Ảnh: documentary tube
Marcel Duchamp là một nghệ sĩ ý niệm tiên phong vì đã chọc tức giới nghệ thuật vì tác phẩm chiếc bồn cầu mà ông đặt tên là Fountain (đài phun nước) cùng với những tuyên ngôn gây tranh cãi và khiêu khích của mình. Fountain là một chiếc bồn tiểu được kí tên dưới một bút danh kỳ lạ ‘R. Mutt’. Vật thể kỳ dị này có ý nghĩa lớn trong lịch sử nghệ thuật. Tại sao lại như thế?
Được sự ủng hộ của các họa sĩ siêu thực Pháp, Duchamp đã làm nhiều phiên bản của Fountain vào thập kỉ 60, sử dụng cùng loại bồn tiểu và vẫn ký tên dưới bút danh kỳ lạ. Ông thậm chí còn làm một phiên bản thu nhỏ. Mặc dù phiên bản gốc của Fountain hiện đã thật lạc nhưng ý tưởng này vẫn tồn tại qua các sản phẩm sau này.
Duchamp nghĩ rằng nếu ông tiết lộ đó là tác phẩm của mình, các thành viên hội đồng quản trị sẽ chấp nhận nó mà không thắc mắc. Nhưng dưới một cái tên vô danh, hội phải phân tích đối tượng và ý tưởng. Khi họ từ chối vì tác phẩm không đứng đắn và vô đạo đức, Duchamp đã thách thức các nguyên tắc của hội và khả năng chịu đựng của họ đối với những ý tưởng mới táo bạo. Duchamp là một trong những người đầu tiên đưa tác phẩm nghệ thuật ra với một bút danh ẩn danh nhưng rất nhiều nghệ sĩ sau đó đã noi gương ông.
Theo The Collector
Marcel Duchamp là một nghệ sĩ ý niệm tiên phong vì đã chọc tức giới nghệ thuật vì tác phẩm chiếc bồn cầu mà ông đặt tên là Fountain (đài phun nước) cùng với những tuyên ngôn gây tranh cãi và khiêu khích của mình. Fountain là một chiếc bồn tiểu được kí tên dưới một bút danh kỳ lạ ‘R. Mutt’. Vật thể kỳ dị này có ý nghĩa lớn trong lịch sử nghệ thuật. Tại sao lại như thế?
Tác phẩm nghệ thuật ý niệm đầu tiên
Fountain của Duchamp ra đời năm 1917 và có lẽ là tác phẩm nghệ thuật ý niệm đầu tiên. Ngày nay, các phòng tranh trưng bày hàng loạt các vật thể kì lạ nhưng vào thời của Duchamp thì một chiếc bồn cầu như vậy rất lạ lùng. Duchamp là một trong những người đầu tiên đưa đồ vật đã được chế tạo, mà ông gọi là ‘Readymades’ vào không gian trưng bày. Tác phẩm thu hút sự chú ý bởi nó là một vật thể thô sơ và thô kệch. Điều này rất quan trọng với Duchamp vì ông muốn thách thức các tác phẩm truyền thống. Ông cho rằng bất cứ thứ gì cũng có thể là một tác phẩm nghệ thuật, tốt, tệ hại hay xấu xí, miễn là người nghệ sĩ chọn nó và gọi nó là nghệ thuật. Duchamp đã chứng minh rằng ý niệm đằng sau một đối tượng nghệ thuật quan trọng hơn chính bản thân nó và quan điểm này đã trở thành nền tảng của Nghệ thuật Ý niệm (Conceptual Art).Fountain đặt ra câu hỏi về khái niệm của sự độc đáo
Duchamp đã sử dụng tác phẩm của mình để khơi dậy những ý tưởng sâu sắc về nghệ thuật. Một trong những ý tưởng quan trọng nhất mà ông đặt câu hỏi là khái niệm về sự độc đáo. Trước đây, các nghệ sĩ phần lớn được kỳ vọng sẽ sáng tác các tác phẩm nghệ thuật nguyên bản, duy nhất và có chữ ký của nghệ sĩ để chứng minh tính xác thực của nó. Nhưng Duchamp và đồng nghiệp của ông trong phong trào nghệ thuật Dada đã đặt câu hỏi về tần suất sử dụng các đồ vật có sẵn để làm tác phẩm.Được sự ủng hộ của các họa sĩ siêu thực Pháp, Duchamp đã làm nhiều phiên bản của Fountain vào thập kỉ 60, sử dụng cùng loại bồn tiểu và vẫn ký tên dưới bút danh kỳ lạ. Ông thậm chí còn làm một phiên bản thu nhỏ. Mặc dù phiên bản gốc của Fountain hiện đã thật lạc nhưng ý tưởng này vẫn tồn tại qua các sản phẩm sau này.
Thử nghiệm ranh giới xung quanh quyền tự do biểu hiện
Duchamp đã gửi Fountain cho cuộc triển lãm của nhóm Hiệp hội các nghệ sĩ độc lập, một tổ chức mà ông là thành viên hội đồng sáng lập. Hội tuyên bố rằng họ sẽ chấp nhận bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào, bác bỏ chủ nghĩa hình thức tinh hoa của các tổ chức nghệ thuật đầy ngột ngạt của Paris. Tuy nhiên, Duchamp muốn sử dụng tác phẩm này để xem họ thực sự cởi mở như thế nào và họ có thực sự tin tưởng vào quyền tự do biểu hiện mà họ tuyên bố sẽ quảng bá hay không. Để che giấu danh tính của mình, Duchamp đã gửi tác phẩm dưới cái tên R. Mutt, được ký ẩu tả trên bồn tiểu bằng sơn đen.Duchamp nghĩ rằng nếu ông tiết lộ đó là tác phẩm của mình, các thành viên hội đồng quản trị sẽ chấp nhận nó mà không thắc mắc. Nhưng dưới một cái tên vô danh, hội phải phân tích đối tượng và ý tưởng. Khi họ từ chối vì tác phẩm không đứng đắn và vô đạo đức, Duchamp đã thách thức các nguyên tắc của hội và khả năng chịu đựng của họ đối với những ý tưởng mới táo bạo. Duchamp là một trong những người đầu tiên đưa tác phẩm nghệ thuật ra với một bút danh ẩn danh nhưng rất nhiều nghệ sĩ sau đó đã noi gương ông.
Theo The Collector