Đôi nét về F-22 Raptor - quốc bảo của Hoa Kỳ

bk9sw
8/2/2023 7:57Phản hồi: 310
Đôi nét về F-22 Raptor - quốc bảo của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ đã cử một chiếc F-22 Raptor bắn rơi khí cầu do thám của Trung Quốc. Đây là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 có khả năng tàng hình, được xem là quốc bảo của Hoa Kỳ bởi không một chiếc F-22 nào được xuất khẩu bởi lệnh cấm đặc biệt. Trong bài này mình tóm tắt lịch sử phát triển F-22 Raptor và những sự thật thú vị về dòng máy bay chiến đấu này. Ngoài ra tại Singapore Airshow 2018 thì mình cũng đã lần đầu được nhìn thấy F-22 Raptor nên chụp được vài bức ảnh xa xa.

Chương trình ATF


F-22 Raptor là một sản phẩm bước ra từ chương trình ATF (Chiến đấu cơ chiến thuật tiên tiến) bắt nguồn từ nhiều nghiên cứu về không chiến của Không lực Hoa Kỳ (USAF). Những nghiên cứu này được thực hiện từ cuối những năm 1970 đến đầu 1980 khi tình báo Hoa Kỳ nhận được thông tin Liên Xô đang thử nghiệm MiG-29 Fulcrum và Su-27 Flanker.

012 YF-22 vs YF-23.jpg
Vì vậy đến năm 1981, USAF đã đề ra yêu cầu đối với chương trình ATF nhằm phát triển một loại máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không mới. Nó sẽ tận dụng các công nghệ mới như vật liệu composite, hợp kim nhẹ, hệ thống điều khiển bay tiên tiến, hệ thống đẩy công suất cao hơn và công nghệ tàng hình. Bên cạnh khung máy bay tiên tiến và thiết kế tối ưu khí động học, công nghệ tàng hình là trọng tâm của F-22 nhằm trì hoãn cơ hội khai hỏa bước đầu của đối phương càng lâu càng tốt.

Giai đoạn đầu của chương trình nhằm phát triển và chuẩn hóa (Dem/Val) nguyên mẫu chiến đấu cơ được khởi động vào tháng 10 năm 1986. 2 nhóm nhà thầu gồm Northrop/McDonnell Douglas và Lockheed/Boeing/General Dynamics được chọn. Northrop/McDonnell Douglas phát triển YF-23 và Lockheed/Boeing/General Dynamics phát triển YF-22. Cả 2 thiết kế này đều lớn hơn F-15 xấp xỉ 10% và có thể mang lượng nhiên liệu gấp đôi so với F-15. Ngoài ra diện tích cánh của 2 nguyên mẫu cũng lớn hơn 50% so với F-15 và mang được khối lượng vũ khí nhiều hơn 30%.


012 P&W YF119.JPEG
Song song với cuộc so tài thiết kế và chế tạo nguyên mẫu của 2 nhóm nhà thầu quân sự hàng đầu Hoa Kỳ, 2 nhà sản xuất động cơ phản lực lớn nhất của Mỹ là Pratt & Whitney và General Electric cũng tập trung phát triển 2 nguyên mẫu động cơ dành cho chương trình ATF, lần lượt là YF119 và YF120. Chương trình Dem/Val hoàn thành vào tháng 12 năm 1990 sau 54 tháng. Cả YF-23 và YF-22 đều được lắp ráp hoàn chỉnh tại cơ sở của Lockheed ở Palmdale, California và các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên cũng được thực hiện tại đây. Mỗi nhóm thầu sản xuất 2 nguyên mẫu để thử nghiệm 2 động cơ của P&W và GE.

012 Northrop YF-23.jpg
Nguyên mẫu YF-23 đầu tiên của Northrop/McDonnell Douglas thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 27 tháng 8 năm 1990 còn nguyên mẫu thứ 2 bay lần đầu vào ngày 26 tháng 10 cùng năm. YF-23 đạt được tốc độ siêu hành trình ở Mach 1.6 với nguyên mẫu thứ 2, thiết lập vào ngày 29 tháng 11 năm 1990. Nó cũng đạt được tốc độ tối đa đến Mach 1.8 với afterburner.

