Ngay sau đây là bài đánh giá chi tiết Xiaomi Redmi Note 13.

Thiết kế và trải nghiệm cầm nắm

Về tổng thể bên ngoài, Redmi Note 13 sở hữu màn hình kích thước 6.67 inch kết hợp với đó thiết kế vuông vức ở bốn cạnh máy. Phần mặt trước và mặt sau của sản phẩm được thiết kế phẳng, đồng thời bốn góc máy được bo cong nhẹ nhàng. Mình nhận thấy phong cách thiết kế của Redmi Note 13 phù hợp với xu hướng hiện tại khi phần lớn các mẫu smartphone trong cùng phân khúc và trên thị trường đều có ngoại hình gần tương tự.


tinhte-danh-gia-redmi-note-13-22.jpg
Mặt trước của Redmi Note 13 có thiết kế phẳng và máy sở hữu màn hình kích thước 6.67 inch.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-02.jpg
Redmi Note 13 cũng có phần mặt sau được làm phẳng và bề mặt hoàn thiện dạng bóng.


tinhte-danh-gia-redmi-note-13-48.jpg
Đỉnh máy có mic thu âm, cảm biến hồng ngoại, dải loa và cổng âm thanh 3.5 mm.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-47.jpg
Cạnh đáy của Redmi Note 13 có khay SIM, cổng sạc USB-C, mic thu âm và loa ngoài.
tinhte-danh-gia-redmi-note-13-49.jpg
Cạnh trái của máy hoàn toàn trống.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-50.jpg
Cạnh phải của máy có phím nguồn và cụm phím tăng/giảm âm lượng.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-46.jpg
tinhte-danh-gia-redmi-note-13-45.jpg
tinhte-danh-gia-redmi-note-13-43.jpg
tinhte-danh-gia-redmi-note-13-44.jpg

Quảng cáo


Bốn góc của Redmi Note 13 Pro được bo cong nhẹ.

Phần màn hình mặt trước của Redmi Note 13 sử dụng kiểu màn hình đục lỗ với các phần viền xung quanh có độ dày đồng đều. Về thông số, màn hình của Redmi Note 13 vẫn được trang bị tấm nền AMOLED kích thước 6.67 inch, độ phân giải Full HD+ cùng tần số quét 120 Hz tương tự thế hệ trước là Redmi Note 12.

Theo những trải nghiệm thực tế từ mình, màn hình của Redmi Note 13 có chất lượng hiển thị tốt, màu sắc theo hướng nịnh mắt và đặc biệt là độ sáng cao giúp mình nhìn được nội dung khi sử dụng máy ở ngoài trời.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-13.jpg
Màn hình của Redmi Note 13 có chất lượng hiển thị tốt, màu sắc theo hướng nịnh mắt do máy sử dụng tấm nền AMOLED.

Theo mình, một điểm khiến Redmi Note 13 trở nên khác biệt so với các đối thủ chính là tùy chọn màu sắc “Hoàng hôn trên biển” (theo cách đặt tên của Xiaomi) với phần họa tiết độc đáo trên mặt lưng của sản phẩm. Dựa trên quan sát của mình, phần họa tiết này giống với hiệu ứng ánh sáng của mặt trời phản chiếu trên mặt nước kết hợp với tông màu vàng cam trông rất nổi bật. Có lẽ đó là cách lý giải phù hợp nhất cho tên gọi phiên bản “Hoàng hôn trên biển” của Redmi Note 13.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-05.jpg

Quảng cáo


Mình cảm thấy ấn tượng với hiệu ứng họa tiết trên phần mặt lưng của Redmi Note 13 phiên bản “Hoàng hôn trên biển”.

Ngoài ra, cụm camera của Redmi Note 13 được làm nổi lên trực tiếp từ mặt lưng trông tối giản, hiện đại hơn so với cụm camera nằm trong khung hình chữ nhật giống như thế hệ trước là Redmi Note 12. Một chi tiết thú vị khác trong thiết kế của Redmi Note 13 mà mình nhận ra chính là logo “Redmi” nằm ở gần khu vực camera máy. Nếu mình nhớ không nhầm, các thế hệ trước của Redmi Note 13 đều có logo “Redmi” nằm ở góc dưới gần cạnh đáy máy (tính từ thời điểm Redmi Note 7 ra mắt 2019 đến hiện tại).

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-thiet-ke.jpg So sánh phần thiết kế mặt lưng của Redmi Note 13 (bên trái) và Redmi Note 12 (bên phải).

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-07.jpg
Hệ thống camera của Redmi Note 13 có các ống kính được làm nổi lên trực tiếp từ mặt lưng.

Redmi Note 13 vẫn được tích hợp cổng âm thanh 3.5 mm và mình nhận thấy đây là một trang bị cần thiết đối với nhiều người dùng (bởi vì không phải ai cũng có nhu cầu sử dụng tai nghe không dây). Đặc biệt, cảm biến hồng ngoại IR là điều khiến mình đánh giá cao Redmi Note 13 bởi chúng ta có thể sử dụng chiếc điện thoại để điều khiển các thiết bị gia dụng (TV, máy điều hòa, máy chiếu,…) trong trường hợp không may làm mất remote của những thiết bị ấy. Đáng tiếc là phần lớn các thương hiệu smartphone ở thời điểm hiện tại hiếm khi tích hợp cảm biến hồng ngoại cho những sản phẩm của họ.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-10.jpg
Redmi Note 13 được trang bị cổng âm thanh 3.5 mm và cảm biến hồng ngoại ở đỉnh máy.

Mình thấy cảm biến hồng ngoại trên điện thoại khá hữu ích, anh em thì sao?

