Lạc xoong

Lạc xoong


Đây là màn hình 4K 1000Hz của TCL, nhưng thực sự có ai cần tới nó?

P.W
22/5/2024 6:34Phản hồi: 45
Đây là màn hình 4K 1000Hz của TCL, nhưng thực sự có ai cần tới nó?
Đây là mẫu thử nghiệm màn hình mà đơn vị gia công tấm nền TCL CSOT đã đem tới sự kiện Display Week 2024. Tấm nền cong độ phân giải 4K có tần số quét lên tới 1000Hz. Trước đó, cũng tại Display Week 2024, Samsung đã hé lộ mẫu màn hình 18 inch công nghệ mới toanh, họ gọi là QD-LED, hay còn được biết đến với những cái tên khác như NanoLED và QDEL, chấm lượng tử là nguồn sáng, không cần lớp LED hoặc OLED xanh lam ở tấm nền nữa.

Samsung trình diễn màn hình QD-LED, chấm lượng tử chính là nguồn sáng, thay thế QD-OLED

QD-LED, hay còn được gọi bằng những khái niệm khác như QDEL hay NanoLED, là công nghệ tấm nền màn hình ứng dụng chấm lượng tử chính là nguồn sáng, không cần đèn nền, không cần một lớp bóng LED hoặc diode OLED xanh lam phía dưới lớp chấm lượng tử…
tinhte.vn


Quay lại với cái màn hình 1000Hz của nhà sản xuất nổi tiếng đến từ Trung Quốc. Hiện tại những màn hình thương mại với tần số quét cao nhất trên thị trường bao gồm ROG Swift 500Hz hay ROG Swift Pro PG248QP 540Hz của Asus, Alienware AW2524H 500Hz của Dell, và gần đây nhất là sản phẩm giá 30 triệu Đồng từ BenQ Zowie, XL2586X 540Hz.

BenQ Zowie ra mắt màn hình 540Hz và chuột gaming

Zowie hôm nay ra mắt loạt màn hình và chuột mới cho năm 2024, nổi bật là model màn hình 24"5 với tần số quét lên tới 540Hz cũng như chuột không dây đối xứng, thiết kế cho gamer. Đây có thể coi là màn hình với tần số quét cao nhất hiện nay…
tinhte.vn


Ở tần số quét này, mọi lợi thế về tốc độ phản hồi của tấm nền đều bớt hữu ích nếu so sánh với những màn hình 360Hz. Chưa kể, để những trò chơi thể thao điện tử chạy được ở tốc độ khung hình tận dụng tối đa sức mạnh của tấm nền, thì cấu hình máy tính cũng tạo ra áp lực về mặt tài chính với người chơi. Thành ra, tất cả chúng đều chỉ dành cho hai đối tượng khách hàng duy nhất. Một là những gamer chuyên nghiệp, chơi điện tử kiếm tiền, cần linh kiện PC mạnh nhất để giành lợi thế trong những giải đấu trị giá hàng triệu USD. Thứ hai chính là những đơn vị tổ chức các giải đấu eSports đó, mua về lắp dàn máy thi đấu cho các gamer chuyên nghiệp kể trên.


Gần đây hơn, thì có những sản phẩm phù hợp hơn với nhiều đối tượng gamer có tiền khác, chẳng hạn như chiếc màn hình hai chế độ, Full HD 480Hz để thi đấu, hoặc 4K 240Hz để thưởng thức game bom tấn, 32GS95UE-B của LG chẳng hạn.

“Mắt người có nhìn được quá 60 FPS đâu?”


Câu chuyện chạy đua tần số quét màn hình chắc chắn sẽ tạo ra những câu bình luận ở dưới, rằng “mắt người có nhìn được quá 60Hz đâu?” Hóa ra nguồn gốc của tuyên bố này dến từ kết quả của một cuộc nghiên cứu khoa học. Cuộc nghiên cứu này thử nghiệm cho tình nguyện viên ngồi trước một nguồn sáng nhấp nháy, và rồi đi đến kết luận, rằng ở tần số 60Hz, mắt người không còn nhận biết được đèn nhấp nháy nữa, mà chỉ thấy nguồn sáng rất ổn định.

Thành ra mọi người mới đưa ra khẳng định (rõ ràng là sai), rằng hình ảnh trên 60 FPS không tạo ra khác biệt.

Vấn đề ở đây, là 60Hz, 144Hz hay thậm chí là 480Hz hoàn toàn không liên quan gì tới một nguồn sáng nhấp nháy như trong nghiên cứu khoa học kể trên. Độ mượt mà của hình ảnh phụ thuộc vào những chi tiết động di chuyển trên màn hình, với hàng triệu điểm ảnh hiển thị nội dung cùng một lúc.