[​IMG]
Trong khi đó nguyên mẫu YF-22 của Lockheed/Boeing/General Dynamics bay lần đầu vào ngày 29 tháng 9 năm 1990 và đạt tốc độ siêu hành trình ở Mach 1.58. Thiết kế của YF-23 được cho là tàng hình hơn và nhanh hơn nhưng YF-22 lại linh hoạt hơn nhờ hệ thống định hướng lực đẩy thrust vector. Ngoài ra USAF nhận định thiết kế của Lockheed ít tốn kém và ít rủi ro hơn. Nó cũng phù hợp với chương trình NATF - phiên bản ATF dành cho Hải quân dù sau đó vào năm 1992 Hải quân Hoa Kỳ đã từ bỏ NATF. Vì vậy, đội Lockheed với nguyên mẫu YF-22 và Pratt & Whitney với động cơ YF-119 được chọn cho chương trình ATF.

Vào tháng 8 năm 1991, Lockheed và Boeing đã được trao hợp đồng phát triển kỹ thuật và sản xuất (EMD) trị giá 9,55 tỷ đô, về sau nâng lên thành 11 tỷ đô. EMD sẽ bao gồm thiết kế hoàn chỉnh của F-22, phát triển dây chuyền sản xuất, chế tạo và thử nghiệm 9 chiếc đủ điều kiện bay và 2 chiếc dành cho hoạt động thử nghiệm trên mặt đất.

012 Lockheed F-22 production.jpg
USAF ban đầu muốn có 750 chiếc máy bay từ chương trình ATF, bắt đầu sản xuất vào năm 1994 và đi vào hoạt động vào cuối thập niên 90. Tuy nhiên con số này liên tục được cắt giảm qua từng năm vì vấn đề chi phí. Như năm 1990, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Dick Cheney giảm số lượng xuống 648 chiếc. Đến khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, con số tiếp tục giảm xuống 442 chiếc và vào năm 1993, USAF gần như chốt được 381 chiếc. Đến năm 2004, khi Hoa Kỳ tập trung vào cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, Bộ trưởng Bộ quốc phòng khi đó là Donald Rumsfeld đã tiếp tục cắt giảm kế hoạch mua sắm xuống còn 183 máy bay, bất chấp yêu cầu của USAF là 381 chiếc. Năm 2008, Quốc hội thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng mới nâng tổng số F-22 lên 187 chiếc. Hiện tại có tổng cộng 195 chiếc F-22 được sản xuất gồm 187 chiếc thuộc biên chế của 7 phi đội và 8 chiếc dành cho hoạt động thử nghiệm và huấn luyện. Hoạt động sản xuất bắt đầu từ năm 1996 và kéo dài đến 15 năm. Chiếc F-22 Raptor đầu tiên bước ra từ dây chuyền sản xuất này vào tháng 4 năm 1997 và đây là chiếc đầu tiên trong số 9 chiếc dùng cho hoạt động thử nghiệm.

Quảng cáo


F-22 Raptor cũng phải trải qua hoạt động thử nghiệm dài hơi trước khi được sản xuất hàng loạt. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên được thực hiện vào ngày 7 tháng 9 năm 1997 tại căn cứ Dobbins. Điều thú vị là ngay trong chuyến bay đầu tiên, F-22 đã được cho đối mặt với 2 chiếc F-16 trong một thử nghiệm bay rượt đuổi. Điểm ấn tượng nhất của chuyến bay là tốc độ leo cao của F-22, phi công Paul Metz vẫn để càng hạ cánh khi cho máy bay lấy độ cao nhưng F-16 không thể theo kịp dù cất cánh gần như đồng thời. F-22 cũng cho thấy khả năng cất cánh ở góc tấn lớn (AoA) ở 25 độ, tất cả là nhờ 2 động cơ F119 của Pratt & Whitney cho tổng lực đẩy khô đến 52000 lbf và 70000 lbf với afterburner. 9 chiếc F-22 đầu tiên đã trải qua nhiều thử nghiệm kéo dài từ 1997 đến 2001 để đánh giá toàn bộ các hệ thống cũng như độ bền cấu trúc. Đến đầu năm 2003, sau khi kết thúc chương trình thử nghiệm và đánh giá hoạt động ban đầu (IOT&E), báo cáo về năng lực của F-22 Raptor được trình lên Quốc hội và đến lúc này F-22 mới được sản xuất dành cho các phi đội của USAF. Trước khi đi vào hoạt động vào năm 2005, F-22 đã thực hiện 3500 chuyến bay thử nghiệm.

