Chào các bạn!
Múc đích: Trong bài viết này, mình sẽ trình bày một giải pháp đơn giản giúp tăng độ ổn định về hiệu năng làm việc của Ipad pro M1. Các bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này cho tất cả các thiết bị khác từ điện thoại cho đến máy tính bản.
Dụng cụ: rất đơn giản và rẻ tiền, các bạn chỉ cần một tấm đồng hoặc nhôm mỏng cỡ 0.2mm đến 0.4mm, miếng silicon tản nhiệt và băng keo là có thể thực hiện được.
Lý do: lý do cho việc mình tìm hiểu và độ tản nhiệt cho ipad là vì con Ipad M1 mang trong nó một con chip rất bá đạo. Con chip M1 này còn được trang bị trên các dòng Macbook Air, Macbook Pro 13’ và cả Mac mini. Điểm khác nhau giữa các thiết bị này chính là hệ thống tản nhiệt. Trên mac mini và macbook pro 13’, Apple đã trang bị cho chúng hệ thống tản nhiệt chủ động sử dụng quạt nhằm đảm bảo nhiệt độ của chip M1 luôn ổn định và máy đạt được hiệu năng cao nhất. Trên Macbook Air tuy không có quạt nhưng Apple lại trang bị cho nó một tấm heatsink khá ngon lành giúp cho Macbook Air có hiệu năng không thua kém nhiều so với Macbook Pro 13’.
Múc đích: Trong bài viết này, mình sẽ trình bày một giải pháp đơn giản giúp tăng độ ổn định về hiệu năng làm việc của Ipad pro M1. Các bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này cho tất cả các thiết bị khác từ điện thoại cho đến máy tính bản.
Dụng cụ: rất đơn giản và rẻ tiền, các bạn chỉ cần một tấm đồng hoặc nhôm mỏng cỡ 0.2mm đến 0.4mm, miếng silicon tản nhiệt và băng keo là có thể thực hiện được.
Lý do: lý do cho việc mình tìm hiểu và độ tản nhiệt cho ipad là vì con Ipad M1 mang trong nó một con chip rất bá đạo. Con chip M1 này còn được trang bị trên các dòng Macbook Air, Macbook Pro 13’ và cả Mac mini. Điểm khác nhau giữa các thiết bị này chính là hệ thống tản nhiệt. Trên mac mini và macbook pro 13’, Apple đã trang bị cho chúng hệ thống tản nhiệt chủ động sử dụng quạt nhằm đảm bảo nhiệt độ của chip M1 luôn ổn định và máy đạt được hiệu năng cao nhất. Trên Macbook Air tuy không có quạt nhưng Apple lại trang bị cho nó một tấm heatsink khá ngon lành giúp cho Macbook Air có hiệu năng không thua kém nhiều so với Macbook Pro 13’.

Fig. 1 Heatsink của Macbook Air

Fig. 2 Heatsink của Ipad Pro M1 11’
Fig. 1 cho ta thấy tản nhiệt trên Macbook Air. Fig. 2 là mainboard của ipad pro M1 11 inch với tản nhiệt chỉ là một tấm đồng mỏng được bọc bằng nhựa màu đen. Như vậy các bạn có thể phần nào hình dung được sự quan trọng của tản nhiệt đối với hiệu năng của con chip M1.

Fig. 3 test độ ổn định khi chưa có heatsink
Đến đây, mình sử dụng phần mềm 3D mark với bài test Wild Life Extreme Stress. Trong bài test này, Ipad sẽ phải làm việc tới mức công suất tối đa trong 20 phút. Như kết quả ở Fig. 3 sau một phút đầu tiên, hiệu năng của ipad giảm còn 84% so với hiệu năng đỉnh. Hiệu năng này duy trì được 6 phút tiếp theo thì tiếp tục giảm xuống còn khoảng 65% so với hiệu năng ban đầu. Kết quả chung cuộc, hệ thống chấm độ ổn định của ipad chỉ khoảng 65%.
Cũng phải nói thêm rằng đây không phải là một kết quả tệ. Trên thực tế con số 5000 điểm là con số cực cao, sánh ngang với macbook pro 13’. Mức hiệu năng này chỉ thực sự cần thiết khi render các project cực năng. Ipad là một thiết bị di động, trên thực tế cực kì hiếm khi cần đến mức hiệu năng này. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu chip M1 có thực sự cần cho ipad? Theo mình là cần, vì tuy không ai render trên ipad nhưng chúng ta cũng cần có một thiết bị đáp ứng tốt nhu cầu của chúng ta như mở app thật nhanh, xử lý hình ảnh thật lẹ và chơi game không giật lag. Các tình huống kể trên chỉ cần ipad chạy ở mức tối đa trong khoản dưới 10s là có thể đáp ứng tốt. Apple biết điều đó và họ đã làm như vậy để trải nghiệm của anh em là tốt nhất. Như vậy anh em cứ yên tâm với số tiền mình bỏ ra nhé
Quay trở lại với cái ipad của mình. Khi tham khảo các hình trên mạng thì mình nhận thấy rằng mặt sau của main board trên ipad, ngay vị trí chip M1 sẽ tiếp xúc với logo trái táo. Tuy nhiên logo này lại không có liên kết chặt chẽ với phần khung nhôm nên nhiệt sẽ không thể truyền nhiều ra vỏ nhôm của máy.
Quảng cáo

Fig. 4 Cấu trúc mặt lưng của ipad pro M1
Để khắc phục điều này, mình đã áp một tấm đồng mỏng vào để tạo ra một con đường khác cho nhiệt có thể thoát khỏi máy một cách dễ đàng. Anh em xem Fig. 5 sẽ hiểu liền.

Fig. 5 Tản nhiệt cho Ipad pro M1
Mình dùng một tấm đồng cỡ 0.3mm thật là phẳng, sau đó bẻ cho nó hơi cong ở giữa để khi dán vào mặt lưng ipad, tấm đồng sẽ ép chặt vào logo trái táo. Giữa tấm đồng và vỏ máy mình có thêm một lớp đệm silicon mỏng chuyên dụng cho mấy con MOSFET, IGBT. Tấm silicon này có tác dụng lấp kín bề mặt gồ ghề của ipad và tấm đồng từ đó tăng diện tích tiếp xúc. Ngoài ra nó còn giúp vỏ máy không bị trầy, sau này tháo ra bán máy được giá hơn 😁.

Fig. 6 Hình ảnh thực tế
Quảng cáo
Fig. 6 là hình chụp thực tế của thành phần. Mình dùng máy với cover nam châm nên khi ốp cover vô thì không có gì mất thẩm mỹ gì cả.

Fig. 7 test độ ổn định khi đã có heatsink
Fig. 7 có thể thấy sau khi chế thêm tản nhiệt, ipad đã ổn định hơn, máy có thể hoạt động ở 85% hiệu năng đỉnh trong hơn 20 phút.
Kết luận:
Ưu điểm
- Rẻ tiền, dễ làm
- Không ảnh hưởng đến mỹ quang nếu xài ốp
- Không can thiệp vào máy
- Tàng nhiệt thụ động, gọn nhẹ
- Hiệu quả ấn tượng
- Không thể nào duy trì được 100% hiệu năng
- Hiệu quả thản nhiệt chắc là thua các giải pháp sò lạnh
- Hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, hi vọng qua bài viết này và thông qua #TTBC21 anh em tinhte sẽ tự làm được cho mình những thứ tưởng đơn giản nhưng lại hiệu quả. Chúc các bạn thành công!