Sony A9 III là chiếc máy ảnh Full-frame đầu tiên có Global Shutter là một điều thú vị và nhiều nhận định cho rằng nhiếp ảnh từ giờ sẽ rẽ sang 1 trang khác.
Đầu tiên, anh em sẽ không còn thấy sự xuất hiện của màn trập cơ (mechanical shutter) trên những chiếc máy ảnh dạng như A9 III nữa (đương nhiên), nhưng đồng thời việc quét hình ảnh cũng không đi theo thứ tự từng dòng từ bên này qua bên kia và theo từ trên xuống dưới nữa (rolling shutter). Nhược điểm của chuyện này là dù nhanh đến đâu, như Z8 hay Z9 của Nikon thì đâu đó bên trong sâu thẳm, mức độ sợ hãi về chuyện mình chụp bức ảnh mà các chủ thể bị méo là vẫn có.
Đường ghi pixel của rolling shutter
Global shutter thì là một kiểu màn trập điện tử (electronic shutter) mà thay vì phải quét hình ảnh, thì màn trập này chỉ có 2 trạng thái, đóng và mở. Khi mở, toàn bộ hình ảnh sẽ đi qua cảm biến cùng 1 lúc, không có trước sau, không có trên dưới, nên sẽ không bao giờ có chuyện pixel bên trên ghi lại hình ảnh rồi mà pixel bên dưới thì chưa kịp ghi.
Sơ qua 1 chút về Global Shutter
Đầu tiên, anh em sẽ không còn thấy sự xuất hiện của màn trập cơ (mechanical shutter) trên những chiếc máy ảnh dạng như A9 III nữa (đương nhiên), nhưng đồng thời việc quét hình ảnh cũng không đi theo thứ tự từng dòng từ bên này qua bên kia và theo từ trên xuống dưới nữa (rolling shutter). Nhược điểm của chuyện này là dù nhanh đến đâu, như Z8 hay Z9 của Nikon thì đâu đó bên trong sâu thẳm, mức độ sợ hãi về chuyện mình chụp bức ảnh mà các chủ thể bị méo là vẫn có.
Đường ghi pixel của rolling shutter
Global shutter thì là một kiểu màn trập điện tử (electronic shutter) mà thay vì phải quét hình ảnh, thì màn trập này chỉ có 2 trạng thái, đóng và mở. Khi mở, toàn bộ hình ảnh sẽ đi qua cảm biến cùng 1 lúc, không có trước sau, không có trên dưới, nên sẽ không bao giờ có chuyện pixel bên trên ghi lại hình ảnh rồi mà pixel bên dưới thì chưa kịp ghi.
Hard global shutter (trên) và soft global shutter (dưới)
So sánh hình ảnh của Rolling Shutter và Global Shutter, do không kịp ghi lại toàn bộ điểm ảnh cùng 1 lúc nên dẫn đến hình sẽ bị méo, điều này có thể thấy rõ khi anh em ngồi trên xe chụp lại toà nhà chẳng hạn
1 viên đạn không kịp ghi lại bởi rolling shutter nhưng hoàn toàn đựoc nếu đó là global shutter (cùng 1 thông số kỹ thuật)
Sony A9 III: Máy ảnh Full-frame đầu tiên có màn trập global, giá $5,999
A9 III được coi như một bước tiến trong công nghệ hình ảnh khi là chiếc máy đầu tiên có màn trập global đồng thời đánh dấu 10 năm ra mắt chiếc Alpha 7 đầu tiên…
Sony luôn là hãng sản xuất “nhồi nhét” nhiều công nghệ nhất lên các sản phẩm của…
tinhte.vn
Lợi thế của Global Shutter
Điều này dẫn đến 1 trong những lợi ích rõ ràng nhất về mặt thông số là Sony đã có thể đẩy tốc độ màn trập của chiếc A9 III lên 1/80000, nên giờ đây anh em chụp giữa trưa nắng mở khẩu f/1.0, f/1.2 (Sony nói là từ f/1.8 đổ lên) không cần ND Filter luôn. Còn không, với những mức khẩu nhỏ hơn, giới hạn của máy sẽ nằm ở mức 1/16000, vốn cũng là quá nhiều.