012 F-22 section.jpg
Lockheed Martin (Lockheed Corp và Martin Marietta Corp sáp nhập tháng 3 năm 1995) và Boeing đảm nhận sản xuất các thành phần khác nhau của F-22 Raptor bên cạnh hơn 1000 nhà thầu phụ khác. Lockheed Martin Aeronautical Systems là đơn vị chính quản lý chương trình F-22, chịu trách nhiệm sản xuất phần mũi, thân trước bao gồm buồng lái, cửa hút gió, mép trước của cánh, cánh ổn định, cánh tà, cánh liệng, càng hạ cánh và lắp ráp hoàn chỉnh máy bay. Nhánh Tactical Aircraft Systems của Lockheed chịu trách nhiệm sản xuất phần trung tâm của thân máy bay, khoang vũ khí, tích hợp hệ thống dẫn đường, hệ thống tác chiến điện tử INEWS, hệ thống liên lạc, định hướng và nhận dạng CNI và hệ thống hỗ trợ vũ khí.

Trong khi đó Boeing chịu trách nhiệm sản xuất phần cánh, phần sau của thân máy bay bao gồm các cấu trúc dành cho động cơ và họng xả, phát triển hệ thống radar, điện tử hàng không, hệ thống huấn luyện và quản lý hoạt động bay thử nghiệm của F-22. Động cơ F119-PW-100 do Pratt & Whitney sản xuất.

Những sự thật về F-22 Raptor


  • F-22 bị cấm xuất khẩu
012 F-22 Raptor 1.jpg
F-22 không được phép xuất khẩu theo luật liên bang nhằm bảo vệ công nghệ tàng hình và các tính năng tuyệt mật của nó. Đạo luật này đã được Quốc hội thông qua vào tháng 9 năm 2006.

  • Chỉ như con ong trên màn hình radar
012 F-22 Raptor 2.jpg

Quảng cáo


F-22 là chiến đấu cơ tàng hình và trên màn hình radar, nó chỉ nhỏ như một con ong vò vẽ. Để có tiết diện radar nhỏ nhất có thể, thiết kế của F-22 Raptor đã được tối ưu ngay từ đầu với hình dạng bề mặt gồm nhiều đường cong với bán kính thay đổi, đường con này nhằm phân tán các chùm tia radar theo dõi theo mọi hướng. Mặt ngoài cũng không có góc vuông, cánh chính và cánh sau được đặt ở góc chính xác nhằm làm chệch hướng radar, lớp phủ ngoài hấp thụ sóng radar (RAM), thậm chí buồng lái còn được thiết kế với các cạnh răng cưa để giảm thiểu biên dạng radar của mũ phi công. Hệ thống vũ khí cũng được tích hợp vào khoang thay vì treo bên ngoài. Dấu vết nhiệt động cơ cũng được giảm thiểu bằng cách đẩy lùi họng xả động cơ vào thân, thiết kế họng thrust vector dạng dẹp để giảm phát nhiệt hồng ngoại của luồng khí thải, hệ thống làm mát chủ động để chống tích nhiệt khi bay ở vận tốc siêu thanh.

  • Phần mềm có 1,7 triệu dòng code
012 F-22 Raptor 4.jpg
Phần mềm của hệ thống điện tử hàng không của F-22 có 1,7 triệu dòng code và phần lớn liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu radar. Con số này vào thời điểm đó là rất lớn nhưng vẫn chưa là gì so với phần mềm của F-35 Lightning II với 5,7 triệu dòng code hay Boeing 787 Dreamliner với 6,5 triệu dòng code.

