Quảng cáo trên truyền hình là một phương tiện quảng cáo phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Bằng cách xen kẽ vào các chương trình truyền hình như gameshow, phim ảnh, thời sự, quảng cáo trên truyền hình là cách làm cho mọi người tiếp nhận quảng cáo một cách thụ động nhưng giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng. Cùng với sự thành công của ngành công nghiệp truyền hình, điện ảnh, những chương trình quảng cáo trên truyền hình đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống giải trí hàng ngày của mọi người. Từ việc nhu cầu quảng cáo trên truyền hình ngày càng một tăng cao, pháp luật cũng đưa ra nhiều quy định để quản lý hoạt động này. Sau đây, Luật HT xin cung cấp tới Quý khách hàng thủ tục cấp giấy phép quảng cáo trên truyền hình như sau:
- Quảng cáo trên truyền hình là việc sử dụng các thiết bị và công nghệ của nhà đài thông qua hệ thống tín hiệu sóng cung cấp tới công chúng những nội dung về sản phẩm, dịch vụ thông qua các chương trình truyền hình để quảng cáo, giới thiệu rộng rãi tới người tiêu dùng các sản phẩm, hàng hóa mà bên quảng cáo muốn đưa tới người tiêu dùng.
- Theo quy định tại Thông tư 09/2015/TT-BYT đối với một số loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ đặc biệt thì trước khi thực hiện quảng cáo cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo, trong đó quy định rõ các sản phẩm như sau:
+ Mỹ phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người;
+ Trang thiết bị y tế, sinh phẩm y tế và vắc xin;
Cơ sở pháp lý
- Luật Quảng cáo
- Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng Cáo
- Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế
Giấy phép quảng cáo trên truyền hình
- Quảng cáo trên truyền hình là việc sử dụng các thiết bị và công nghệ của nhà đài thông qua hệ thống tín hiệu sóng cung cấp tới công chúng những nội dung về sản phẩm, dịch vụ thông qua các chương trình truyền hình để quảng cáo, giới thiệu rộng rãi tới người tiêu dùng các sản phẩm, hàng hóa mà bên quảng cáo muốn đưa tới người tiêu dùng.
- Theo quy định tại Thông tư 09/2015/TT-BYT đối với một số loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ đặc biệt thì trước khi thực hiện quảng cáo cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo, trong đó quy định rõ các sản phẩm như sau:
+ Mỹ phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người;
+ Trang thiết bị y tế, sinh phẩm y tế và vắc xin;
+ Thuốc dùng cho con người( thực phẩm chức năng);
+ Dịch vụ khám, chữa bệnh; Thực phẩm;
+ Hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực y tế và gia dụng.
Như vậy theo quy định hiện nay thì không phải tất cả các sản phẩm khi thực hiện quảng cáo trên truyền hình đều phải thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình mà chỉ những sản phẩm và dịch vụ đặc thù như trên mới cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép nhưng phải tuân thủ theo quy định của Luật quảng cáo và các văn bản hướng dẫn quảng cáo để tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Điều kiện để thực hiện quảng cáo trên truyền hình
+ Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
+ Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
+ Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Trình tự xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình
Quảng cáo
Bước 1: Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ xin cấp phép quảng cáo truyền hình gửi Sở Văn hóa Thông tin
Hồ sơ xin cấp phép quảng cáo truyền hình như sau:
1.Đối với quảng cáo thực phẩm, bao gồm:
+ Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo;
+ Giấy cống bố vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm;
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP;
+ Giấy đăng ký kinh doanh;
Quảng cáo
+ Kịch bản quảng cáo;
+ Đĩa CD.
Cơ quan tiếp nhận: Cục/Chi cục ATVSTP.
2. Đối với quảng cáo dược phẩm (thuốc), bao gồm:
+ Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
+ Kịch bản quảng cáo;
+ Đĩa CD.
Cơ quan tiếp nhận: Cục quản lý Dược – Bộ YT.
3.Đối với quảng cáo mỹ phẩm, bao gồm:
+ Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành mỹ phẩm tại Việt Nam;
+ Kịch bản của thước phim quảng cáo;
+ Đĩa CD.
Cơ quan tiếp nhận: Cục quản lý dược, Bộ YT.
4. Đối với quảng cáo trang thiết bị y tế, bao gồm:
+ Giấy đăn ký xác nhận nội dung quảng cáo
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Chứng nhận quản lý ISO của nhà máy hoặc Công bố phù hợp với tiêu chuẩn EC
+ Giấy phép lưu hành sản phẩm tại nước sở tại
+ Catalog sản phẩm ( bản gốc và bản sao dịch Tiếng Việt đóng dấu công ty)
+ Đĩa CD quảng cáo
+ Giấy ủy quyền phân phối hàng hóa hoặc Giấy chứng nhận độc quyền
Cơ quan tiếp nhận: Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế
Bước 2: Sở Văn hóa Thông tin có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc cấp phép. Trường hợp không cấp phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
Công ty Luật HT luôn luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất.