Đến thăm fab sản xuất chip của Intel: Công cuộc "dạy hạt cát làm toán" khó đến mức nào?

P.W
12/4/2022 6:11Phản hồi: 99
Đến thăm fab sản xuất chip của Intel: Công cuộc "dạy hạt cát làm toán" khó đến mức nào?
Bên trong những miếng silicon vuông vức nằm gọn gàng trong cả đĩa wafer tròn trong hình cover trên đây, có lúc chúng được trang bị hơn 50 tỷ transistor tí hon, nhỏ hơn đường kính sợi tóc con người 10.000 lần. Và để tạo ra những miếng silicon siêu nhỏ ấy, các hãng cần tới những “căn cứ” siêu rộng, chiều dài có khi bằng 4 sân bóng đá, chồng lên 7 tầng mới đủ chỗ làm việc. Và bên trong những nhà máy ấy, các hãng cố hết sức để giữ chất lượng không khí ở mức hoàn hảo nhất, vì một hạt bụi siêu nhỏ thôi cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình in thạch bản, khiến cả con chip trở thành vô dụng.

Đối với nền kinh tế hiện đại, chip bán dẫn là nguồn sống cực kỳ quan trọng. Nó được trang bị bên trong máy tính, điện thoại, ô tô, thiết bị gia dụng, và vô vàn những thiết bị điện tử khác. Nhu cầu sở hữu những mẩu silicon này đã tăng vọt kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, dẫn đến những đứt gãy trong chuỗi cung ứng, và hệ quả là cơn sốt khan hiếm chip xử lý toàn cầu.

Tinhte_Intel1.jpg

Điều đó khiến nước Mỹ nhận ra một thực tế theo cách khá bàng hoàng: Họ đang quá phụ thuộc vào chip xử lý được sản xuất ở nước ngoài. Tính ra, hơn 90% lượng chip xử lý hiện tại đang được các công ty Đài Loan sản xuất, và tỷ trọng này của Mỹ chỉ là vỏn vẹn 12%. Nhưng bản thân việc Đài Loan dẫn đầu ngành luôn bị những vấn đề như đối ngoại, thiên tai và hạn hán làm ảnh hưởng. Điều đó thôi thúc Intel tìm cách giành lại vị thế dẫn đầu ngành công nghiệp chip bán dẫn cũng như công nghệ chế tác chip, thông qua khoản đầu tư 20 tỷ USD để xây dựng và nâng cấp những fab sản xuất chip bán dẫn của họ tại Mỹ cũng như châu Âu. Hiện tại họ đang xây dựng hai fab ở Chandler, Arizona, dự kiến 3 năm nữa mới hoàn thành, và vừa công bố kế hoạch mở rộng ở New Albany, Ohio và Magdeburg, Đức.

Những hình ảnh dưới đây được tờ NYT ghi lại ở hai fab sản xuất chip bán dẫn của Intel tại Chandler, Arizona và Hillsboro, Oregon, để không chỉ thấy được cách con người biến những hạt cát trở thành những bộ não máy hiệu năng cao, mà còn thấy được cả quy trình xây dựng chính những nhà máy sản xuất chip nữa.


Một con chip được làm ra như thế nào?


Cứ mỗi lần thay đổi tiến trình sản xuất, các nhà sản xuất chip bán dẫn lại cố gắng nhồi nhét càng nhiều transistor lên một die chip càng tốt. Nếu không làm như thế, thì chiếc điện thoại hoặc máy tính năm sau sẽ không bao giờ có hiệu năng cao hơn phiên bản ra mắt năm trước đó. Và đó cũng chính là lý do vì sao một nhà máy chế tác chip bán dẫn có chi phí lên tới hàng tỷ USD, không phải hãng nào cũng đủ tiềm lực để xây dựng.

Tinhte_Intel16.gif
Mỗi chiếc hộp được băng chuyền tự động trên trần nhà vận chuyển chứa đầy những tấm wafer silicon nguyên chất, sẵn sàng in thạch bản thành chip bán dẫn

Có nhà xưởng, có máy móc và nhân sự chưa phải là tất cả. Những hãng như Intel hay TSMC phải đầu tư rất mạnh tay để nghiên cứu những “tiến trình”, tức là những bước vừa phức tạp vừa tốn kém để in thạch bản những đĩa silicon nguyên chất trở thành những mạch transistor nhỏ xíu, với khoảng cách giữa các transistor càng lúc càng giảm.