  • 70 ngàn đô cho mỗi giờ bay
012 F-22 Raptor 3.jpg
F-22 đã bị đội chi phí lên rất nhiều lần vì công nghệ phức tạp. Ước tính mỗi chiếc có giá khoảng 150 triệu đô và chi phí cho toàn bộ vòng đời của F-22 lên đến 334 triệu đô mỗi chiếc. Mỗi chiếc F-22 sẽ tiêu tốn 68362 đô cho mỗi giờ vận hành. Các chi phí này bao gồm chi phí sở hữu, những thay đổi về kỹ thuật, nhiên liệu, bảo trì, phi công ...


012 F-22 Raptor 5.jpg
Dù đi vào biên chế vào năm 2005 nhưng phải đến năm 2014, F-22 Raptor mới thực chiến lần đầu. Cụ thể là Hoa Kỳ đã cho F-22 Raptor tấn công các mục tiêu trên mặt đất thuộc lực lượng ISIS tại Syria vào ngày 23 tháng 9 năm 2014. Và thú vị hơn, lần bắn "bong bóng" vừa qua là lần đầu tiên F-22 Raptor tiêu diệt một mục tiêu trên không.

  • Bay ở Mach 1.5 mà không cần afterburner
012 F-22 supercruise.JPG
F-22 Raptor có tốc độ leo cao gần 18900 m/phút trong khi F-35 Lightning II là 13700 m/phút. 2 động cơ F119-PW-100 của Pratt & Whitney cũng cho phép F-22 Raptor đạt được tốc độ tối đa ở Mach 2.0 với afterburner và tốc độ siêu hành tình ở Mach 1.5 mà không cần đến afterburner.

  • Hệ thống vũ khí phong phú

012 F-22 Raptor weapon bay.jpg
Trong vụ việc vừa qua thì F-22 Raptor đã phóng một quả tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder vào khí cầu do thám của Trung Quốc. F-22 Raptor có thể mang theo một lượng lớn vũ khí nếu sử dụng cả 4 điểm treo cứng dưới cánh. Ngoài pháo 20 mm M61A2 Vulcan nòng xoay với 480 viên tích hợp thì nó còn có 3 khoang vũ khí ẩn trong thân. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ và khả năng tàng hình mà số lượng vũ khí mang theo sẽ khác nhau (hình trên).

