IFA 2024

IFA 2024


Độ chính xác màu - Delta E - trên màn hình đồ họa là gì?

Lư Thế Nghĩa
15/4/2024 14:53Phản hồi: 43
Độ chính xác màu - Delta E - trên màn hình đồ họa là gì?
Khi mua màn hình máy tính chuyên dùng cho đồ họa, chắc chắn bạn sẽ thấy 1 thông số được quảng cáo rất nổi bật, thường là Delta E <2. Vậy Delta E là gì, nó có quan trọng không, tác động thế nào tới trải nghiệm của nhà sáng tạo hay chỉnh sửa hình ảnh, video, làm đồ họa?

Delta E là gì?


Delta E, hay có khi còn được viết bằng ký hiệu ΔE hoặc E*, là tiêu chuẩn đo đạc do I.C.I. (International Commission on Illumination hay Commission Internationale de l’Eclairage - Ủy ban Quốc tế về Chiếu sáng) tạo ra. Delta E dùng để đánh giá mức độ khác biệt giữa 2 màu sắc hiển thị trên màn hình máy tính. Chỉ số này thể hiện được độ sai khác giữa màu sắc hiển thị trên màn hình và màu gốc theo tiêu chuẩn của nội dung đầu vào. ΔE càng thấp thì độ chính xác màu sắc càng cao, trong khi ΔE càng lớn thì màu sắc càng lệch chuẩn. Khi mua màn hình hay máy chiếu với nhu cầu cao về màu sắc, đồ họa, chúng ta cần ưu tiên giá trị Delta E càng nhỏ càng tốt (gần 0).

1200px-CIE1931xy-AdobeRGB.svg.png

Delta E là từ ghép gồm 2 ngôn ngữ: Delta trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự thay đổi gia tăng của 1 biến số, còn E là Empfindung - tiếng Đức có nghĩa là cảm giác (sensation). Tổng hợp lại thì Delta E là sự khác biệt về cảm nhận (ở đây là màu sắc). Thang đo của Delta E bắt đầu từ 0, cao nhất là 100, chia thành 5 cấp:

  • Delta E ≤ 1: không thể nhận biết bằng mắt thường
  • 1 < Delta E ≤ 2: nhận biết sự khác biệt màu bằng mắt thường ở khoảng cách gần
  • 2 < Delta E < 10: thấy được dễ dàng bằng mắt thường
  • 11 < Delta E < 49: 2 màu vẫn còn giống nhau hơn là đối lập
  • Delta E = 100: 2 màu hoàn toàn đối lập

Delta E được tính toán như thế nào?


Delta E về cơ bản là phép tính dựa trên 3 thông số gồm delta L*, delta a* và delta b* đều là về giá trị màu sắc. Từng giá trị dL*, da* và db* mô tả chi tiết về màu sắc trong hệ thống tọa độ hình chữ nhật: dL* cho biết sự khác biệt về độ sáng giữa màu hiển thị và màu chuẩn; da* cho biết sự khác biệt về sắc đỏ hoặc độ xám giữa màu hiển thị và màu chuẩn (nếu số dương thể hiện sắc đỏ hơn, số âm thể hiện xám hơn); db* cho biết sự khác biệt về sắc xanh, vàng giữa màu hiển thị và màu chuẩn (số dương thể hiện sắc xanh hơn, số âm thể hiện sắc vàng hơn).

delta-e-man-hinh-do-hoa-tinhte.jpg

Khi đã có dL*, da* và db* thì tính Delta E cũng dễ dàng. Đầu tiên tính bình phương từng giá trị thành phần, cộng 3 số đó lại rồi lấy căn bậc 2 là ra Delta E. Công thức như vầy:

ΔE = √((dL*)² + (da*)² + (db*)²)

Còn với những ngành nghề chuyên nghiệp, chuyên sâu hơn nữa thì có giá trị Delta E (94), cái này rất phức tạp nhưng đồng thời chính xác hơn.

