Trước khi dùng Garmin Fenix 6 Pro mình đã có một thời gian dài sử dụng chiếc Garmin Fenix 6x Sapphire hồi đó mình chuyển từ Garmin Forerunner 945 sang.
Sau một thời gian sử dụng Fenix 6x Sapphire mình gặp phải một số vấn đề mà mình không muốn sử dụng chiếc đồng hồ này, thực chất thì cấu hình, tính năng và pin của nó vẫn đáp ứng tốt và đầy đủ được nhu cầu của mình từ việc theo dõi các hoạt động thể thao cũng như là một chiếc smartwatch. Nhưng điểm bất cập lớn nhất của mình với chiếc Fenix 6x Sapphire đó là đến từ phần ngoại hình của nó. Bản 6x này khá nặng và to (kích thước mặt 51 mm và trọng lượng 83 gram), trong quá trình sử dụng mình thấy khá vướng víu và “nặng tay”.
Sau khi tham gia một vài giải chạy, cũng như đeo thử một số chiếc đồng hồ của bạn bè, mình quyết định chuyển về dòng Fenix 6 Pro. Trên thị trường hiện tại nhiều hãng đồng hồ chuyên về tập luyện thể dụng thể thao điển hình như Sunto, Coros và Garmin cũng đã ra một số mẫu mới từ Forerunner đến Fenix, cụ thể là Fenix 7 series, nhưng sau một thời gian tìm hiểu thì mình quyết định mua chiếc Fenix 6 Pro. Lý do mình chuyển về dòng Fenix 6 Pro đó là kích thước nhỏ hơn, trọng lượng nhẹ hơn nhưng vẫn sở hữu được những tính năng theo dõi tập luyện thể dục thể thao mà mình cần thiết, và nó phù hợp với giá tiền.
Và dưới đây mình muốn chia sẻ về trải nghiệm của mình sau hơn một năm “chinh chiến” với Fenix 6 Pro từ việc sử dụng như một chiếc smartwatch, để tập luyện, theo dõi sức khỏe hàng ngày cũng như đã cùng mình tham gia nhiều giải chạy marathon, trail trong suốt năm 2023 vừa qua.
Sau một thời gian sử dụng Fenix 6x Sapphire mình gặp phải một số vấn đề mà mình không muốn sử dụng chiếc đồng hồ này, thực chất thì cấu hình, tính năng và pin của nó vẫn đáp ứng tốt và đầy đủ được nhu cầu của mình từ việc theo dõi các hoạt động thể thao cũng như là một chiếc smartwatch. Nhưng điểm bất cập lớn nhất của mình với chiếc Fenix 6x Sapphire đó là đến từ phần ngoại hình của nó. Bản 6x này khá nặng và to (kích thước mặt 51 mm và trọng lượng 83 gram), trong quá trình sử dụng mình thấy khá vướng víu và “nặng tay”.
Sau khi tham gia một vài giải chạy, cũng như đeo thử một số chiếc đồng hồ của bạn bè, mình quyết định chuyển về dòng Fenix 6 Pro. Trên thị trường hiện tại nhiều hãng đồng hồ chuyên về tập luyện thể dụng thể thao điển hình như Sunto, Coros và Garmin cũng đã ra một số mẫu mới từ Forerunner đến Fenix, cụ thể là Fenix 7 series, nhưng sau một thời gian tìm hiểu thì mình quyết định mua chiếc Fenix 6 Pro. Lý do mình chuyển về dòng Fenix 6 Pro đó là kích thước nhỏ hơn, trọng lượng nhẹ hơn nhưng vẫn sở hữu được những tính năng theo dõi tập luyện thể dục thể thao mà mình cần thiết, và nó phù hợp với giá tiền.
Và dưới đây mình muốn chia sẻ về trải nghiệm của mình sau hơn một năm “chinh chiến” với Fenix 6 Pro từ việc sử dụng như một chiếc smartwatch, để tập luyện, theo dõi sức khỏe hàng ngày cũng như đã cùng mình tham gia nhiều giải chạy marathon, trail trong suốt năm 2023 vừa qua.
Một số thông tin cơ bản.