Có những tính năng được thêm vào smartphone chỉ để làm màu, nhưng có những tính năng đặc biệt mà theo mình thì khá hữu dụng, trong trường hợp của bài viết này chính là cái cảm biến hồng ngoại. Mình đang dùng một chiếc điện thoại có cảm biến hồng…
tinhte.vn


Xét về trải nghiệm cầm nắm, mình có cảm giác thoải mái khi cầm Redmi Note 13 trên tay bởi sản phẩm có khối lượng chỉ là 188.5 gram. Bên cạnh đó, phần tiếp xúc giữa các cạnh và mặt lưng của máy được vát cong nhẹ nên mình cũng không có gặp tình trạng bị cấn ở lòng bàn tay trong quá trình cầm nắm và sử dụng Redmi Note 13.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-08.jpg
Các góc bo cong của Redmi Note 13 giúp mình có cảm giác cầm nắm sản phẩm thoải mái, không bị cấn ở lòng bàn tay.

Tuy nhiên, do mình là một người thường xuyên ra mồ hôi tay nên thiết bị đôi lúc dễ trượt khỏi tay của mình (một phần là vì mặt lưng bóng của sản phẩm). Để khắc phục tình trạng trên, mình sẽ sử dụng ốp lưng cho Redmi Note 13 trong xuyên suốt quá trình sử dụng.

Nhân tiện thì mình cũng đánh giá cao việc Xiaomi tặng kèm ốp silicon với bề mặt nhám cho sản phẩm thay vì dạng ốp trong suốt như các thế hệ Redmi Note tiền nhiệm. Chiếc ốp này không chỉ là một món phụ kiện chất lượng mà còn tăng độ bám cho tay của mình trong quá trình sử dụng điện thoại. Mình hy vọng sẽ có nhiều mẫu smartphone của những thương hiệu khác được tặng kèm ốp lưng tương tự như vậy.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-40.jpg
tinhte-danh-gia-redmi-note-13-41.jpg
tinhte-danh-gia-redmi-note-13-39.jpg
Mình đánh giá cao việc Xiaomi tặng kèm ốp lưng silicon với bề mặt dạng nhám cho Redmi Note 13.

Redmi Note 13 cũng hỗ trợ cảm biến vân tay dưới màn hình thay vì tích hợp ở phím nguồn cạnh bên như Redmi Note 12. Thế nhưng, mình nhận thấy cảm biến này đôi lúc nhận diện sai và mất nhiều thời gian để nhận diện. Vì vậy, mình thường sử dụng tính năng nhận diện gương mặt hoặc sử dụng smartband kết nối Bluetooth để mở khóa điện thoại nhanh hơn.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-11.jpg
Máy được trang bị cảm biến vân tay dưới màn hình nhưng mình nhận thấy cảm biến này không quá nhạy, đôi lúc nhận diện sai.



Đánh giá hiệu năng

Ở phần trải nghiệm hiệu năng của Redmi Note 13, mình sẽ thực hiện hai chuyên mục bao gồm:

  1. Chấm điểm bằng phần mềm chuyên dụng.
  2. Trải nghiệm chơi game thực tế trên thiết bị.

Trước khi bắt đầu, mình sẽ tóm tắt thông số cấu hình Redmi Note 13 cho các bạn dễ theo dõi:
  • Màn hình: Kích thước 6.67 inch, tấm nền AMOLED, độ phân giải Full HD+ (2.400 x 1.080 pixels), tần số quét 120 Hz.
  • CPU: Qualcomm Snapdragon 685.
  • GPU: Qualcomm Adreno 610.
  • RAM: 6 GB/8 GB, hỗ trợ tính năng mở rộng RAM ảo tối đa 8 GB (phiên bản mình sử dụng có RAM 8 GB và đã bật mở rộng RAM ảo 8 GB).
  • Bộ nhớ trong: 128 GB/256 GB (phiên bản mình đánh giá có bộ nhớ trong 256 GB).
  • Pin: 5.000 mAh, hỗ trợ sạc nhanh 33 W.
  • Hệ điều hành: Xiaomi HyperOS - Android 14.

redmi-note-13-cap-nhat-hyperos-15.jpg
Phiên bản Redmi Note 13 mà mình sử dụng được trang bị vi xử lý Snapdragon 685 và dung lượng RAM 8 GB.

redmi-note-13-cap-nhat-hyperos-11.jpg
Mình bật tính năng mở rộng RAM ảo thêm tối đa 8 GB trên Redmi Note 13.

Chấm điểm hiệu năng Redmi Note 13

Để chấm điểm hiệu năng Redmi Note 13, mình đã sử dụng các phần mềm chấm điểm chuyên dụng như: GeekBench 6, PCMark, AnTuTu Benchmark và 3DMark. Điều kiện thực hiện các bài chấm điểm cụ thể như sau:
  • Pin của máy phải từ 90 - 100% (pin dưới 90% sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng của máy và kết quả).
  • Không vừa sạc pin vừa chấm điểm.
  • Chấm 3 lần liên tục và lấy kết quả trung bình sau 3 lần chấm.

redmi-note-13-cap-nhat-hyperos-03.jpg
Đây là các phần mềm chấm điểm chuyên dụng mà mình sử dụng trên Redmi Note 13.

Kết quả mình thu được chi tiết như sau:

GeekBench 6 (chấm điểm về CPU và GPU):
  • Đơn nhân/đa nhân: 442 điểm/1.456 điểm.
  • GPU Compute OpenCL: 386 điểm.

tinhte-redmi-note-13-diem-geekbench-6.png
Điểm GeekBench 6 của Redmi Note 13.

PCMark (chấm điểm CPU): 9.369 điểm.

AnTuTu Benchmark (chấm tổng điểm CPU và GPU): 389.500 điểm.

tinhte-redmi-note-13-diem-pcmark-va-antutu.png
Điểm PCMark (bên trái) và AnTuTu Benchmark (bên phải) của Redmi Note 13.