Tầm quan trọng của Delta E


Đối với người làm những công việc liên quan đến đồ họa thì Delta E là chỉ số mà họ luôn quan tâm khi mua màn hình hoặc máy chiếu. Delta E là thước đo cơ bản để đánh giá độ chính xác màu sắc, nó giúp cho người dùng lượng hóa được khả năng hiển thị chính xác của màn hình, thay vì nhìn bằng mắt và đánh giá, cảm nhận chủ quan. Khi thiết kế, chỉnh sửa ảnh, video, sử dụng màn hình có độ chính xác màu cao thì đảm bảo được tính nhất quán về màu sắc trong suốt quá trình làm việc tạo nên tác phẩm. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế, độ chính xác màu cực kỳ quan trọng khi các bác sĩ phải chẩn đoán dựa trên màu sắc của hình ảnh trên màn hình, được cung cấp từ thiết bị y tế, sai màu là thảm họa.

Để đo độ chính xác màu sắc thì chúng ta không thể đo bằng thức hay cân được mà phải có thiết bị đo màu - colorimeter. Colorimeter hoạt động bằng cách đo lường ánh sáng qua 1 bộ lọc XYZ - bộ lọc quang học được thiết kế để tái tạo (mimic) các đặc tính quang học của các giá trị tristimulus (tam sắc) (XYZ) - nền tảng của ngôn ngữ màu sắc hay còn gọi là hệ thống màu CIE.

Quảng cáo



delta-e.jpg

Colorimeter hoạt động dựa trên định luật Beer - Lambert, theo đó sự hấp thụ ánh sáng truyền qua môi trường có tỉ lệ thuận với nồng độ của môi trường đó. Nguồn sáng phát ra từ máy đo màu truyền tới mẫu cần đo, sau đó phản xạ lại máy đo rồi phân tích để xác định độ mạnh yếu của 3 bước sóng cơ bản. Kết quả này dùng để tính toán giá trị trung bình của độ mạnh 3 bước sóng và xác định màu của mẫu.