Sản xuất năm: 2019
Mặt kính: Kính sapphire
Viền bezel: Titanium
Chất liệu thân máy: Polymer sợi gia cố có lớp vỏ bao bọc phía sau bằng thép không gỉ
Kích thước vật lý: 47 x 47 x 14.7 (mm)
Trọng lượng: 49 g
Đường kính mặt: 49 mm
Kích thước màn hình: 1.3 inches
Công nghệ màn hình: MIP
Độ phân giải màn hình: 260 x 260 pixels
Chống nước: 10 ATM
Bộ nhớ trong: 32 GB
Thiết kế, ngoại hình.
Quảng cáo
Tuy Fenix 6 Pro đã ra mắt được một thời gian khá lâu nhưng thiết kế của nó mình cảm thấy vẫn còn đẹp và hợp với hiện tại, đây cũng là đặc điểm chung của các dòng Garmin nói chung và dòng Fenix nói riêng.
Chuyển từ Fenix 6x Sapphire xuống Fenix 6 Pro tạo cho mình cảm giác “nhẹ tay” hơn hẳn. Với mặt 47mm nó không quá to cũng không quá nhỏ, với người có kích thước cổ tay trung bình như mình (17cm) thì mình thấy với kích thước này nó tạo cảm giác hài hòa cân đối, không quá lố cũng như nhìn không quá “lọt thỏm” ở cổ tay.
Với kích thước trung bình và trọng lượng như vậy, nó giúp mình có thể đeo ở mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh mà vẫn cảm thấy thoải mái, không bị vướng víu kể cả đeo lúc đi ngủ. Thực chất so với một số dòng khác thì trọng lượng 49g tính ra vẫn còn nặng, nhưng với cá nhân mình cảm thấy thì đây là một kích thước chấp nhận được, không quá nhẹ cũng không quá nặng, đeo vào tương đối “đầm tay”.
Viền Bezel và nắp lưng trên Fenix 6 Pro được mạ một lớp có tên là DLC (Diamond Like Carbon) rất đẹp và bền, thực tế trong quá trình mình sử dụng, va đập rất nhiều, nhưng nó vẫn rất cứng và khó bị trầy.
Quảng cáo
Phần mặt kính được đặt hơi thấp xuống so với viền benzel, điều này giúp màn hình được bảo vệ tốt hơn trong suốt quá trình sử dụng.Cộng thêm việc mặt kính được làm từ kính sapphire nên anh em cứ yên tâm mà sử dụng, không cần phải lo lắng hay dán thêm cường lực cho nó làm gì.
Dây đeo trên Fenix 6 Pro có kích thước 22mm, trang bị công nghệ QuickFit khá phổ thông, tương thích với nhiều loại dây của Garmin trên thị trường, anh em có thể tìm mua, thay thế một cách đơn giản.
Ở đời 6 series này thì Garmin trang bị cho tất cả các thiết bị của họ kiểu thiết kế kiểu nhiều rãnh ngang, bên trong rãnh được hoàn thiện kiểu nhám hạt lớn, trông rất hầm hồ và đẹp. Đây cũng là chiếc dây mình có cảm giác bền nhất từ trước đến giờ của dòng Garmin mà mình đã sử dụng, trước giờ và cả hiện tại thì mình không bao giờ đánh giá cao về chất lượng loại cao su mà Garmin sử dụng trên dây đeo của họ. Dùng một thời gian kiểu gì trên bề mặt da cũng có hiện tượng bong tróc, và dễ bị đứt.
Mình thích kiểu thiết kế mặt trong của dây nhất, nó được làm lõm dần đều. Việc này nó giúp việc thoát nước nhanh hơn, đặc biệt không bị bí tay. Từ ngày đeo loại dây này, mình đã có thể đeo liên tục khi rửa tay, kể cả khi ngủ mình vẫn cảm giác thoải mái và không có hiện tượng bị kích ứng gì cả.
Các lỗ cảm biến trên Fenix 6 Pro được đặt toàn bộ bên cạnh phải, nút chọn/ start được sơn viền cách điệu màu đỏ tạo ra điểm nhấn cho chiếc đồng hồ này. Cảm giác bấm các nút trên Fenix 6 Pro cá nhân mình thấy nảy, độ nhạy cao.
