Deepfake còn có thể làm giả tinh vi ảnh vệ tinh, các chuyên gia lo ngại rủi ro an ninh!

bk9sw
28/4/2021 6:46Phản hồi: 17
Deepfake còn có thể làm giả tinh vi ảnh vệ tinh, các chuyên gia lo ngại rủi ro an ninh!
Những gì mà deepfake có thể làm đã vượt quá tưởng tượng của chúng ta, khiến thật giả vàng đen lẫn lộn. Không chỉ làm giả cực kỳ tinh vi khuôn mặt của Tom Cruise hay ảnh khỏa thân của người nổi tiếng, công nghệ này còn đang thể hiện một mối đe dọa khác khi nó có thể làm giả ảnh vệ tinh, từ đó gây ra mối lo ngại về an ninh quốc gia.

Thử hình dung một bức ảnh vệ tinh bị làm giả bởi deepfake - nó có thể khiến thông tin bị sai lệch theo nhiều cách, chẳng hạn như lừa bịp người xem về một đám máy cháy rừng, lũ lụt hay bóp méo thông tin vốn đã được xác thực bởi ảnh vệ tinh. Một ví dụ như trại tập trung những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và chính phủ Trung Quốc cũng có thể phủ nhận thông tin này là giả với ảnh vệ tinh giả . Vậy nên các nhà nghiên cứu lo ngại rằng ảnh địa lý tạo ra bởi deepfake có thể gây ra các vấn đề về an ninh quốc gia.

Quân đội Hoa Kỳ đã cảnh báo về hiểm họa này từ năm 2019. Todd Myers - nhà phân tích đến từ Cơ quan tình báo Không gian và Địa lý quốc gia đã đưa ra một tình huống trong đó phần mềm lập kế hoạch của quân đội Mỹ bị đánh lừa bởi dữ liệu giả về một cây cầu không có thật. "Vì vậy, từ góc độ chiến thuật hay lập kế hoạch nhiệm vụ, bạn huấn luyện cho các lực lượng của mình đi theo một con đường nhất định hướng đến một cây cầu nhưng thực tế nó không có ở đó. Và thế là có một bất ngờ lớn đang chờ bạn," Myers nói.

Deepfake Tacoma.jpg
Một bức ảnh chụp vệ tinh giả mạo thành phố Tacoma, nó được tạo ra bằng cách “chuyển” một khu phố của Bắc Kinh lên bản đồ một khu phố của Tacoma.

Nhà nghiên cứu Bo Zhao cùng các đồng nghiệp tại đại học Washington mới đây đã đăng tải một nghiên cứu với chủ đề "Deep fake geography" trong đó bao gồm các thí nghiệm nhằm tạo ra và nhận biết ảnh vệ tinh giả. Theo Zhao thì bước đầu tiên để đối đầu với vấn nạn này là cần phải giúp mọi người nhận thức được rằng rủi ro từ ảnh vệ tinh giả mạo từ deepfake thực sự tồn tại.

Zhao cho biết mục tiêu là để "làm sáng tỏ chức năng mang lại độ tin cậy tuyệt đối của ảnh vệ tinh và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác động tiềm tàng của ảnh vệ tinh làm giả bằng deepfake." Ông cho biết đây cũng là nghiên cứu đầu tiên nhằm vào khía cạnh này dù deepfake là chủ đề được thảo luận rộng rãi từ lâu.

Công nghệ AI như thuật toán học sâu (Deep Learning) được nhiều hệ thống thông tin địa lý (GIS) xem là giải pháp tuyệt vời để giải quyết các vấn đề về địa lý. Tuy nhiên, có không ít những chuyên gia nhìn nhận tiêu cực hay chỉ trích các rủi ro tiềm ẩn của deepfake trong lĩnh vực địa lý và hơn thế nữa.

Thực tế con người đã có lịch sử "giấu giếm" bằng chứng địa lý từ rất lâu. Theo nghiên cứu của Zhao, ông cho biết con người từ lâu đã làm giả bản đồ, kể từ khi nó được sinh ra, từ những bản đồ địa lý thần thoại do các nền văn minh cổ đại như Babylon soạn thảo cho đến các bản đồ tuyên truyền hiện đại, được dùng trong thời chiến nhằm làm lung lay tinh thần của kẻ thù.