Hiện tại thì các màn hình cao cấp hướng tới giới đồ họa thường có Delta E < 2 và được cân chỉnh sẵn từ nhà máy, đạt được những chứng nhận giá trị như Calman Verified hay Pantone Validated. Nhờ tấm nền 10 bit hoặc 8 bit + FRC mà màn hình cũng có thể hiển thị được hơn 1 tỷ màu, phủ không gian màu lớn như Adobe RGB hoặc DCI-P3, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu ngày nay. Không chỉ vậy, ngay cả những màn hình thông thường, màn hình chơi game thì 100% sRGB cũng gần như là tiêu chuẩn cơ bản để có thể đáp ứng được hầu hết tác vụ thông thường, từ làm việc tới giải trí.
43 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Phuong.TT
ĐẠI BÀNG
5 tháng
Các bạn ơi, dùng màn hình 4K để làm việc PTS, PR thì có cần CPU phải mạnh không hay cứ đem mang hình về cắm vào xuất hình ra thôi vậy
@Phuong.TT PS nó nó ăn chủ yếu CPU và Ram đó ko mạnh thì chạy sao nổi. Vài tác vụ như denoise thì lại ăn 100% GPU. Nói chung cắm màn 4K làm PS thì CPU phải mạnh, GPU trung bình thôi nhưng ko đc yếu quá vì vừa làm việc vừa phải cân con màn 4K nữa.
@Phuong.TT Càng nhiều ram, cpu và cả GPU có bộ nhớ nhiều càng tốt nhé. Giờ Photoshop nó ăn cả 3 thứ.
@Phuong.TT cần bạn
@Phuong.TT GPU mạnh thì tất nhiên là cần, nhưng chỉ là một phần. Diện tích hiển thị càng lớn, mật độ hiển thị càng cao thì càng tốn nhiều bộ nhớ. Nên là để cân được màn hình 2160p thì dung lượng VRAM (hoặc dung lượng unified/shared memory dành cho GPU) cũng phải tương đối.
100% sRGB vẫn cứ xỉn xỉn sao ấy, màu ko tươi
Cười mặt nồi
@aquarius110291 Vì chưa cân, nhiều đỏ và xanh biển sẽ cho ám nâu tím
@Quang Hưng Phạm Hoặc cái cần cân lại là mắt và color mind set, không phải cái màn hình 😁
Cái đo này nó cũng ảo ma lắm. 100% sRGB nhiều khi cũng ko bảo chứng cho màn hình đc. Mình trải nghiệm nhiều laptop thì thấy rằng laptop ngày xưa dù màn hình 6bit màu thôi nhưng hiển thị rất trong. Hình ảnh trong vắt và rất đẹp. Còn mình trải nghiệm mấy con laptop gaming đời mới của lenovo, asus dù quảng cáo màn 2k và 100%sRGB đó nhưng phủ matte nên nó cứ nhờ nhờ đục đục đau mắt lắm. Nó không trong.
vthuan4
TÍCH CỰC
5 tháng
@MegatronX Đo thì khong ảo ma. Việc hình ảnh trong hay đục thì do các kĩ thuật sản xuất thôi. Độ phân giải, độ phủ màu và độ chính xác màu là 3 vấn đề khác nhau và cả công nghệ sản xuất tấm nền cũng quyết định chất lượng hiển thị nữa. Dĩ nhiên màn hình có độ chính xác màu tốt để dùng khi cần chỉnh sửa về màu sắc chứ chưa chắc cho trải nghiệm giải trí tốt. Như màn hình Samsung xem phim, xem ảnh sướng nhưng chỉnh ảnh thì khả năng cao là sẽ bị sai.
@vthuan4 Đồng ý luôn. Do kĩ thuật sản xuất cả.
@MegatronX màn con legion 5 2.5k mà ko có trong ah bác,hic?
😔 Màn hình thằng mạc bục nhìn đẹp thật, cảm giác nó trong vắt. Trong khi dùng thằng đeo U nhìn vẫn k thấy độ trong.
@narutoxboy Màn hình nhám chống chói trên ĐeoU sẽ không đã mắt bằng màn hình phủ kính của Táo
Anonymox
TÍCH CỰC
5 tháng
@narutoxboy mình dùng con 27 4K LG UP850 thấy màu nó đẹp vl, hơn xa màn MBP luôn
@Anonymox chắc do lớp phủ màn hình như bác trên nói
Mua màn XDR của Apple dùng là đỉnh. khỏi phải nghĩ
Màn Miniled là ngon nhất đúng ko AE? Hay là OLED?
Firefox OS
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@ThanhVo13282 MicroLed > Oled > MiniLed
nếu chuẩn màu cao thì máy in ra nó đúng màu như nhìn trên màn đúng ko các bác. hay còn phụ thuộc máy in nữa nhỉ
@hoangg trungg Giải thích thì nó rất dài dòng. Tóm lại, bạn chỉ cần lưu ý:
Màn hình của bạn hiển thị chuẩn màu. Bạn làm file xong rồi gửi nhà in. In có chuẩn màu và đúng ý bạn hay ko là việc của nhà in.
Trong quá trình in ấn thì việc nhìn bản in proof rất quan trọng để nhà in họ canh chỉnh màu đúng ý của bạn.
hieunhi
TÍCH CỰC
5 tháng
@hoangg trungg Ko bạn ơi... Máy in dùng hệ màu khác với màn hình... Hệ màu máy in phổ rộng hơn sRGB trên màn hình, chưa kể màn hình có ∆E cao thì sRGB có hơn 100% in ra vẫn lệch màu... Thường in ấn đồ hoạ thì sẽ dùng những dòng màn hình có độ chính xác màu ∆E<2, và trên phần mềm đồ hoạ sẽ có tùy chọn hệ màu để khi in ra, màu mực tương đồng khi xem trên màn hình...
@hoangg trungg Phụ thuộc vào máy in nữa nha bạn. Mỗi loại máy, chất liệu giấy, in ấn khác sẽ cho ra màu khác. Chưa tính mỗi lần in là màu nó hơi khác nhau nữa (nhìn kĩ lắm mới nhận biết nên này k quan trọng lắm). Nên thường nhà in in mẫu để có thể cân chỉnh phù hợp với màu mình muốn trước khi in hàng loạt.
@hoangg trungg Hoàn toàn không. Máy in màu phổ thông không dùng hệ RGB mà đa số là CMYK, hộp mực của nó nếu bác để ý sẽ thấy luôn có 3 màu (C-M-Y) và 1 đen (K). Muốn sản phẩm in gần giống với hiển thị nhất thì phải tinh chỉnh màu của màn hình theo máy in mới đúng.