Chỉ cần một bài thử nghiệm rất đơn giản trên trang web Motion Test, hoặc trên những ứng dụng thử nghiệm tốc độ phản hồi điểm ảnh của màn hình, mình hay tin dùng SmoothFrog, là anh em sẽ nhận ra tần số quét cao thực sự tạo ra được trải nghiệm chơi game và xem hình ảnh ở tốc độ khung hình cao, hay thậm chí chỉ đơn giản là di chuột cũng mượt hơn đến mức nào.

6436448-DSC-8666.jpg

Tần số quét 60Hz kỳ thực cũng chỉ là con số tối thiểu để tạo ra khác biệt so với tốc độ khung hình mang tính điện ảnh, 23,976 khung hình/giây NTSC, rồi sau này các hãng làm tròn lên 30Hz. Tần số quét càng thấp thì hình ảnh lưu trên từng pixel lâu hơn, tạo ra vệt mờ, hay thậm chí có thể tạo cảm giác chóng mặt say xe khi nhìn hình ảnh ở tốc độ khung hình thấp. Đấy cũng là một lý do nhiều người chơi game FPS bị chóng mặt, bên cạnh lý do thứ hai là tiền đình yếu, cơ thể người ngồi im nhưng mắt nhìn vật thể chuyển động đổi góc nhìn liên tục, dẫn tới việc choáng váng chóng mặt.

Quảng cáo


Tốn bao nhiêu tiền để được chơi game ở 1000 FPS?


Đương nhiên cũng phải đề cập tới một yếu tố nữa, bên cạnh tần số quét của tấm nền. Đấy là một khái niệm mà bây giờ hiếm khi có hãng sản xuất màn hình nào đề cập. Anh em lên các trang web của các hãng, từ LG đến Asus, từ BenQ Zowie đến Alienware, họ đều chỉ đề cập tới đơn vị GtG (Grey to Grey) khi nhắc đến tốc độ phản hồi của điểm ảnh. Con số này với màn IPS thường là 0.1 ms, và OLED là 0.03 ms. Nhưng độ mượt mà của hình ảnh hiển thị thì có một đơn vị khác hẳn, là MPRT, Moving Picture Response Time.

Các hãng có cách kết hợp tần số quét cao với tốc độ xử lý của hệ thống đèn LED nền trong những panel TN và IPS để giảm con số MPRT này xuống hết mức có thể. Với IPS và TN, các hãng thường ứng dụng một thuật toán trong phần mềm điều khiển màn hình gọi là backlight strobing, mỗi hãng có một thuật toán viết riêng để đồng bộ đèn nền với lớp tấm nền hiển thị pixel.

Đó là cách giải quyết vấn đề bóng mờ của hình ảnh chuyển động ở tốc độ cực nhanh, mỗi 1 mili giây lại thay đổi một lần trên màn hình 1000Hz. Nhưng vấn đề quan trọng hơn, là để tận dụng được hết khả năng của màn 1000Hz, thì game anh em chơi cũng phải chạy ở tốc độ khung hình tiệm cận con số này. Để làm được điều đó, anh em cũng phải chuẩn bị sẵn chừng trăm triệu mua PC chơi điện tử trước đã.

Mà thậm chí những phần cứng PC mạnh nhất hiện giờ cũng chưa thấy chơi được trò nào trên 1000 FPS cả. Lấy ví dụ theo dữ liệu của Nvidia, RTX 4090 có thể chơi được Rainbow Six Siege và Fortnite ở tốc độ khung hình trên 600. Counter-Strike 2 mới cập nhật thì ngốn khá nhiều tài nguyên CPU và GPU, trước kia Core i5-13600K chơi thoải mái ở tốc độ khung hình từ 400 đến 500 FPS, nhưng giờ chỉ còn chừng 280 đến 350 FPS tùy bản đồ.

Thành ra muốn chơi điện tử ở tốc độ trên 1000 FPS, để những màn hình tần số quét 1000Hz thực sự phát huy tác dụng, vừa tốn kém, vừa phải đợi ít nhất là 1 thế hệ phần cứng PC nữa, kèm theo những công nghệ tạo khung hình mới như của DLSS 3 chèn vào giữa những khung hình mà CPU và GPU render.

