Foxconn, một trong những đối tác chiến lược của Apple, nắm giữ những dây chuyền lắp ráp iPhone lớn nhất vừa công bố việc thay đổi giám đốc quản lý hệ thống lắp ráp iPhone. Trước đó, vị giám đống Wang Chang-yang đã nhiều năm nắm giữ cương vị này, trước khi thông tin Michael Chiang được chọn làm người thay thế.
Thông tin này được cánh báo chí nước ngoài nhận ra ở thời điểm bữa tiệc tất niên của tập đoàn Foxconn được tổ chức hôm chủ nhật vừa rồi, khi chức danh mới của Michael Chiang được công bố. Được biết, quyết định đổi tướng này của Foxconn là một phần trong những nỗ lực của chủ tịch Young Liu, tận dụng sức trẻ của những vị giám đốc mới để đảm bảo vị thế dẫn đầu chuỗi cung ứng của Foxconn giữa thời điểm nhiều đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc đang trỗi dậy.
Bản thân Michael Chiang cũng là một người làm việc lâu năm cho Foxconn, người đã góp công giúp chuỗi cung ứng của Foxconn đạt được tiêu chuẩn cao mà Apple đặt ra. Theo những nguồn tin giấu tên, giám đốc Wang vẫn ở lại ban lãnh đạo của Foxconn, và sự ra đi của ông này không hề liên quan tới những trục trặc trong quá trình lắp ráp iPhone những tháng cuối năm 2022 vừa rồi, hệ quả của việc Trung Quốc bùng phát lại dịch COVID-19, ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng iPhone mà Foxconn lắp ráp.
Như đã nói, việc Michael Chiang đảm nhận vị trí rất quan trọng trong Foxconn mô tả cùng lúc hai việc. Thứ nhất là nhà sản xuất thiết bị công nghệ Đài Loan đang tìm cách luồn lách qua những căng thẳng kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ. Một giải pháp nữa Foxconn đang định hướng là đa dạng hoá dây chuyền sản xuất, không phụ thuộc hoàn toàn vào những nhà máy ở Đại lục. Thứ hai là đảm bảo khả năng cạnh tranh của Foxconn với những thế lực mới nổi, Luxshare Precision Industry Co. chẳng hạn.
Năm 2021 trong một cuộc phỏng vấn, ông Chiang cho biết đã có ba lần tới Ấn Độ để giúp Foxconn gây dựng nhà máy và dây chuyền lắp ráp sản phẩm cho Apple ở đất nước này.
Trong cuộc phỏng vấn ấy, nhiều chi tiết không nhiều người biết đã được hé lộ: “Thử thách lớn nhất chúng tôi phải đối mặt ở Ấn Độ là sốc văn hoá, bao gồm cả hệ thống đẳng cấp dân tộc ở đây. Cái này hoàn toàn mới đối với chúng tôi.” Nói thêm về mức độ phức tạp của dây chuyền lắp ráp iPhone: “Thông thường khi lắp ráp những smartphone Android cho các hãng từ Trung Quốc, chúng tôi chỉ cần 100 công nhân cho mỗi dây chuyền. Còn với iPhone, con số nhân công là 1.200 người cho mỗi dây chuyền.”
Theo Bloomberg
Thông tin này được cánh báo chí nước ngoài nhận ra ở thời điểm bữa tiệc tất niên của tập đoàn Foxconn được tổ chức hôm chủ nhật vừa rồi, khi chức danh mới của Michael Chiang được công bố. Được biết, quyết định đổi tướng này của Foxconn là một phần trong những nỗ lực của chủ tịch Young Liu, tận dụng sức trẻ của những vị giám đốc mới để đảm bảo vị thế dẫn đầu chuỗi cung ứng của Foxconn giữa thời điểm nhiều đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc đang trỗi dậy.
Bản thân Michael Chiang cũng là một người làm việc lâu năm cho Foxconn, người đã góp công giúp chuỗi cung ứng của Foxconn đạt được tiêu chuẩn cao mà Apple đặt ra. Theo những nguồn tin giấu tên, giám đốc Wang vẫn ở lại ban lãnh đạo của Foxconn, và sự ra đi của ông này không hề liên quan tới những trục trặc trong quá trình lắp ráp iPhone những tháng cuối năm 2022 vừa rồi, hệ quả của việc Trung Quốc bùng phát lại dịch COVID-19, ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng iPhone mà Foxconn lắp ráp.
Như đã nói, việc Michael Chiang đảm nhận vị trí rất quan trọng trong Foxconn mô tả cùng lúc hai việc. Thứ nhất là nhà sản xuất thiết bị công nghệ Đài Loan đang tìm cách luồn lách qua những căng thẳng kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ. Một giải pháp nữa Foxconn đang định hướng là đa dạng hoá dây chuyền sản xuất, không phụ thuộc hoàn toàn vào những nhà máy ở Đại lục. Thứ hai là đảm bảo khả năng cạnh tranh của Foxconn với những thế lực mới nổi, Luxshare Precision Industry Co. chẳng hạn.
Năm 2021 trong một cuộc phỏng vấn, ông Chiang cho biết đã có ba lần tới Ấn Độ để giúp Foxconn gây dựng nhà máy và dây chuyền lắp ráp sản phẩm cho Apple ở đất nước này.
Trong cuộc phỏng vấn ấy, nhiều chi tiết không nhiều người biết đã được hé lộ: “Thử thách lớn nhất chúng tôi phải đối mặt ở Ấn Độ là sốc văn hoá, bao gồm cả hệ thống đẳng cấp dân tộc ở đây. Cái này hoàn toàn mới đối với chúng tôi.” Nói thêm về mức độ phức tạp của dây chuyền lắp ráp iPhone: “Thông thường khi lắp ráp những smartphone Android cho các hãng từ Trung Quốc, chúng tôi chỉ cần 100 công nhân cho mỗi dây chuyền. Còn với iPhone, con số nhân công là 1.200 người cho mỗi dây chuyền.”
Theo Bloomberg