3DMark Wild Life Extreme (chấm điểm GPU):
  • Điểm tổng: 142 điểm.
  • FPS trung bình: 0.86.
  • Phần trăm pin máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giữ nguyên mức 95%.
  • Nhiệt độ máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giữ nguyên mức 37 độ C.

tinhte-redmi-note-13-diem-extreme.png
Điểm 3Mark Wild Life Extreme của Redmi Note 13.

3DMark Wild Life Extreme Stress Test (chấm điểm GPU):
  • Mức độ ổn định: 98.6%.
  • Số điểm vòng lặp cao nhất: 141 điểm.
  • Số điểm vòng lặp thấp nhất: 139 điểm.
  • Số điểm chênh lệch giữa vòng lặp cao nhất và thấp nhất (phản ánh cho độ ổn định): 2 điểm.
  • Phần trăm pin máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giảm 2% (từ 98% xuống 96%).
  • Nhiệt độ máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giữ nguyên mức 36 độ C.

tinhte-redmi-note-13-diem-extreme-stress-test.png
Điểm 3DMark Wild Life Extreme Stress Test của Redmi Note 13.

Trải nghiệm chơi game thực tế trên Redmi Note 13
Để kiểm chứng khả năng chiến game của Redmi Note 13, mình đã tải 4 trò chơi về máy bao gồm:
  • Liên Quân Mobile
  • Free Fire
  • PUBG Mobile
  • Play Together

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-15.jpg
Đây là 4 tựa game mà mình sử dụng để trải nghiệm chơi game thực tế trên Redmi Note 13.

Điều kiện trải nghiệm game thực tế trên Redmi Note 13 cụ thể như sau:
  • Sử dụng phần mềm Perfdog để đo dữ liệu FPS cho từng tựa game.
  • Thiết lập đồ họa trong game ở mức tối ưu cho thông số cấu hình của máy, không thiết lập ở mức cao nhất (ngoại trừ game Liên Quân Mobile).
  • Nhiệt độ phòng bình thường không bật điều hòa (khoảng 28 - 30 độ C).
  • Độ sáng màn hình 100%, tắt tính năng tự động điều chỉnh độ sáng.
  • Âm lượng loa ngoài 50%.
  • Bật màn hình tần số quét 120 Hz.

Liên Quân Mobile

tinhte-redmi-note-13-do-hoa-lien-quan.jpg
tinhte-redmi-note-13-do-hoa-lienquan.jpg
Thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong game Liên Quân Mobile.

Free Fire

tinhte-redmi-note-13-do-hoa-free-fire.jpg
Thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong game Free Fire.

Play Together

tinhte-redmi-note-13-do-hoa-play-together.jpg
Thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong game Play Together.

PUBG Mobile

tinhte-redmi-note-13-do-hoa-pubg.jpg
Thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong game PUBG Mobile.

Bên dưới đây là bảng đo FPS của các tựa game mà mình đã chơi thực tế trên Redmi Note 13. Chúng ta có thể thấy Liên Quân Mobile, Free Fire đều mang lại trải nghiệm tốt với FPS trung bình lần lượt là 58.6 và 59.7. Tuy nhiên, mình nhận thấy đôi lúc Redmi Note 13 gặp hiện tượng giật khựng khi mình chơi Liên Quân Mobile, đặc biệt là khi cả hai đội giao tranh với nhiều chiêu thức được tung ra kèm các hiệu ứng phức tạp. Điều này cũng dể hiểu khi mình đã thiết lập đồ họa trong Liên Quân Mobile ở mức tối đa mà máy có thể hỗ trợ. Mình nghĩ rằng các bạn có thể giảm chất lượng đồ họa trong game xuống mức thấp hơn để có được trải nghiệm chơi Liên Quân Mobile tốt nhất trên Redmi Note 13.

Trong khi đó, Redmi Note 13 khi chơi game PUBG Mobile chỉ đạt được FPS trung bình là 29.8 nhưng bảng đo FPS (đường màu hồng) cho thấy máy có thể duy trì tốc độ khung hình tương đối ổn định, ít gặp tình trạng giật khựng trong quá trình chơi.

Đối với tựa game Play Together, mặc dù Redmi Note 13 cho ra FPS trung bình là 45.3 nhưng mình nhận thấy thiết bị có gặp tình trạng tụt khung hình, giật khựng trong quá trình chơi. Điều này cũng được thể hiện qua sự thất thường về hướng di chuyển của đường màu hồng trong bảng đo FPS ở tựa game này.

tinhte-redmi-note-13-bang-game-fps.png
Đây là bảng tổng hợp FPS của 4 tựa game mình chơi trên Redmi Note 13.

Dựa vào những trải nghiệm chơi game thực tế bên trên, mình nhận định hiệu năng của Redmi Note 13 đủ để đáp ứng nhu cầu chơi game phổ biến nhưng ở mức thiết lập đồ họa phù hợp.



Trải nghiệm phần mềm

Vào thời điểm Redmi Note 13 ra mắt (tháng 1/2024), máy được cài đặt mặc định giao diện MIUI 14 và Xiaomi đã hứa hẹn về việc cập nhật Xiaomi HyperOS cho thiết bị. Kết quả là Xiaomi đã giữ lời và Redmi Note 13 hiện đã cập nhật Xiaomi HyperOS. Trước đó thì mình đã thực hiện bài đánh giá Redmi Note 13 cập nhật Xiaomi HyperOS, các bạn có thể tham khảo thêm nhé.