Những cỗ máy khổng lồ soi chiếu bản vẽ thiết kế của một con chip trong tổng thể cả tấm wafer, rồi đèn laser cường độ cao sẽ khắc và loại bỏ từng lớp từng lớp silicon, tạo ra những transistor tí hon và kết nối chúng lại với nhau. Tối đa, dây chuyền của Intel tại Arizona có thể xử lý cùng lúc 25 tấm silicon trong toàn bộ quá trình gia công.

Để biến những wafer silicon trở thành từng con chip đơn lẻ có thể tốn đến 2 tháng trời. Những năm gần đây, TSMC đã trở thành đơn vị dẫn đầu về tốc độ gia công chip, với những ‘gigafab’ khổng lồ, vận hành cùng lúc 4 dây chuyền với quy mô gần giống như của Intel. Các chuyên gia ước tính, mỗi tháng một gigafab của TSMC có thể tạo ra 100.000 tấm wafer, còn hai nhà máy với trị giá 10 tỷ USD mà Intel đang lên kế hoạch xây dựng tại Arizona thì ước tính mỗi dây chuyền một tháng sẽ tạo ra 40 nghìn wafer hoàn chỉnh.

Làm xong wafer thì đóng gói ra sao?


Tấm đĩa silicon tròn in những con chip hình chữ nhật sau đó sẽ được cắt ra để nhặt những die chip hoàn chỉnh, rồi nhà sản xuất sẽ tiến hành thử nghiệm từng die chip để xem chúng có hoạt động hoàn hảo như mong muốn hay không. Quá trình “đãi cát tìm vàng” này gọi là chip binning. Những con chip đủ chất lượng thương mại hóa được gói vào bao bì nhựa để đem đi gia công hoàn thiện, hoặc hàn chết lên PCB của các thiết bị, hoặc hàn lên bo mạch để tạo ra một con chip CPU máy tính để bàn có thể tháo rời.

Quảng cáo


Tinhte_Intel2.jpg
Trước khi “đóng gói” thành sản phẩm thương mại, một die chip được cất trong những dải túi nhựa


Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/chip-binning-nghia-la-gi-trung-so-silicon-la-sao-ep-xung-cpu-gio-co-con-dang-nhu-xua.3451145/

Với sự trỗi dậy của công nghệ chip xếp chồng 3D hoặc đặt cạnh nhau dưới dạng chiplet, những giải pháp xếp lớp chip bán dẫn đang trở thành giải pháp cạnh tranh mới của các hãng.

Tinhte_Intel3.jpg

Các fab gia công chip khác nhau như thế nào?


Một wafer tạo ra vài chục đến vài trăm chip bán dẫn dựa trên kích thước mỗi die, và đối với Intel, một CPU thương mại hóa của họ bán với giá từ vài chục đến vài nghìn USD, phụ thuộc vào việc chúng là Pentium hay Xeon Platinum. Một hạt bụi li ti, mắt thường không nhìn thấy được, cũng đủ sức khiến một die chip hoặc cả tấm wafer trở thành vô dụng. Vì thế, phòng sản xuất của các fab gia công chip bán dẫn có khi còn sạch hơn cả chất lượng không khí bên trong một phòng phẫu thuật ở các bệnh viện, với những hệ thống vô cùng phức tạp để lọc không khí, cũng như điều hòa nhiệt độ và độ ẩm.

Quảng cáo


Tinhte_Intel6.jpg
Đường ống dẫn khí thải tạo ra trong quá trình sản xuất chip
Tinhte_Intel55.jpg
Nhân công lắp đặt đường ray vận chuyển hàng tự động bên trong phòng gia công chip

Một yếu tố ít khi được nhắc đến nữa chính là rung động địa chất. Vì kích thước một transistor quá nhỏ, nên chỉ cần rung động nhỏ của bề mặt đất nền thôi cũng khiến máy móc vận hành sai. Những fab gia công chip bán dẫn luôn phải được xây dựng trên nền bê tông dày, phái dưới là những hệ thống tiêu giảm rung động phức tạp.

Tinhte_Intel7.jpg

Một phần không thể thiếu khác là lượng chất lỏng và khí khổng lồ cần thiết hoặc được tạo ra trong quá trình chế tác những wafer chip bán dẫn. Ở tầng thượng nhà máy của Intel, những cánh quạt khổng lồ được dùng để điều hòa không khí cho những “phòng sạch” chế tác chip, còn bên dưới dây chuyền sản xuất là hàng nghìn máy bơm, máy biến áp, tủ điện, ống dẫn và đường ống làm lạnh để phục vụ cho những cỗ máy khổng lồ đang xử lý những tấm silicon.