[​IMG]

Một trong những ví dụ điển hình của việc làm giả bản đồ là tạo ra những "thị trấn trên giấy" hay "đường bẫy". Đây là những khu dân cư và con đường được người vẽ bản đồ thêm vào nhằm mục đích chống người khác ăn cắp tác phẩm của họ. Zhao nói: "Đây là một hiện tượng đã có trong nhiều thế kỷ." Lần này với công nghệ mới, nó tạo ra thách thức mới: "Nó mới lạ ở chỗ hình ảnh vệ tinh được deepfake làm mờ rất thật và những con mắt chưa qua đào tạo sẽ dễ dàng bị đánh lừa."

Có một điều chắc chắn là việc tạo ra ảnh vệ tinh giả sẽ dễ hơn nhiều so với video giả mạo một ai đó. Những bức ảnh vệ tinh thường có độ phân giải thấp và việc deepfake làm giả yếu tố này càng khiến cho bức ảnh trở nên thuyết phục hơn. Chưa kể là hình ảnh vệ tinh từ lâu đã được xem là một nguồn tham chiếu đáng tin cậy. Zhao nói: "Hầu hết ảnh vệ tinh được tạo ra bởi các chuyên gia hoặc chính phủ nên công chúng có xu hướng tin rằng chúng là thật."

Deepfake geography 2.jpg
Với GAN, deepfake có thể “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” để tạo ra hàng loạt ảnh vệ tinh giả trông như thật.

Quảng cáo



Ngoài ra, là một phần của nghiên cứu thì Zhao cùng các đồng nghiệp cũng đã tạo ra một phần mềm để tạo ảnh vệ tinh giả dựa trên GAN - cũng một kỹ thuật mà người ta đã dùng để tạo ra những khuôn mặt không tồn tại trên Trái Đất ở trang ThisPersonDoesNotExist.com. Dựa trên phần mềm này thì ảnh vệ tinh giả cũng có thể được phát hiện dựa trên các đặc tính như chi tiết, tương phản và màu sắc. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng qua thời gian khi deepfake ngày càng tinh vi hơn thì các công cụ phát hiện cũng cần phải được cập nhật liên tục để bắt kịp với độ tinh vi mà nó tạo ra.

Theo: The Verge
17 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Sự thật bắt đầu phức tạp rồi đây
lqphong77
TÍCH CỰC
3 năm
Khách quan mà nói (tui không biết 2 chú là ai đâu nha), chú nào cũng có lý, nhưng đặt biệt nếu so sánh về độ trung thành, manh động, … như con …, thì chú “ThânChau” hơn đứt chú “Thieu nu thon que”. Rồi mời đọc giả tự suy ra phần còn lại.
vn_soft
CAO CẤP
3 năm
chính phủ sẽ là tổ chức cần nhất để che các khu vực nhạy cảm
Nên coi đây là bước tiến mới của nhân loại hay một sự lo lắng đáng báo động nhỉ? 😁
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
Loạn mịa rồi
Nếu như thế giới này được lập trình, con người đang ở trong thế giới ảo, như phim Matrix vậy.
_ Có gì lạ, bọn Tàu nó fake Toàn Bộ bản đồ trên google map của lãnh thổ nước nó, lý do là an ninh nhé 😁
nguy hiểm tiềm tàng
Nghe cái tên Bo Zhao (赵伯 - Triệu Bá) là đã thấy không tin tưởng lời nói của tay này rồi.
Săp tới fake luôn cả hệ mặt trời, mặt trời chỉ là hàng fake
Hai mặt của công nghệ. Đạo cao 1 trượng thì ma cao 1 thước
Nên gọi em nó là Good fake
Deepfake là ai??? Làm giả ảnh thì có gì khó???
KiênNX
TÍCH CỰC
3 năm
Moá. Như kiểu Autobot vậy.
aiglove
CAO CẤP
3 năm
Giả ở đau thôi, chứ lên google map chắc vẫn thật chứ.
Sắp tới chắc tự phóng fly cam lên quay trực tiếp thôi chứ kiểu này không ăn thua.
Thấy phiền não thật, cuộc sống có mấy năm đâu, thôi ta về quê nui cá và trồng thêm rau…

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019