Đánh giá Redmi Note 13 cập nhật Xiaomi HyperOS: Khác biệt gì so với MIUI 14? | Viết bởi Cáo - Foxtek

Đúng như kế hoạch Xiaomi từng công bố trong cuối tháng 2/2024 (trích dẫn từ trang Gizmochina), người dùng Redmi Note 13 trên toàn cầu đã có thể cập nhật Xiaomi HyperOS cho thiết bị. Bên cạnh sự thay đổi về mặt giao diện, tính năng mới…
tinhte.vn


Bên cạnh Redmi Note 13, nhiều thiết bị Xiaomi, Redmi, POCO khác hiện đã cập nhật HyperOS và các bạn có thể đọc qua bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nha.

Tổng hợp các máy Xiaomi, Redmi, POCO cập nhật Xiaomi HyperOS: Máy của bạn đã lên chưa? | Viết bởi Cáo - Foxtek

Theo chia sẻ từ Xiaomi tại sự kiện 27/10/2023, HyperOS là hệ điều hành "lấy con người làm trung tâm" với mục tiêu đưa loạt thiết bị thông minh (smartphone, máy tính bảng, smartband, smartwatch, thiết bị IoT,…) chạy một hệ điều hành duy nhất.
tinhte.vn


redmi-note-13-cap-nhat-hyperos-06.jpg
Redmi Note 13 của mình đã nhận được bản cập nhật HyperOS trong đầu tháng 4/2024.

Ngoài những thay đổi về mặt giao diện, mình nhận thấy thao tác đa nhiệm trên Redmi Note 13 sau khi cập nhật HyperOS đã trở nên thuận tiện hơn so với MIUI 14. Màn hình chia đôi ứng dụng trên Xiaomi HyperOS đã xuất hiện thêm biểu tượng dấu 3 chấm ở phần giữa (điều mà bản MIUI 14 trước đây không có). Khi nhấn vào biểu tượng này, chúng ta có thể mở ứng dụng từ dạng chia đôi thành dạng toàn màn hình hoặc cửa sổ nổi. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể hoán đổi vị trí giữa hai ứng dụng đang ở dạng chia đôi màn hình hoặc đóng một trong hai ứng dụng.

redmi-note-13-thao-tac-da-nhiem-moi.png
Biểu tượng dấu 3 chấm khi chúng ta chia đôi ứng dụng trên Redmi Note 13 ở HyperOS.

Nhắc đến đa nhiệm thì mình cũng thường sử dụng tính năng Thanh bên trên Redmi Note 13 và tính năng này trên bản cập nhật HyperOS được tinh chỉnh một chút so với MIUI 14. Cụ thể khi mình mở thanh bên và nhấn giữ vào một ứng dụng bất kỳ, hệ thống sẽ hiển thị hai tùy chọn mở ứng dụng bao gồm: Dạng toàn màn hình và dạng chia đôi màn hình. Trong trường hợp mình muốn sử dụng ứng dụng đó dưới dạng cửa sổ nổi, mình chỉ cần nhấn vào mà thôi (hệ thống sẽ cho tối đa 2 ứng dụng mở dưới cửa sổ nổi).

redmi-note-13-tinh-nang-thanh-ben.png
Mình thường sử dụng tính năng Thanh bên để mở nhanh cửa sổ nổi của các ứng dụng.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-27.jpg
Mình có thể sử dụng một ứng dụng và mở thêm cửa sổ nổi của hai ứng dụng khác.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-28.jpg
Khi mình thoát về màn hình chính, hai ứng dụng dưới dạng cửa sổ nổi sẽ được thu gọn ở mỗi bên góc màn hình.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-29.jpg
Mình có thể thao tác vuốt cửa sổ nổi từ trong ra ngoài để thu gọn dưới dạng biểu tượng ứng dụng.

Tuy nhiên, không điều gì là hoàn hảo và Xiaomi HyperOS trên Redmi Note 13 cũng vậy. Ngay từ thời điểm ban đầu khi vừa cập nhật HyperOS, mình nhận thấy Redmi Note 13 gặp tình trạng giảm điểm hiệu năng, một vài tựa game khi trải nghiệm thực tế bị giảm FPS và máy hao pin hơn so với MIUI 14 (mình có chia sẻ kỹ trong bài viết đánh giá Redmi Note 13 cập nhật Xiaomi HyperOS đã nhắc đến bên trên).

Bên cạnh đó, sau một thời gian sử dụng để làm bài đánh giá chi tiết mình cũng nhận thấy các hiệu ứng chuyển cảnh khi thực hiện thao tác vuốt chạm, mở/đóng ứng dụng, đa nhiệm,… không còn mượt như thời điểm ban đầu khi mình mới cập nhật HyperOS cho thiết bị.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-17.jpg
Các thao tác mở/đóng ứng dụng, đa nhiệm ứng dụng trên Redmi Note 13 ở HyperOS đôi lúc gặp tình trạng giật, khựng.

Ngoài ra, Redmi Note 13 sau khi cập nhật HyperOS vẫn gặp lỗi chậm thông báo các app mình thường sử dụng như: Messenger, Telegram và Facebook. Mặc dù mình đã kích hoạt mục “Không hạn chế” trong phần “Cài đặt nền” của ứng dụng nhưng tình trạng trên vẫn không được cải thiện.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-42.jpg
Mặc dù mình đã thiết lập mục “Không hạn chế” trong phần “Cài đặt nền” của ứng dụng Messenger nhưng Redmi Note 13 vẫn gặp lỗi chậm thông báo.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-23.jpg
Không chỉ gặp lỗi chậm thông báo, Redmi Note 13 ở HyperOS đôi lúc còn không hiển thị được bong bóng chat của ứng dụng Messenger.