Các nút bấm trên Fenix 6 Pro được làm từ kim ngoại và được phủ một lớp màu đen khiến tổng thể của chiếc đồng hồ trở nên mạnh mẽ và rất nam tính. Lại nói về các nút bấm, sau một thời gian dài sử dụng đồng hồ Garmin thì mình đã thấy quen với việc điều khiển bằng các nút bấm, cá nhân mình thấy việc sử dụng các nút bấm để điều khiển menu nó chân thực và thích thú hơn, mình đã sử dụng qua các dòng có màn hình cảm ứng như Venus, Epix thì cá nhân mình khi đó có cảm giác sử dụng cảm ứng trên một chiếc màn hình nhỏ ở thời điểm hiện tại như một “cực hình”.
Fenix 6 Pro được trang bị cảm biến đo nhịp tim tích hợp với cảm biến Pulse Ox, điều khiến mình đáng tiếc ở phần cảm biến này là nó được làm bằng nhựa, sau một thời gian để ở trên mặt bàn thì phần cảm biến này đã có dấu hiệu bị xước ở viền.
Màn hình, hiển thị.
Mình đã khá quen với việc sử dụng một chiếc màn hình MIP, từ ngày chuyển từ màn hình retina trên Apple Watch sang màn hình MIP trên các dòng Garmin mình cũng đã thay đổi thói quen sử dụng và theo dõi thông tin trên màn hình. Với việc sử dụng một chiếc đồng hồ phục vụ cho việc tập luyện thể dục thể thao thì mình thấy màn hình MIP cũng khá ổn, chấp nhận được. Có chăng so với những đồng hồ đời cao hơn, kiểu như dòng Fenix 7 series thì các dòng sử dụng màn hình MIP sẽ không xem được hình ảnh mà thôi, đối với mình việc này giờ không quá quan trọng nữa.
Trên dòng Fenix 6 nói chung và Fenix 6 Pro này nói riêng tuy sử dụng màn hình MIP màn hình vẫn hiển thị trong trẻo, các chữ số và ký tự sắc nét, rõ ràng.
Font chữ vuông và cách sắp xếp gọn gàng trên Fenix 6 Pro giúp cho không gian hiển thị được sử dụng một cách tối đa.
Giao diện mặc định ở các hoạt động thể thao cũng khá trực quan, hiển thị được nhiều thông tin cần thiết cho người dùng.
Là một chiếc smartwatch dành cho hầu hết các hoạt động thể thao ngoài trời.
Garmin Fenix 6 Pro là một thiết bị chuyên dụng cho hoạt động thể thao và ngoài trời, mang đến sự hỗ trợ toàn diện cho nhiều loại hoạt động vận động. Được trang bị đầy đủ các tính năng theo dõi sức khỏe, bao gồm theo dõi nhịp tim, đo stress, sử dụng Body Battery để đo lường năng lượng cơ thể, hỗ trợ đo SpO2 và theo dõi chất lượng giấc ngủ.
Mình thấy tính năng theo dõi giấc ngủ trên Garmin khá chính xác, từ thời gian ngủ nông, ngủ sâu, REM hay lúc ngủ bị tỉnh dậy, nhờ những chỉ số đó mà mình có thể điều tiết lại cơ thể, sinh hoạt khoa học hơn để có một giấc ngủ tốt.
Trên Garmin Fenix 6 Pro còn cung cấp khả năng theo dõi nâng cao các chỉ số tập luyện, bao gồm cải thiện Vo2 Max, theo dõi tình trạng tập luyện với tùy biến cho các bài tập trong môi trường nhiệt độ cao, thích nghi với độ cao, và quản lý khối lượng tập luyện trọng tâm. Đồng thời, nó cải thiện các tính năng đo lường hiệu suất, đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ và độ cao. Đồng hồ cũng giúp theo dõi thời gian phục hồi, hiệu suất hoạt động aerobic và anaerobic.