Theo ArsTechnica

Quảng cáo

45 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

SilverA
TÍCH CỰC
25 ngày
Nếu đây là màn hình của Apple thì sao nhỉ!?
@SilverA Thì nó giống cái kính
@SilverA Mơ đi! đó là màn hình để phục vụ cho nhu cầu Gaming, Apple làm gì rảnh để quan tâm mấy thứ đó!
SilverA
TÍCH CỰC
18 ngày
@MyPrincessVN Thèm vào mơ! 😆
Chưa đc thử màn hình cao hơn 120Hz nên thực sự ko biết những con số cao hơn 120Hz có thực sự khiến ta cảm thấy chuyển động “mượt hơn” hay ko? Và giới hạn mắt con ng thực sự có thể “cảm nhận” đc tối đa là bao nhiêu Hz nhỉ?
Macole
ĐẠI BÀNG
22 ngày
@bugatti269 Vấn đề là mắt nó ko phải shutter như máy ảnh nó phơi sáng liên tục trong khi ghi nhận 1 khung hình, ví dụ 1 quả bóng bay nhanh ta phải nhìn theo nó nếu ko ta chỉ thấy 1 vệt sáng dài, với tốc độ khung hình cao đảm bảo mắt người có thể nhìn theo vật chuyển động liên tục. Tóm lại tần số màn hình càng cao càng dễ nhìn các đối tượng di chuyển nhanh.
@Macole cứ 90hz cho lành bác nhỉ
Macole
ĐẠI BÀNG
22 ngày
@haobcyqhdvb Ko có giới hạn nào tùy theo nhu cầu, chơi mấy game 2d thì 120hz quá đủ nhưng game fps thì 240hz mới là chuẩn mực.
@causelove94 Tớ dùng màn 2k 170hz 2 năm nay và khẳng định là khác bọt nhé
Đúng là mấy anh pháp sư tung của. Làm màu là chính thôi.
Mình thấy màn 120Hz khác so với 60Hz ở độ mượt mà rồi. Còn cao hơn mình không biết do không có sài.
Cái thông số GtG nó khóa chết hết các tốc độ này nọ rồi còn đâu...Giờ thì thấy Oled có tốc độ nhanh nhất là 0,03ms.
Màn hình này có nhanh hỏng ko nhỉ.
Tôi cần nè . Ai cho là tui nhận ngay, mấy bạn không cần thì nếu có ai cho thì đừng có lấy nha
Cái tôi cần nhất là
PING thấp
Và tần số đáp ứng màn hình thấp nhất 0,5ms hoặc 0,001ms

Chứ tần số quét 240Hz là đủ rồi 😁
Cười ra nước mắt
Thinh Nu
ĐẠI BÀNG
23 ngày
Tần số quét cao mình thấy hữu dụng cho cả việc design, coding như mình. Mình đang dùng lg 32gr93u-b ở độ phân giải native 4K. Kéo chuột chính xác và mượt hơn hẵn. Khả năng cao mình sẽ không quay về màn 60Hz dù chỉ làm việc văn phòng.
Có trang J*V nào nét 4K chưa các bác. để tạu 1 em về xem cho căng 😁
iolna
TÍCH CỰC
22 ngày
@BánTáoQ10 Xem VR mode thì sẽ có trải nghiệm 4K120FPS nha 😅

Chính xác là mấy video POV
taidv1994
ĐẠI BÀNG
23 ngày
Phải dùng 1 thời gian màn tần số cao, rồi quay lại màn tần số thấp hơn thì sẽ rõ mắt mình cảm nhận đc hay không, với cả quan trọng trong mục đích sử dụng nữa, vd như chơi game, bắn súng tốc độ chúột rất nhanh, hay lúc kéo con lăn dòng chữ trượt mượt mà
Wangdang76
ĐẠI BÀNG
23 ngày
@taidv1994 b chỉ cần nhìn con trỏ chuột bt là thấy ngay rồi, hz cao con trỏ lúc di chuyển nó liền mạch hơn
18K
CAO CẤP
23 ngày
Hãng Thịt Chó Luộc
1000Hz dùng duyệt web nó cũng mượt hơn mà; đâu phải lúc nào cũng games ? mình dùng màn 4k 144hz để duyệt web sướng hơn bao nhiêu;
Cười vô mặt
27up850 là đủ rồi
4k 144hz lap kéo ko nổi chứ nói gì tới 1000hz
Nếu đây là màn hình của Apple thì nó sẽ là "rất cần thiết cho con người" cho mà xem.
Vãi đạn 1.000hz
Mắt người chắc chắn phân biệt đc 60hz và 120hz. Mình thấy 120hz / 144hz nên trở thành tiêu chuẩn mới. Còn 240hz thì tuỳ đối tượng. Còn > 500hz thực sự ko cần thiết.
VGA cỡ nào để kéo nhỉ ... hình giao diện lướt web này kia thì đỡ, chứ game thì kéo sao được.
làm cái này để cho oách giật tít cho nổi tiếng chứ ai xài tới mức đó, mà đ biết cái màn thực sự 1000hz không, lấy cái lol gì ra đo bây h

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019