Nói về lỗi vặt trên HyperOS thì có lẽ không chỉ mình mà nhiều bạn sử dụng các mẫu smartphone khác của Xiaomi cũng thường gặp phải. HyperOS không tệ nhưng rõ ràng Xiaomi cần phải sớm khắc phục các vấn đề trên bằng việc phát hành các bản cập nhật sửa lỗi, đặc biệt lỗi chậm thông báo vẫn còn tiếp diễn là một điểm trừ vô cùng lớn.



Thời lượng sử dụng pin

Trong phần đánh giá pin Redmi Note 13, mình đã thực hiện hai chuyên mục bao gồm:

  1. Đánh giá pin với 4 tác vụ sử dụng thực tế xoay vòng (từ 100% xuống 0%).
  2. Đo thời gian sạc đầy pin của máy (từ 0% lên 100%).

Đánh giá pin Redmi Note 13 với 4 tác vụ sử dụng thực tế xoay vòng (từ 100% xuống 0%)

Bên dưới đây là các điều kiện trong bài đánh giá pin Redmi Note 13:
  • Trải nghiệm 4 tác vụ xoay vòng.

  1. Chơi Liên Quân (thiết lập đồ họa ở mức tối đa tương tự phần chơi game ở trên)
  2. Xem video trên YouTube.
  3. Lướt ứng dụng Facebook.
  4. Lướt ứng dụng TikTok.

  • Mỗi tác vụ sử dụng 1 tiếng đồng hồ
  • Xoay vòng các tác vụ từ 100% xuống 0%.
  • Máy chỉ sử dụng 1 tác vụ và không có ứng dụng đa nhiệm chạy nền.
  • Máy có lắp SIM và kết nối mạng nhưng chỉ sử dụng kết nối Wi-Fi xuyên suốt bài đánh giá.
  • Độ sáng màn hình 100%, tắt tính năng tự động điều chỉnh độ sáng.
  • Bật loa ngoài với âm lượng 50%.
  • Không bật tiết kiệm pin, GPS và Bluetooth.

Kết quả mình thu được như hình ảnh bên dưới, viên pin 5.000 mAh của Redmi Note 13 có thể hoạt động liên tục 9 tiếng 8 phút cho 4 tác vụ xoay vòng. Thông qua bài đánh giá pin này, mình nhận định thời lượng sử dụng pin của Redmi Note 13 ấn tượng so với dung lượng pin mà máy được trang bị (cụ thể là 5.000 mAh).

Chi tiết hơn trong bảng kết quả pin tác vụ xoay vòng, chúng ta có thể thấy Redmi Note 13 tiêu tốn khoảng 8 - 14% cho mỗi tác vụ trong 4 tiếng đầu tiên. Sau mốc thời gian đó, mình nhận thấy mức phần trăm pin hao hụt ở các tác vụ sau có tăng nhẹ, cụ thể là khoảng 9 - 14%.

tinhte-redmi-note-13-danh-gia-pin.png
Bảng đo chi tiết thời lượng sử dụng pin của Redmi Note 13 theo từng tác vụ.

Như vậy với 100% pin trên Redmi Note 13 và theo những tiêu chuẩn trong bài đánh giá pin, ngay bên dưới đây sẽ là thời lượng mà bạn có thể sử dụng từng tác vụ.

tinhte-redmi-note-13-bang-tong-thoi-luong-pin.png

Đo thời gian sạc đầy pin Redmi Note 13 (từ 0% lên 100%)

Mình đã sử dụng bộ cáp sạc công suất 33 W chính hãng của Xiaomi trong bài đo thời gian sạc đầy pin Redmi Note 13 (sạc từ 0% lên 100%). Điều kiện cụ thể như sau:
  • Máy đã mở nguồn.
  • Máy có lắp SIM và kết nối mạng nhưng chỉ sử dụng kết nối Wi-Fi xuyên suốt bài đánh giá.
  • Máy kết nối mạng và nhận thông báo bình thường.
  • Sạc xuyên suốt từ 0% lên 100% và không sử dụng máy trong quá trình sạc.
  • Đã tắt tính năng “Sạc tối ưu” và chuyển sang chế độ “Sạc thường xuyên” để ưu tiên việc sạc đầy pin máy lên mức 100%.

tinhte-redmi-note-13-do-tat-bao-ve-pin.png
Mình đã tắt tính năng Sạc tối ưu để ưu tiên việc sạc đầy pin Redmi Note 13 lên mức 100%.

Như hình ảnh bên dưới đây, mình đã mất 1 tiếng 36 phút để có thể sạc đầy viên pin 5.000 mAh của Redmi Note 13 (sạc từ 0% lên 100%).

tinhte-redmi-note-13-do-thoi-gian-sac-pin.png
Bảng đo thời gian sạc đầy pin của Redmi Note 13 mất 1 tiếng 36 phút (sạc từ 0% lên 100%).



Chất lượng ảnh chụp, giao diện camera

Trước khi đi vào chi tiết, mình sẽ liệt kê thông số camera của Redmi Note 13:

  • Camera chính: Độ phân giải 108 MP, khẩu độ f/1.75.
  • Camera góc siêu rộng: Độ phân giải 8 MP, khẩu độ f/2.2.
  • Camera cận cảnh: Độ phân giải 2 MP.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-03.jpg
Redmi Note 13 sở hữu camera chính với độ phân giải 108 MP.

Nếu so sánh với Redmi Note 12, độ phân giải camera chính trên Redmi Note 13 đã được nâng từ 50 MP lên thành 108 MP. Vì vậy, thiết bị có khả năng chụp ảnh thu phóng với chi tiết rõ ràng, đồng thời được nhà sản xuất tích hợp các thuật toán thông minh để xử lý hình ảnh.

Dựa trên trải nghiệm thực tế, mình nhận thấy camera của Redmi Note 13 cho ra chất lượng ảnh chụp ổn nhất trong môi trường đủ sáng. Máy cũng có chế độ chụp độ phân giải cao 108 MP nhưng ngay cả hệ thống cũng đưa ra đề xuất rằng mình nên chụp trong môi trường được chiếu sáng tốt. Như vậy, trong trường hợp mình sử dụng Redmi Note 13 để chụp ảnh trong môi trường thiếu sáng thì máy cho ra ảnh chụp với chất lượng không quá tốt.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-33.jpg
Khi kích hoạt chế độ chụp 108 MP, hệ thống đưa ra gợi ý cho mình rằng cần chụp ảnh trong môi trường được chiếu sáng tốt.

redmi-note-13-anh-chup-tu-dong.jpg So sánh ảnh chụp mức 1x ở chế độ tự động (bên trái) và chế độ chụp 108 MP (bên phải).

redmi-note-13-anh-chup-tu-dong-1.jpg So sánh ảnh chụp mức zoom 3x ở chế độ tự động (bên trái) và chế độ 108 MP (bên phải).

IMG-20240428-162005.jpg So sánh ảnh chụp cận cảnh chế độ tự động (bên trái) và chế độ 108 MP (bên phải).

redmi-note-13-anh-chup-nguoc-sang-tu-dong.jpg So sánh ảnh chụp ở chế độ tự động (bên trái) và chế độ 108 MP (bên phải).

IMG-20240427-174253.jpg
IMG-20240427-174256.jpg
IMG-20240427-174301.jpg
Ảnh chụp buổi hoàng hôn ở Landmark 81 quận Bình Thạnh ở mức zoom lần lượt là 1x, 2x, 3x từ camera của Redmi Note 13.

IMG-20240428-190304.jpg So sánh ảnh chụp trong nhà ở chế độ tự động (bên trái) và chế độ 108 MP (bên phải).

IMG-20240428-190034.jpg
Đây là ảnh chụp trong điều kiện thiếu sáng (chế độ tự động) từ camera của Redmi Note 13.

Bên cạnh đó, mình nhận thấy giao diện camera của Redmi Note 13 trực quan, dễ dùng, dễ làm quen và đầy đủ các tính năng chụp ảnh/quay video phổ biến hiện tại điển hình như: Chân dung, chụp ban đêm,toàn cảnh (Panorama), chế độ chụp chuyên nghiệp (không có định dạng RAW), quay video chuyển nhanh, quay video chuyển động chậm,…

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-31.jpg
Giao diện camera của Redmi Note 13 trực quan, dễ dùng và dễ làm quen.

Một điểm mà mình thích trong phần giao diện camera của Redmi Note 13 là có thể tự do tùy biến. Các bạn có thể vào phần Cài đặt chung của camera, chọn mục Tùy chỉnh và chúng ta sẽ có hai mục là “Bố trí tính năng” và “Chế độ camera” để có thể tối ưu giao diện chụp ảnh của máy theo sở thích cá nhân.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-34.jpg
Redmi Note 13 cho phép mình lựa chọn giao diện Chế độ camera.

Tuy nhiên, mình cảm thấy không hài lòng về trải nghiệm chụp ảnh trên Redmi Note 13 bởi thiết bị gặp tình trạng giật, khựng nhẹ khi mình nhấn chụp ảnh khoảng 3 - 4 bức hình liên tiếp. Ngoài ra, ứng dụng Camera trên thiết bị đôi lúc còn gặp tình trạng không phản hồi và tự thoát ra ngoài màn hình chính. Mình hy vọng là Xiaomi có thể sớm khắc phục các lỗi này bằng các bản cập nhật phần mềm trong thời gian tới.

Nhận định của mình

Nhìn chung, mình đánh giá Redmi Note 13 là một sản phẩm tốt ở mức giá dưới 5 triệu. Chúng ta sẽ có một thiết bị với ngoại hình bắt mắt, trải nghiệm cầm nắm thoải mái, chất lượng hiển thị tốt và hệ thống camera đáp ứng được nhu cầu chụp ảnh cơ bản. Nếu so sánh với các đối thủ trong phân khúc giá dưới 5 triệu, mình nghĩ rằng Redmi Note 13 là một sự lựa chọn đáng cân nhắc.


Tuy nhiên, điều khiến mình chưa hài lòng về Redmi Note 13 chính là trải nghiệm sử dụng HyperOS. Như mình đã chia sẻ bên trên, bản cập nhật này không chỉ khiến thiết bị giảm nhẹ về hiệu năng và thời lượng pin mà còn gây ra một vài lỗi từ nhỏ đến lớn thật sự ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng hằng ngày của mình.

tinhte-danh-gia-redmi-note-13-24.jpg
Redmi Note 13 là một sự lựa chọn đáng cân nhắc trong phân khúc giá dưới 5 triệu nhưng sản phẩm hiện còn gặp vài lỗi về phần mềm ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.

Vậy các bạn đánh giá Redmi Note 13 như thế nào? Hãy để lại cảm nghĩ của bạn ở phần bình luận bên dưới bài viết cho mình được biết nha. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.

