Hôm nay là ngày kỉ niệm 50 năm ngày ra đời của định luật Moore, một trong những định luật quan trọng nhất của ngành công nghiệp bán dẫn. Định luật do Gordon Moore, một đồng sáng lập Intel đưa ra đã đúng trong vòng 50 năm qua bất kể những khó khăn mà người ta gặp phải khi cố gắng duy trì nó. Theo định luật Moore, số bóng bán dẫn trên mỗi inch vuông sẽ tăng gấp đôi sau mỗi năm. Dù sau đó đã được tăng thành 1.5 năm và 2 năm nhưng định luật Moore giúp các nhà sản xuất chip tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển, cạnh tranh với nhau tốt hơn để đưa thế giới công nghệ tiến về phía trước.
Ở tiến trình 14nm hiện tại của Intel, các nhà sản xuất chip xử lý có vẻ như đã đạt đến giới hạn vật lý của bóng bán dẫn khi nó đã quá nhỏ để có thể tản nhiệt tốt, chúng ta không thể nhồi nhét quá nhiều như trước kia nữa. Tuy nhiên, những giới hạn tương tự cũng nhiều lần gặp phải và các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều cách sáng tạo để vượt quá, chẳng hạn như High K Metal Gate của Intel hay sắp tới là các đường hầm lượng tử (quantum tunneling), tia laser tím... Có thể nói chính định luật Moore là động lực cho những đột phá này.
Có nhiều người cho rằng những thông tin về định luật Moore đã bị hiểu lầm, nó không chỉ nó về bóng bán dẫn mà còn nói về các lợi ích kinh tế và chi phí của việc sản xuất transitors nhỏ hơn. Do vậy, định luật Moore sẽ còn tồn tại trong một thời gian rất dài nữa. Bản thân Intel cũng tin rằng định luật Moore sẽ đúng ít nhất đến 2018, thời điểm mà con chip 7nm ra mắt.
Dù sao, chúc mừng Gordon Moore và định luật của ông, không có Moore's law thì có thể chúng ta vẫn đang dùng các con chip xử lý ngang bằng với Pentium 4 ở thời điểm này.
Ở tiến trình 14nm hiện tại của Intel, các nhà sản xuất chip xử lý có vẻ như đã đạt đến giới hạn vật lý của bóng bán dẫn khi nó đã quá nhỏ để có thể tản nhiệt tốt, chúng ta không thể nhồi nhét quá nhiều như trước kia nữa. Tuy nhiên, những giới hạn tương tự cũng nhiều lần gặp phải và các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều cách sáng tạo để vượt quá, chẳng hạn như High K Metal Gate của Intel hay sắp tới là các đường hầm lượng tử (quantum tunneling), tia laser tím... Có thể nói chính định luật Moore là động lực cho những đột phá này.
Có nhiều người cho rằng những thông tin về định luật Moore đã bị hiểu lầm, nó không chỉ nó về bóng bán dẫn mà còn nói về các lợi ích kinh tế và chi phí của việc sản xuất transitors nhỏ hơn. Do vậy, định luật Moore sẽ còn tồn tại trong một thời gian rất dài nữa. Bản thân Intel cũng tin rằng định luật Moore sẽ đúng ít nhất đến 2018, thời điểm mà con chip 7nm ra mắt.
Dù sao, chúc mừng Gordon Moore và định luật của ông, không có Moore's law thì có thể chúng ta vẫn đang dùng các con chip xử lý ngang bằng với Pentium 4 ở thời điểm này.
Video: Intel