GlobalSecurity; Wikipedia; HowStuffWorks; Boeing; Lockheed Martin; BoldMethod; USAF
310 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thông tin thêm: F22 là máy bay thế hệ thứ 5 đầu tiên và cho đến giờ nó vẫn có nhiều tính năng vượt trội hơn F35 dù F35 ra đời sau rất lâu và kế thừa nhiều kỹ thuật của F22.
@cacciatore https://www.sandinhblog.com/2017/03/linh-anh-thue-va-gai-iem-han-quoc-trong.html?m=1
@╰‿╯ @╰‿╯ người Hán nói Tiếng Việt bắt đầu tìm đồng loại hử, xin lỗi nhé đây không phải Hán N như bạn đâu 🤣
@Luân Trần Hữu Điển hình của bọn Hán N, redbull là nói nhăng nói cuội, kéo đồng bọn quào phím, chửi đổng khi bị đuối lý. Mấy thể loại này cứ cho qua là được, để bọn nó tự sinh tự diệt, đừng để bị cuốn vào. Cãi với bọn nó như nước đổ đầu vịt thôi.
Phận nga nô như mình nhìn chỉ biết thèm ☺️😂
Arize
ĐẠI BÀNG
một năm
@dktran01 U là trời, tui đâu cần bàn luận gì với you, tui đi ngang thấy đứa nga nô la lối thì tui chỉ điểm thôi. Còn chó nó sủa mà you cũng hiểu được thì you khác gì con chó?
@dktran01 Nguồn Israel à? Vậy tìm lại cái nguồn israel gốc rồi gửi lên có các member đọc coi. Tìm nứt mắt còn ko thấy, bọn nga nô toàn dùng fake account đăng vài ba tin nhảm tuyên truyền là giỏi. Lúc thì bảo là Israel, lúc thì bảo là Thổ.
@ricky0090 Xin lỗi bạn nha, lúc đó bạn ông theo dõi twitter thì tôi cũng bó tay. Tóm tắt lại thế này: 1 ngày đẹp trời, elon reply 1 twitter chứa nội dung như trên của một người chụp màn hình tivi thời sự của thổ và israel. HIện giờ chú đừng bắt tôi tìm lại vì xóa sạch sẽ rồi.
Như bấy báo bồn cầu BBC hay gì đó đăng thì cũng chả có kiểm chứng đúng không
@dktran01 hahaha nghe vô lý vậy mà cũng tin. Elon reply nội dung thì sao, chắc là ông nói thằng kia mày đăng tin bậy bạ phải ko. Vì thế mới bị xóa. Nếu là Israel đăng tin nó ko có trên twitter thì cũng phải có trên các trang báo mạng của Israel, tìm lại thì khó cái j? Giờ 1 thằng ất ơ nào đăng lên twitter rồi báo đó là tin Mỹ thì chắc đó cũng là nguồn tin cậy phải ko?? Kênh weekdaily đã điều tra rồi và xác nhận ko có cái quần què j gọi là tình báo Israel ở đây cả.
bài hay
công lực như thế mà Mỹ chỉ bắn kinh khí cầu thôi. đem ra hù TQ cho sợ chơi.
Dungbro
ĐẠI BÀNG
một năm
@vansanghd93 cho dù súng tiểu liên cho bắn thủng lỗ chỗ được cái kinh khí cầu nó cũng ko rớt luôn đâu, với tầm bay cao thế thì dùng P/A này là tối ưu nhất rồi. Nó còn tính xem có khả năng rơi vào khu dân cư hay không nữa chứ
@vansanghd93 TQ thì chỉ đùa vui bằng kinh khí cầu, nhưng anh Mẽo thì nghiêm túc với F22.
@gravedigger Uh đùa chơi mà bị Mỹ nó gài kèo đang giãy đành đạch kìa. Mỹ nó đang đưa các chứng cứ, thông tin khí cầu do thám cho các nước rồi. Để coi sau này bọn Tàu nó đùa vui tiếp như thế nào.
@abc_8989 Khí cầu bay lên tới tầng bình lưu đâu đó cỡ 18 cây số thôi, tức là ngoài F22 ra không máy bay nào leo lên tới độ cao đó.
Đúng là quốc bảo có khác. Bọn nga tàu tuổi gì sánh vai 😁
Combe
ĐẠI BÀNG
một năm