Hãy mạnh dạn chia sẻ review về một món đồ, một dịch vụ mà bạn thấy hài lòng nhé. Thông tin của bạn giúp được cho rất rất nhiều người luôn đó, cảm ơn bạn trước :x

92 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Android mà muốn sống thì cứ dưới 5tr thôi. Cao quá người ta lại nghĩ đến iphone cũ
@hongphuc1992 Năm nào redmi note cũng bán chạy. Giá ngon dưới 4 cụ
https://shopee.vn/Điện-thoại-Xiaomi-Redmi-Note-13-Hàng-Chính-Hãng-mới-100-Bảo-hành-18-tháng-i.68527388.24907835906
senfall
TÍCH CỰC
21 ngày
@hongphuc1992 Thế thì phá sản hết từ lâu rồi làm gì còn con nào sống. đấy là quan điểm của bạn thôi. Chứ 2 30tr người ta vẫn mua bt. Thần thánh hóa ip để làm gì nhỉ, nhiều bạn k có tiền cũng cố trả góp ip mới đến khổ.
canhtran92
ĐẠI BÀNG
20 ngày
@hongphuc1992 cùng giá 5 củ thì dùng con iphone đời Tống làm gì cho nó khổ nhờ =))
K hiểu lắm cái cấu hình, vẫn snap 685 từ thời nào, thua cả máy mấy đời trước 😃
@Huong-Dung đáng lẽ cũng phải đc dimen 8300 chứ
@haobcyqhdvb chip vậy đủ dùng rồi, chip mới làm gì rồi nâng giá lại chê
Bài đánh giá công phu thật.
Chắc phải soạn cả tháng mới xong bài này.
jerryno6
ĐẠI BÀNG
21 ngày
@PhanThang09 Dùng AI hỗ trợ chắc giảm xuống còn nửa ngày
@PhanThang09 tks bạn, đúng là cũng mất thời gian thật nhưng không tới cả tháng nè 😁
Cười vui vẻ
@jerryno6 à, đó giờ tui không có dùng AI viết bài nè
sentino
ĐẠI BÀNG
21 ngày
@Cáo - Foxtek Nên dùng đi bác.
Mr Do
TÍCH CỰC
22 ngày
đang tìm hiểu mua con này, cảm ơn bác về bài đánh giá rất chi tiết
@Mr Do cám ơn bác đã có lời khen, hy vọng bài viết có thể hỗ trợ thông tin trong việc lựa chọn sản phẩm 😁
kemmet
ĐẠI BÀNG
22 ngày
Đang dùng và cho cảm nhận là máy khá tệ.
Giật lag xảy ra rất thường xuyên khi chuyển đổi các app liên tục.
Các ứng dụng Skype, teams, Viber, messenger luôn bị treo lag tầm 5,7s để fetch được tin nhắn về. Lúc này là bàn phím treo luôn.
Nếu dùng 1 ứng dụng duy nhất thì máy cho phản hồi khá tốt.
Còn công việc mình : check mail, nhắn tin Skype, Viber, WhatsApp liên tục thì máy này không đáp ứng được.

Điểm tệ nữa là quảng cáo pin cho thời lượng tốt. Nhưng thực tế là tự động xoá cached, tắt hết các ứng dụng để tiết kiệm pin. Thành ra tầm 30p sau mở ứng dụng lên lại phải mất công đợi reload lại ứng dụng rất là phiền phức. Nếu tắt chế độ tự động xoá cached và không tắt ứng dụng khi tắt màn sau khoảng thời gian cố định thì pin tụt thê thảm.

À, tối ưu ram bọn này khá mất dậy, luôn ép lưu vào cached and bộ nhớ, xong để thừa bộ nhớ ram ra 4 đến 5gb là rất lãng phí. Vừa chậm máy vừa nhanh hỏng bộ nhớ.

Cam to phô trương nhưng cho chất lượng ảnh bình thường ở điều kiện đủ sáng. Phù hợp chụp ảnh tài liệu giấy tờ

Ngoài 3 điểm trên thì không có điểm gì chê nữa.
Màn oled và 120hz là một điểm cộng.
tunglc
ĐẠI BÀNG
21 ngày
@dontask123 Viết đánh giá ảo dìm hàng thì có, chê hàng TQ thì mới đúng là review còn khen thì ko phải ah =)) t xài con xiaomi note 10 hơn 3 năm nay mọi thứ đều ổn chiến game tốt có gặp tình trạng méo nào như vậy đâu.
tunglc
ĐẠI BÀNG
21 ngày
@Hạt mè bé xíu Viết đánh giá ảo dìm hàng thì có chứ sự thật cái gì.
tunglc
ĐẠI BÀNG
21 ngày
@Salamanderslmd Nghe đánh giá là biết xiaolone rồi - 1 người dùng 2 con xiaomi giá dưới 5tr gần 4 năm nay mọi thứ đều ổn cho hay.
@kemmet Đánh giá chân thật và mình xác nhận là chính xác 😁 Cám ơn bạn vì cmt rất chất lượng.
Trong cùng, cận phân khúc, Xiaomi đập chết đám Thiên Hà phế vật, Oppo ngào ộp. Còn lấy đám này ra so với đám tầm trên thì… chắc bị ngáo.
cũng đáng mua
Con Note 13 của mình vẫn kẹt ở MIUI 14.0.9 vẫn chưa lên dc Hyper Os nhỉ?
@thuylienevn
bạn xem video này nhé. Khỏi cần nghe tiếng anh, cứ làm 100% theo video là được. Link download các gói cần thiết ở description luôn
@Phùng Sang Note 11 đổi khu vực qua ấn độ cái có cập nhật hyper os luôn. Bác thử xem sao nhé
@ahihidongocahiahi Máy mình khởi động lại cái tự cập nhật luôn , kh cần đổi khu vực gì hết
@haithanh079 đã lên
thank
thêm 15tr nữa đập hộp iPhone 15 các fen ơi 😁
maicasio
TÍCH CỰC
21 ngày
@para-hạ-sốt Ăn mì Hảo Hảo cả năm quá.
EvilArtist
ĐẠI BÀNG
21 ngày
@para-hạ-sốt Thêm 15tr nữa để từ 120Hz xuống 60Hz, sạc 2-3 tiếng, sống chậm lại cho thanh thản
SuQN1205
TÍCH CỰC
22 ngày
mình đã chọn mua con A05s cho ba mẹ xài cho nhu cầu giải trí thay vì con này vì màn hình to, pin trâu, xem youtube rất đã, máy ổn định. Người lớn chỉ cần có vậy thôi!
@SuQN1205 Same here.
jerryno6
ĐẠI BÀNG
21 ngày
@SuQN1205 Dòng A05 và A05s trên tgdd thấy review tệ quá bạn ơi, có 3 sao à. Nên minh chưa dám mua nữa.
SuQN1205
TÍCH CỰC
21 ngày
@jerryno6 A05s thì Ok lắm đó.
Bài viết rất chi tiết.
Pin 5000 sạc 33W và màn 6.67 thì vẫn như các đời trước. Sạc đầy 1h36ph y như con note 9 pro dang xài cũng 1h30ph
Chip 685 thì hẻo nếu là snap7 gen 2 thì tốt quá
Ốp lưng nhám tặng kèm thay ốp silicon quá tốt, không sợ ố vàng sau 2 tháng dùng
Hyper OS nâng cấp gì mà cũng vẫn chậm thông báo, còn hao pin hơn và vẫn không giảm được các app truyền thống
@anhlucky2 Snap7 gen 2 thì sao có giá này được bạn ơi.
@anhlucky2 😁 cám ơn bạn vì lời khen :D mình cũng rất vui khi bài viết được bạn đón nhận
Mod này viết bài chất đấy
Cá nhân nghĩ mod nên thêm ảnh, điểm hiệu năng, pin của 1 số máy khác trong tầm giá để tham chiếu. Chứ nói chung chung như thế cũng chưa định vị dc nó tốt hay tệ như nào
Vấn đề rom quốc tế lỗi, hao pin vẫn luôn có trên máy xiaomi, mình trải nghiệm 13 pro 5 tháng, gần như ko một lỗi nhỏ
@cupeastupid cám ơn phần đóng góp, góp ý của bạn, mình sẽ tham khảo nhé 😁