Đó là máy in phổ thông chứ chưa kể tới các loại máy in chuyên dụng khác, ví dụ như máy lab in ảnh lại xài một hệ màu khác nữa.
Ngày xửa ngày xưa ,Mình chuyên BH các loại màn hình ,kết nối sắc màu giữa máy in và màn hình sao cho in ra là trung thật nhất ,và phải nói muôn hình vạn trạng khách hàng vì mắt họ cảm thụ độ màu khác nhau ,mình chẳng thể chỉnh màu theo kiểu đó được ,còn phụ thuộc vào dòng màn hình loại Eco ,professional ...mua đồ rẻ đòi màu phải đẹp thì quả là mơ ,nên mình chỉ cân máy và hệ thống theo 3 màu trắng ,đen và xám ...Trắng phải thật trắng ,đen phải đen tuyền ,xám phải xám mun không lẫn xanh nhờ hay xám hồng đó là chuẩn....còn nói về đẹp là do túi tiền KH
tuấn bon
ĐẠI BÀNG
5 tháng
A là red/green nhé.
Còn DE giờ cũng nhiều cách phân tích. Rất nhiều công thức đã cải tiến để phù hợp cho các ngành, vì còn những công thức đưa ra xét đến yếu tố góc, độ bóng,...
Hôm trước có thanh niên hỏi thế nào mới là chuẩn? Chuẩn với ai, chuẩn với cái gì
Tôi đã trả lời rằng dùng máy móc, đo đạc thông số vật lý chứ không phải cảm quan. Bộ tiêu chuẩn đó được đánh theo các mã tiêu chuẩn - ISO chứ không phải do chuyên gia hay thằng bán màn hình nào quy định hết.
nói chung là tiền nào của đó thôi. mọi thông số chỉ là quảng cáo. màn hình muốn đẹp tuyệt vời thì phải cỡ 15tr trở lên. đều là ips 4k nhưng nó khác nhau ở mọi giá cả . 7tr cũng có 4k ips. 12tr cũng có 15tr cũng có 20tr cũng có. 25 30tr cũng là 4k ips. vậy các bạn nghĩ chất lượng là như nhau sao. thật nực cười hấ há
Tiền nào của nấy thôi
Trước h chắc cái hồi còn vẽ thì cái màu còn thấy quan trọng chứ sau làm design đem đi in thấy tương đối là đc, đằng quái nào mình cũng phải làm việc bên in ấn test màu cân chỉnh =]] Nhiều ông cứ tô vẽ cân màu xong lên làm bài test sắc độ thì mắt nhìn sai đến 30%
Cười vô mặt
Cân màu cho đội in ấn thôi, chứ đội FPS thì không quá quan trọng.
Bài viết nói rất nhiều về deta E, và delta E dùng để so sánh 2 màu với nhau vậy so gì với gì thì trong bài không đề cập đến.
Việc calib màn hình để màn hình hiển thị đúng chuẩn, ví dụ như màu đỏ Pantone 485 có lab 47.72, 65.46, 51.39 thì màn hình sẽ hiển thị màu đỏ có lab 47.72, 65.46, 51.39. Và màn hình cần là có không gian màu lớn ví dụ 100% sRGB để có thể calib được tốt. Các màn hình có không gian màu bé không thể calib đạt chuẩn vì không thể tái tạo được màu mong muốn.
Khi dùng chương trình thiết kế, chỉnh sửa ảnh ( Adobe Photoshop hay Adobe Illustrator) lại có profile màu của nó ví dụ hệ rgb có profile sRGB, hệ CMYK có US webcode, Iso caoted 39L..
Hiện tại mình thấy một số studio chuyên về màu sắc sẽ dùng màn hình EIZO

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019