Trên Fenix 6 Pro được trang bị tính năng Pacepro, tính năng này giúp cho những người tham gia chạy bộ được hướng dẫn chạy với tốc đô phù hợp theo từng mục thiêu được yêu cầu trong suốt quá trình tập luyện.
Các bài tập luôn được đề xuất hàng ngày, Fenix 6 Pro sẽ tự động cung cấp dựa trên: Trạng thái tập luyện hiện tại, tải trọng tập tuyện, Vo2 Max và trạng thái phục hồi hiện tại của người dùng. Các bài tập này được thiết kế để giúp chúng ta duy trì hoặc cải thiện mức độ thể chất hiện tại của mình. Tất cả thông tin về hoạt động của bạn sẽ được thống kê một cách chi tiết nhất để bạn có thể nắm được hiệu suất mà mình tập luyện, ví dụ như trong chạy bộ bạn sẽ nhận được thông tin về guồng chân, lượng calo tiêu hao, chiều dài sải chân, quãng đường…
Cá nhân mình đã tham gia những giải chạy road, trail thì mình thấy Fenix 6 Pro cung cấp cho mình các chỉ số khá đúng và chính xác, từ đó mình có thể điều tiết cơ thể theo như những chỉ số mà mình mong muốn.
Trước mỗi giải đua, mình thường import file gpx route thông qua connect Garmin để không bị “lạc đường”. Một tính năng mình rất thích.
Tính năng chỉ đường trên Fenix 6 Pro được mình tận dụng tối đa cho những lần chạy trail. Nó giúp mình định hướng được cung đường tốt và chính xác.
Thời lượng sử dụng pin.
Theo như thông tin nhà sản xuất công bố thì Fenix 6 Pro trang bị một viên pin cho thời gian sử dụng lên đến 13 ngày (ở chế độ đồng hồ thông minh) trong một lần sạc, hoặc tối đa 42 giờ khi sử dụng GPS và nghe nhạc. Cá nhân mình không quan tâm lắm thời lượng Pin của các dòng Garmin, đặc biệt là dòng Fenix. Mình luôn bật chế độ thông minh, tất cả các thông báo, tuần chạy 4 buổi thì thời gian sử dụng pin trên Fenix 6 Pro được khoảng 8 ngày.
Nhưng mình rất tự tin về thời lượng sử dụng pin trên chiếc đồng hồ này. Lý do là mình đã sử dụng 14 tiếng liên tục cho cự ly 70km ở giải Mộc Châu Marathon 2024 đợt tháng 1 vừa rồi. Sau khi chạy xong 14 tiếng với chế độ thông minh như vậy thì thời lượng pin vẫn còn 65%, tức là chỉ mất 35% - thừa sức cho những cuộc đua có thời gian cao hơn (đối với cá nhân của mình).
Garmin Pay.
Cuối tháng 11/2023 Garmin Pay chính thức có mặt ở Việt Nam, tuy rằng mới chỉ sử dụng được với ngân hàng VPBank nhưng nó cũng giúp mình thuận tiện hơn trong thanh toán.
Garmin Pay cũng tương tự như Apple Pay, điểm mình thích ở đây là khi chạy bộ không cần phải cầm theo điện thoại mà vẫn có thể mua hàng, khá thuận tiện.
Trải nghiệm Garmin Pay ở Việt Nam.
Một chiếc đồng hồ ra mắt được hơn 4 năm nhưng vẫn sử dụng tốt.
Fenix 6 Pro theo quan điểm cá nhân của mình ở thời điểm hiện tại vẫn còn sử dụng khá tốt. Quan điểm cá nhân của mình về việc sử dụng đồng hồ dòng Garmin là “không có lý do gì để thay thế cả”. Đối với những người tập luyện thể dục thể thao như mình, đặc biệt với bộ môn chạy bộ, chỉ cần một chiếc đồng hồ pin trâu, GPS chuẩn có thể import file GPX để chỉ đường là quá ngon rồi. Riêng chiếc Fenix 6 Pro này, cá nhân mình thấy còn có thể sử dụng được ít nhất trong 1-2 năm tới. Hiện tại thì mình vẫn đang rất hài lòng và không có ý định thay đổi hay lên đời.
Cảm ơn anh em đã đọc bài viết!