Phần điểm hiệu năng mình cũng chỉ chấm vì hiểu là người đọc cần để tham khảo, tuy nhiên phần điểm hiệu năng thực sự không nói được hết phần hiệu năng mà máy thể hiện. Nếu nhấn quá nhiều trong phần điểm (so sánh) thì mình sợ người đọc sẽ bị cuốn nhiều vào đó. Thật tế là chấm điểm mình cũng chấm 3 lần và lấy điểm trung bình của 3 lần chấm, không cao nhất cũng không thấp nhất là vì vậy
iOS cài xong thì tìm app cần xài cài vào, còn Android giờ cài xong phải tìm app không cần xài xóa đi
J000
TÍCH CỰC
22 ngày
Redmi note 12 hay note 13 gì cũng vậy, mình mua cho phụ huynh xài cả 2. Snap dragon + 120hz ko hiểu sao nó cứ giật giật lag lag rất khó chịu. Thiết nghĩ ko cần 120hz cũng dc, làm cho máy nó chậm đều cũng dc, nhưng đừng có lag
@J000 Vậy giảm tần số quét 120Hz xuống, lướt báo xem mxh thì cần 120Hz làm gì?
@J000 thú vị, mình thấy việc để máy chậm đều sẽ ổn hơn là lag nhanh chậm thất thường.
Stampz
ĐẠI BÀNG
21 ngày
Đang xài 1 con, mua tạm do anh bạn Redmi K50 Pro cũ bị ngủm củ tỏi. Nói chung thì đúng với giá tiền thôi. 5tr mình cũng không thể đòi hỏi nhiều hơn được.
1. Nhìn đẹp, không nói thì khó ai nghĩ đây là 1 con máy giá rẻ. Tặng kèm cái ốp khá tốt, mặc ốp vào cầm khá chắc tay.
2. Snapdragon 685 đúng là hơi chậm. Nếu để lướt mạng đọc báo, liên lạc zalo, mở mấy app thanh toán các thứ... thì không đến nỗi, còn Gaming, chạy đa nhiệm xem video PiP... thì hơi lag. Thời gian load app cũng lâu. Nhưng được cái màn AMOLED 120Hz cũng gỡ gạc phần nào trải nghiệm.
3. Cam xấu (so với con K50 Pro cũ của mình). Tất nhiên rồi, máy rẻ thì đành chịu.
4. Cảm biến vân tay trong màn hình không được nhạy, lần đầu setup vân tay mình cũng phải chật vật mãi mới xong.
5. HyperOS mình cũng không thấy khác biệt nhiều so với MIUI cũ. Thực chất vẫn là MIUI được facelift lại, không có gì nổi bật. Hiệu năng và thời lượng pin vẫn vậy.
@Stampz cmt chất lượng quá 😁
ở đâu ra điện thoại "quốc dân" vậy?
@khanhduy.39n Xiaomi bơm tiền cho tinhte nhiều quá.
@khanhduy.39n hì, tui để dấu ? ở tittle giống với bạn để ? ở cmt vậy đó 😁
Lâu lâu nó chướng. Là reload nguyên cái màn hình chính bực cả mình.
Cái màn hình sạc nhanh hiển thị chi tiết từng % đã sạc realtime thì màu mè lại còn ko đúng thực tế. Như nhét cái timer đếm lên v. Trông ghét vãi.
Đó là trải nghiệm của hình hơn 2 tháng
@VănThanh373 Tắt RAM ảo đi máy chạy nhanh hơn khá nhiều đó.

Ko hiểu sao lại có cái trò RAM ảo làm máy vừa chậm vừa lag giật giật.
@nonut Vừa mua là tắt liền r bro.
Mình anti ram ảo từ windows đến android
giờ còn 685 luôn hả, té xỉu
5tr mua hàng xách tay ok hơn.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019