Sản xuất chip cần nước sạch, rất nhiều nước sạch


Gia công chip bán dẫn cần lượng nước sạch khổng lồ, dùng trong những công đoạn làm sạch bề mặt tấm wafer silicon ở nhiều công đoạn chế tác khác nhau. Hai nhà máy của Intel tại Chandler, Arizona một ngày tiêu thụ khoảng… 41 triệu lít nước (11 triệu gallon) từ nguồn nước của bang. Những nhà máy đang xây dựng của Intel sẽ cần nhiều hơn thế, tạo ra một áp lực không hề nhỏ đối với một bang dễ gặp tình trạng hạn hán như Arizona. Chính quyền bang trước đó cũng đã phải cắt giảm nguồn cung ứng nước sạch cho nông dân tại đây.

Tinhte_Intel10.jpg
Nhà máy xử lý nước Hillsboro, do Intel xây dựng và vận hành

Nhưng điều may mắn là, hệ thống tưới tiêu phục vụ nông nghiệp còn cần nhiều nước hơn thế, và nhà máy tại Chandler của Intel kỳ thực đủ sức lọc để “trả lại” cho nguồn nước sạch khoảng 82% tổng lượng nước họ sử dụng hàng ngày để sản xuất chip. Hệ thống lọc nước này được chính Intel bỏ tiền ra vận hành, để cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp hoặc những nhu cầu không phải ăn uống của người dân, như vệ sinh hoặc giặt giũ chẳng hạn.

Tinhte_Intel11.jpg
Tinhte_Intel12.jpg

Intel kỳ vọng đến năm 2030 họ có thể giúp Arizona và những bang có xây dựng nhà máy chế tác chip tăng lưu lượng nước sạch, bằng cách hợp tác với những nhóm hoạt động vì môi trường và những dự án bảo vệ nguồn nước sạch cho người dân.

Một fab gia công chip được xây dựng ra sao?


Nếu như những hình ảnh ở trên được chụp từ fab gia công chip của Intel tại Chandler, Arizona, thì tại Hillsboro, Oregon, gã khổng lồ nước Mỹ đang xây dựng nhà máy mới, đòi hỏi sự tham gia của khoảng 5.000 nhân công có tay nghề, và mất 3 năm mới hoàn thành.

Tinhte_Intel13.jpg

Chỉ riêng việc đào đất làm nền móng cho nhà máy, đội ngũ xây dựng đã phải giải quyết khối lượng đất khổng lồ với thể tích gần 700 nghìn mét khối. Sau đó, họ sẽ phải sử dụng khoảng 100 nghìn tấn thép và khoảng 340 nghìn mét khối bê tông để xây dựng nhà máy. Lượng vật liệu này thậm chí còn nhiều hơn cả những gì cần thiết để xây dựng tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới hiện tại, tòa Burj Khalifa ở Dubai, UAE.

Tinhte_Intel14.jpg

Bản thân CEO Intel, Pat Gelsinger cũng đang vận động hành lang để nghị viện Mỹ cấp khoản hỗ trợ, dùng cho việc xây dựng các nhà máy sản xuất chip mới, với mục tiêu là giảm phụ thuộc vào chip bán dẫn Đài Loan. Để đảm bảo những khoản đầu tư khổng lồ của Intel không lãng phí, ông Gelsinger khẳng định những fab gia công chip có thể được trang bị những thế hệ thiết bị khác nhau để đáp ứng với những thay đổi của thị trường.

Tinhte_Intel15.jpg

Đối với cơn sốt khan hiếm chip bán dẫn, Intel nói chung và CEO Gelsinger nói riêng sẽ phải có những kế hoạch thực sự chi tiết, bao gồm cả kế hoạch chế tác chip bán dẫn cho các hãng khác. Nhưng chỉ riêng Intel là chưa đủ. Để tạo ra một chiếc laptop hay một chiếc smartphone, cần sự hợp tác và sản phẩm của rất nhiều đơn vị trong cả chuỗi cung ứng, và cần sự kết hợp của cả những loại chip sản xuất trên những tiến trình mới và cũ.