Quảng cáo
Và với một tốc độ khủng khiếp như thế, A9 III hoàn toàn có thể chụp được 120 khung hình/giây RAW trên cảm biến 24.6MP Full-frame của mình, nhắc lại nhé, 120 khung hình/giây. Còn về phần ngắm thông qua EVF, nó cũng được “đồng bộ” với tốc độ chụp để không bị chớp, tức là nó có tốc độ làm mới đến 120Hz, 120Hz vẫn ở mức duy trì độ phân giải 9.44 triệu điểm ảnh luôn.
(nguồn ảnh: PetaPixel)
Đương nhiên ngoài 120 ở mức tối đa, Sony vẫn đưa ra các mức tuỳ chọn khác cho anh em, nhẹ nhàng hơn và theo mình là phù hợp hơn, chỉ 15, 30 hay 60 khung hình/giây mà vẫn giúp anh em có thể bắt trọn được khoảnh khắc.
Còn thứ yêu thích nữa (cá nhân mình) chính là việc anh em có thể có được hình trước khi nhấn chụp. Tính năng Pre-Capture này đương nhiên sẽ rất, rất hữu ích với những anh em chụp hoang dã, động vật, để có thể chọn được những khoảnh khắc không bao giờ có 2 lần xuất hiện trong đời, do cảm biến giảm độ trễ tối đa. Anh em có thể chọn mức trước 0.5s hoặc trước 1s. Nếu mượn được máy, mình sẽ chia sẻ kỹ hơn với anh em.
Quảng cáo
Chọn lại được bức ảnh mong muốn đã Pre-capture trước đó khoảng 0.5-1 giây (nguồn ảnh: Sony)
Nhưng đồng bộ flash mới là điều đáng nói
Đây có lẽ là một bước tiến nữa với những anh em chụp flash ngoại cảnh giữa trời nắng gắt khi giờ đây anh em có thể đồng bộ lên đến mức 1/80000, tức là giờ ta có thể fill đèn flash không cần đồng bộ high speed sync nữa, đỡ hao pin cực nhiều luôn.
Một ví dụ khá rõ khi đánh đèn Flash không có công nghệ High Speed Sync ở tốc độ quá cao, cao hơn tốc độ đọc của cảm biến thì ảnh sẽ bị nửa sáng nửa tối. Đây là lúc Global Shutter phát huy tác dụng vì màn trập này cho ánh sáng vào tất cả điểm ảnh trên cảm biến cùng lúc.
(nguồn ảnh: Sony)
Câu hỏi đặt ra ở đây là gì?
Giới hạn 1/8000 hay 1/16000 trên những chiếc cảm biến trước đây (rolling shutter) đã được gỡ bỏ, bây giờ con số đó đã là 1/80000 và biết đâu chừng còn là gập đôi, gấp 3 trong 1 vài năm nữa. Liệu các hãng sản xuất khác có chạy theo Sony hay không, hay họ vẫn tiếp tục trung thành với những giải pháp hiện tại? Hoặc chính những nhà sản xuất đó sẽ tìm đến Sony để “đặt hàng” những cảm biến này?
Nhưng $6000 là một rào cản không dễ dàng để anh em tiếp cận một chiếc máy như A9 III và liệu Sony có mang công nghệ cảm biến này ứng dụng cho những lĩnh vực khác mà họ đang theo đuổi hay không? Nhưng chắc chắc, cuộc chơi sẽ thay đổi, ai sẽ đi theo Sony đây?
Sony FE 300mm f/2.8 GM OSS: Anh em Sonyfan đã chờ quá lâu, nhẹ nhất phân khúc, giá $5,999
Trọng lượng chỉ có 1.47kg khiến cho chiếc Sony 300mm f/2.8 GM OSS trở thành ống kính nhẹ nhất phân khúc của mình nhưng mức giá cũng không dễ tiếp cận chút nào.
Nói sơ qua một chút về cân nặng thì Canon EF 300mm f/2.8L nặng 2.
tinhte.vn
Nguồn: (1), (2), (3), (4)