@╰‿╯ Mày non và xanh lắm, mày làm như Mỹ nó ngu, khí cầu bay gần không phận là Mỹ đã biết rồi, nó thừa sức bắn từ lúc còn ở Alaska nhưng chưa bắn, để bay vào Mỹ mới có chuyện để nói, để dân Mỹ thấy TQ nguy hiểm thế nào còn đóng thuế và ủng hộ chống tụi nó, chứ bắn sớm quá thì còn gì để nói? Mày xem clip dân Mỹ hú hét khi Mỹ bắn khí cầu kìa, chịu khó đọc thêm báo cáo của Mỹ để biết với đời chứ loanh quanh mãi trong cái ao làng tự sướng người ta cười cho.
@nguyenlinh712 Ngồi nge đám bò đỏ cãi nhau 3 que hài vl 😂😂😂
@nguyenlinh712 Lái đủ loại vẫn dám nói B52 dài 600m. Kakaka...
@cacciatore đã xem hết video chưa bạn ?
Nó có trí thông minh AI tự nó tính đường bay tên lửa và lật cánh né trong tích tắc ,nhanh và chính xác hơn phi công tự điều khiển
Sher
ĐẠI BÀNG
một năm
Cứ nghĩ nó thực chiến và có nhiều chiến tích lắm rồi chứ!
Mà đọc tới chiến công bắn bóng bay là trận không chiến đầu tiên nghe nó phèn thế! ;))) không biết có được ghi vào kỉ lục guinness là màn bắn bóng bay đắt đỏ nhất lịch sử không nữa!
@minhthuvc Nge thằng bốc shit khoai lang sáng cf cóc bàn chuyện f22, su-25 hài vkl 😂😂😂
@Sher thì chỉ có f22 nó đủ trần bay bắn bóng bạn à, với nó gắn dc AIM-9X Sidewinder bắn rụng dc, chứ mấy con kia nhắm bằng rada có khóa mục tiêu dc trái bóng đó đâu mà bắn
@8Keo TRong chiến tranh thì Khí tài là 1 phần nhưng còn rất nhiều yếu tố khác nữa. Ko phải cứ vũ khí mạnh là thắng. Dù gì cuộc chiến này sẽ kéo dài và nguy cơ thế chiến 3 là có. Lúc đó thì sẽ ko còn vui nữa đâu.
@minhthuvc Dốt thì có Google mà. F22 để dành bỏ bom mới ghê.
Hay.
Con này có cái yếu điểm là áp suất buồng lái ... ko biết đã khắc phục triệt để chưa
Mỹ chỉ cần chuyển vài chiếc cho Ukraine thì bọn Nga ko còn 1 mống. Chẳng qua là do Luật ko chuyển đc thôi 😁
@cacciatore vc nó thắng 😆
1: mỹ không chặn được làn sóng CS ở đông nam á
2: mỹ thiệt hại nhiều tỉ USD, cùng rất nhiều khí tài và bí mật quân sự bị nga thu thập được
3: mất luôn cái thuộc địa VN ngăn chặn TQ trong chiến lược vành đai kìm hãm TQ
4: ảnh hưởng cực kì lớn về uy tín của các vũ khí siêu hiện đại hoặc bất khả xâm phạm của mỹ khi để 1 quốc gia yếu nhất nhì thế giới đánh rụng và hỏng
5: trong nước mỹ xảy ra biểu tình lẫn bạo loạn phản đối chiến tranh lan rộng.
6: từ cuộc chiến thất bại ở VN và tạo thành niềm cảm hứng cho 1 loạt nước trung đông chống lại phương tây như iraq, iran, xa hơn thì có cuba và velezuela và các vùng mỹ latin
Tóm lại mỹ trắng tay trong cuộc chiến với VN. mỹ chẳng đạt được như những gì mỹ nó muốn, VN vẫn theo CS, TQ vẫn lớn mạnh . tôi chẳng hiểu về chiến lược nó thắng cái gì mà ông vẫn cứ lạc quan như vậy
@Pisces.Mist Đó là Chân lý của kẻ mạnh, Mỹ , Nga , Trung Quốc, Anh, Pháp... đều là bọn xâm lược hết, nhưng như bạn nói ở thời điểm hiện tại thì không phù hợp, các nước mạnh cũng đều giữ thể diện và sự bình đẳng trong quan hệ chứ không phải muốn làm gì thì làm như bạn nói
Còn về cơ bản thì luật pháp cũng chỉ áp dụng khi kẻ mạnh đạt được mục đích, nó không đạt được mục đích thì luật pháp đi chỗ khác
Nga răn đe mỹ á, cũng vì quyền lợi cuả nó ông nhé, làm đ gì có chuyện vì quyền lợi của các nước khác mà nó lại rảnh háng đi răn đe Mỹ, bớt cuồng Nga Ngố đi cụ, nó đang xâm lược Ukraine và có tạo tiền lệ xấu cho Việt nam và Trung Quốc đó
@cacciatore Đó là cách nhìn từ phía Mẽo thôi. Nhìn từ vn thì thua vãi cả cứt ra rồi còn bày đặt.
@MEGAMOTOR VIETNAM tất nhiên là quyền lợi của nó cả, nhưng ít ra mỹ nó k thể có kiểu 1 tay che trời được nên làm gì cũng phải ngó trước sau k làm bị làm khó. mà nó cần gì giữ thể diện đâu, thích thì nó lật đổ chính phủ, ám sát nguyên thủ, chiến tranh các kiểu nó cũng chẳng sợ ai k chơi với nó vì nó nắm đằng chuôi cung ứng dầu và $ nên có ghét thì vẫn phải theo format nhà nó cả chứ có dc lựa chọn đâu, nếu k có nga ngố đàn áp bớt sức mạnh của phương tây thì giờ này các nước yếu sẽ bị phương tây đàn áp cho không ngóc dc đầu dậy vì nó thích thì nó làm thế
Phần mềm của F22 chỉ 1,7 triệu dòng code không nhiều lắm nhỉ trong khi máy tính mình đang xài Windows 10 nhiều hơn tận 50 triệu dòng 😁
@BenGlo máy tính của bạn làm hàng tỷ tác vụ, hàng tỷ chuyện khác nhau. còn nó mỗi việc đấm nhau thôi
Đã có khả năng tàng hình, to xác hơn F-35, và k bán ra nước ngoài nữa thì con này dữ thiệt rồi.
Bóng ma B-2 mới thực sự là kinh khủng
@Jackie Lee 1981 Mẽo đế mới ra B-21 Raider đó.
B-1, B-2 sắp về hưu rồi.
Thời Trump sang thăm nhật + hàn, có điều 1 em B-2 đi theo, tâm điểm cả TG. Chắc ủn cũng teo dữ lắm.
@Jackie Lee 1981 B2 phải con cá đuối tàng hình ko nhỉ
Từ những năm 199x đã thiết kế dc máy bay nhìn sịn thực sự, nhìn phần vỏ ghép với nhau ko 1 vết gợn. Chính xác tới 0,0001 inch
@iáT Tài Công nghệ phục vụ quốc phòng vượt xa công nghệ dân dụng nhiều lắm bạn ơi. Nhiều cái bây giờ bạn mới được dùng nhưng trong giới quốc phòng hoặc tình báo đã dùng từ lâu rồi.
@iáT Tài Con f22 này nó nghiên cứu từ những năm 80 rồi bạn ơi ... công nghệ quân sự đi trước đồ dân dụng mấy thập niên
@iáT Tài Con Chim đen SR71 nó còn sx thời chưa có PC.
Nhanh nhất TG với Mach3.5 đấy
@T.NC Với cái email đó. Tụi CIA dùng đã đời rồi, sau này mới đưa ra cho thiên hạ xài, lúc ấy email là thứ gì đó rất cao siêu 😆) trong khi người ta đã dùng từ đời nào 🤣
@Người Đưa Tin! Đến bjo khi nhìn vào gần mấy con f22, b2, sr71 vẫn cứ phải há hốc mồm trầm trồ với khả năng thiết kế sx của mỹ từ những năm 80. Nhìn sang máy bay nga cho dù mới dc sx bjo vẫn cứ lồ lõm gợn gợn!
Rất yêu quý nga nhưng phải thừa nhận sau bao năm bị cấm vận nga đã quá tụt hậu về công nghệ.
Có đồ ngon mà làm hiểm không đem cho đồng minh, nên năm xưa đồng minh bị thua trong tức tưởi ! Mỹ chơi gì kỳ quá.
Cười vô mặt
@Ngô Đình Nam Phi có phải là đồng minh của Mỹ éo đâu, chấm dứt từ lâu rồi.
@ricky0090 Chấm dứt từ năm nào vậy you?
@Ngô Đình Nam Mỹ đã rút khỏi Phi cách đây 30 năm rồi, gần đây Mỹ có ý định quay lại Phillipines như một hành động dằn mặt TQ nhưng vẫn còn đang bàn thảo.
@ricky0090 30 năm rút rồi... mà 2016 vẫn còn? Vậy mà gọi là rút à.
2023-02-23_200101.jpg
Méo tắt máy núp mây.
Thế mà nổ quốc bảo
@hung.nexus thua cả trình của cs đúng không bác
Thì ra lý do Mỹ chế tạo F22 là lo sợ @Mig29f🤣

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019