Tinhte_Intel55.jpg

Một điều cuối cùng phải khẳng định, ngành chip bán dẫn không phải một ngành mà một quốc gia đơn lẻ có thể tự cung tự cấp. Tự chủ nguồn cung chip bán dẫn là một chuyện, nhưng để làm được điều đó, Intel, hay bất kỳ hãng chip nào khác cũng luôn phải phụ thuộc vào một mạng lưới khổng lồ các công ty toàn cầu để cung cấp nguyên liệu thô, thiết bị sản xuất, phần mềm thiết kế, nhân sự và quy trình sản xuất đặc biệt…

Theo The New York Times
99 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

không ngờ là làm ra một con chip phức tạp vậy đấy
@-KhangThien- Vì cuộc sống càng ngày càng phức tạp hơn, chúng ta cũng đang sống nhanh quá.
@-KhangThien- K phức tạp thì thằng Tàu nó làm ào ạt và giá rẻ như đậu phụng rồi 🤣🤣🤣
JackPhan123
ĐẠI BÀNG
3 năm
@-KhangThien- Ngày xưa mình đọc quyển Microchip manufacture thì qui trình sản xuất chip là qui trình phức tạp nhất hành tinh.
@-KhangThien- không phức tạp thì TQ và Nga đã tự chủ sản xuất chip từ lâu, mua của Mỹ và EU làm gì,
Như vậy mà mới xứng đáng công nghệ lõi chứ. Đâu có giống cái anh q nào đó nói 😁
@Ngoknc Công nghệ lõi của anh ấy được biết đến nhờ máy CNC và thợ cơ khí 🤣🤣🤣
@HaiChin ngồi code nhiều chắc mới thấy máy cnc nên bác q thấy hào hứng tý thôi mà.
intel vietnam làm về gì nhỉ
@JackPhan123 Chính xác nek. Intel VN ban đầu tên là VNAT (VN assembly and Test) nghĩa là lắp ráp và kiểm định thôi.
@MavicVN Chính xác là 70% lượng chip trên của intel được lắp ráp và kiểm định ở nhà máy tại khu công nghệ cao HCM
@Thiệu Vĩ Khang ATM ( Assembly and Test Manufacturing) Nhà máy gia công và kiểm tra lẫn phân loại chip, bước cuối cùng rồi đấy bác
@Demen Dokoin tức là nhập hàng linh kiện về rồi gia công thành con CPU bác thấy đó ( die, tụ, chân ball, IHS....) cái khó nhất là làm con Die kia thì nước ngoài làm rồi, còn ở vietnam gia công thôi.
Cái này dễ Tinhte làm đc hết
Ăn mày quá khứ mãi. Chừng nào làm được chip tuy yếu nhưng tiết kiệm điện như M1 đi rồi nói chuyện!?!
@hackieuhoang Và bạn đang đánh giá về một con chip mà bạn không sở hữu?!?
@Di Hoa Tiếp Ngọc Bạn chỉ cần sở hữu 1 con chip trong đám. Và tất cả nó tương tự nhau. Trừ khi nó dùng hãng khác ( intel chẳng hạn).
@hackieuhoang Hài, vậy như bạn xài qua 801 chắc bạn cạch mặt Qualcomm luôn quá.
iPhone 6 dùng được đến giờ vẫn chưa thỏa mãn thì bạn nói ra một cái tên khác tốt hơn xem sao?

M1 mới ra được vài năm và chưa có vấn đề gì cả. Chính Apple từng dùng intel và thấy nó không hiệu quả nên họ mới chuyển sang ARM.
Bạn đang khẳng định nó sẽ chậm trong khi bạn không hề sử dụng🤔
May mà 1 số ng có đầu óc kịp chạy trốn ra đảo đài loan trc khi bị 1 bọn chỉ biết đánh đấm giết và tịch thu hết tư liệu sx 😔(
Và đây là card dùng để test những miếng wafer kia
image.jpg
image.jpg
JackPhan123
ĐẠI BÀNG
3 năm
@vuthuaphong Hình đầu là wafer nằm trong FOUP
@JackPhan123 Đúng rồi bạn. Hình này mình chụp tại cty.
@vuthuaphong ở đâu z bạn. nhìn khủng thế
@ngocloi9x Cty mình ở Bình Dương bạn ơi. Wafer này đường kính 12”
@vuthuaphong Vậy là con này test rồi vẽ map cho wafer bạn nhỉ
Đỉnh là rõ
Amd qualcom vẫn theo con đường thuê ngoài thôi
JackPhan123
ĐẠI BÀNG
3 năm
@sour_suppa_man Đầu tư Fab cần nhiều tiền, know how, R&D... bỏ ra cũng không phải ít. Nên không phải công ty nào cũng có tiềm lực để đầu tư.
@JackPhan123 chính vì quá khó khăn nên mới thuê bên thứ 3 và hậu quả như đã thấy, phụ thuộc và khan hàng. Intel ngủ quên trên chiến thắng mới thụt lùi lúc cần thiết thế này.
@sour_suppa_man nó khôn mới đi thuê đấy bác, chứ nó tự xây và làm tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc, chưa kể cần thử và tối ưu quy trình thì mới đạt được kết quả khả quan, 1 cuộc chơi tỷ đô. thuê TSMC cho khỏe.
Khi nào bọn Phát xít Nga zứ Thực dân Trung Quốc làm đc cái nài nhỉ AE?
@jamestran thời gian sẽ trả lời cho bạn biết
@Crazylove4u Trung Quốc vẫn đang làm nhé. Một số chip nhúng STM8 với STM32 đang tràn ngập VN kìa. Chưa kể một số chip họ 74LS với 74HC đều xuất xứ từ Trung Quốc.
@jamestran Chip nhúng thì trung quốc nó sx đc lâu rồi, chip máy tính nó k sx đc thôi.
Sao lại vừa "Fab" và vừa "Sản xuất" thế nhỉ ? chẳng phải Fab là viết tắt của Fabrication nghĩa là sản xuất sao ? Hay nhầm sang Factory ?
MavicVN
ĐẠI BÀNG
3 năm
@h0an94nh Nhà máy Fab thì làm ra Wafer, nhà máy ATM thì dùng wafer để làm ra chip. Nhà máy trong bài là nahf máy Fab.
JackPhan123
ĐẠI BÀNG
3 năm
@h0an94nh Fab là Fabrication nhé bạn. Trong công nghệ bán dẫn, người ta gọi là Fab chứ khg gọi là Factory.
Tầng mà đặt các máy để sản xuất chip gọi là fab( clean room) còn tầng dưới để các máy phụ, tủ điện... thì gọi là sub fab. Vào fab cần phải mặc bunny suit với vải không tạo ra bụi.
Người ta cũng chia class cho cleanroom ví dụ class 10 ( tương đương class ISO 4) tức đo có ít hơn 10.000 hạt bụi min 0.1 um trong 1 m khối không khí. Nên không khí trong clear room phải rất sạch. Khí sạch được thổi từ trên trần xuống dưới để tạo áp suất dương.
@JackPhan123 Bro làm trong ngành bán dẫn không mà rành quá vậy?
JackPhan123
ĐẠI BÀNG
3 năm
@tminhkc 10 năm trước mình có làm trong ngành này nên cũng biết chút ít
Khâm phục trí óc của con người
Kinh vãi
thanh binh.e
ĐẠI BÀNG
3 năm
công nghệ như này mà mấy đứa ở việt nam cứ mong đài loan trung quốc đánh nhau. đài loan mà có vấn đề gì đúng là thảm họa của thế giới
@thanh binh.e bọn nó khoái nước lớn dạy nước nhỏ bài học lắm, bị tẩy não ghê gớm.
@thanh binh.e đài loan có bị gì thì còn thằng intel với samsung bạn nhé
@thanh binh.e thì apple, AMD, Quallcom bị ảnh hưởng thôi. mà lúc đó tụi nó lại thuê Samsung gia công, thằng ASML có chuyện thì mới đúng là thảm họa.
@ngocloi9x Asml mà gặp hoạ thì văn minh thế giới tụt 40 năm ngay
@TenChuaNghiRa Thì thế giới quay lại 14nm 🤣
Giống máy dò ngọc rồng của Bulma Capsules 🐉 thế nhỉ ?
Vẫn chưa thấy vận dụng sáng tạo chủ nghĩa mác lê và tư tưởng hát xê em vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
@iPhone SE 2020 đây là khối tư bản giẫy chết nha, qua khối xh cs là có tư tưởng liền 😆
@iPhone SE 2020 công nghệ mà cứ lôi chính trị vào. chán các thanh niên thời nay
@iPhone SE 2020 Mình cũng ko ưa mấy ông cs, nhưng bạn thả comment chả liên quan gì tới bài biết thì có gì hay ho đâu.
@Crazylove4u chính trị ảnh hưởng tương lai đất nước nha, nền chính trị tốt sẽ quản lý tầm vĩ mô tốt, đưa ra chính sách hỗ trợ các ban nghành, định hướng phát triển công nghệ, sản xuất. Chính trị khôn khéo sẽ kéo về tư liệu sx của nước khác giúp quá trình phát triển nhanh hơn. Nhưng mà có vẻ nước chúng ta đam mê phân lô thôi 😆
Làm ra con chip khó quá..... Không biết sau này ..Tiến trình 1nm rồi tiếp theo sẽ là tiến trình gì nữa
@MiinTran tiến trình gắn 1 2 3 4 5 con cpu 1nm lên 1 main
Cười vô mặt
Máy gắn chip lên PCB của YAMAHA đây
IMG_20220416_130836.jpg
@phantkien Die Attach hén
@phantkien cái PCB đó bên Intel kêu là substrate, còn mấy công ty khác thì mình hok biết 😁

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019