Hai công ty Nhật Bản đồng loạt công bố đột phá về công nghệ OLED

AmbitiousMan
22/5/2022 5:5Phản hồi: 102
Hai công ty Nhật Bản đồng loạt công bố đột phá về công nghệ OLED
Thật trùng hợp khi 2 công ty Nhật Bản lại cùng công bố những thành tựu mới về công nghệ OLED.

*Lưu ý: Đây là 1 bài viết hơi hardcore về màn hình OLED, nếu không có nhu cầu tìm hiểu sâu mà chỉ là người dùng phổ thông thì bạn không cần đọc tiếp. Hãy cân nhắc kĩ!

Cơ bản cần nắm


Mình sẽ cố giải thích đơn giản nhất có thể. Sau đây là những cái cơ bản cần nắm được để có thể hiểu phần nội dung chính, đề cập 2 công nghệ mới được Nhật Bản công bố.

1. Blue fluorescent.


Vật liệu OLED chia theo đặc tính phát quang vật lí sẽ có lân quang (PHOLED: Phosphorescent OLED) và huỳnh quang (fluorescent). Hiệu suất của lân quang tốt hơn nên được ưu tiên làm vật liệu chế tạo diode hữu cơ, tuy nhiên vì gặp vấn đề tuổi thọ nên chỉ có diode Red và Green dùng loại này. Đối với diode Blue, người ta phải chuyển sang dùng huỳnh quang dù hiệu suất không bằng nhưng tuổi thọ dài hơn. Các cải tiến về vật liệu OLED chủ yếu tập trung vào nâng cao hiệu suất phát sáng và kéo dài tuổi thọ, nhất là với diode Blue.


OLED material.png
Idemitsu Kosan cung ứng vật liệu Blue OLED cho Samsung Display sản xuất màn hình (về phân loại vật liệu OLED theo vai trò host và dopant, bài viết xin phép không đề cập)​

Ngoài ra, 1 số hướng đi khác có thể là nâng cấp Blue PHOLED đủ để sử dụng thực tế, hoặc đẩy mạnh ứng dụng vật liệu thế hệ mới TADF (phiên bản “tiến hóa” của fluorescent). Công ty Mỹ UDC cho biết sẽ thương mại hóa Blue PHOLED sau vài năm nữa, còn 1 số đơn vị nhỏ hơn của Đức hay Nhật thì đi theo TADF. Cả UDC lẫn Idemitsu Kosan đều là 2 ông lớn trên thị trường cung ứng vật liệu phát quang, chưa kể còn cấp phép patent công nghệ vật liệu cho các hãng màn hình để sản xuất. Những cải tiến của họ đều sẽ tác động lớn đến thị trường và tương lai OLED.

2. Mặt nạ bóng


Hiện nay, vật liệu OLED của chúng ta sử dụng là loại SMOLED, có từ thời khởi thủy khi OLED vừa mới được phát minh ở Kodak. Vật liệu này sử dụng quy trình sản xuất lắng đọng chân không, cần có 1 cái mặt nạ kim loại để tạo hình ma trận điểm ảnh RGB. Lỗ trống trên mặt nạ sẽ cho vật liệu hữu cơ đi qua và lắng đọng lại thành điểm ảnh tương ứng.

Vấn đề là môi trường để vật liệu bay hơi rồi ngưng tụ này sẽ rất nóng, dẫn đến việc tấm mặt nạ mỏng chỉ tính bằng micron bị biến dạng, sụt lún bởi nhiệt độ cực cao này. Độ chính xác không còn đảm bảo cho việc tạo hình pixel nữa. Đây cũng là khúc mắc khiến Samsung và Sony từng khổ sở rồi cuối cùng thất bại, khi muốn làm tấm nền RGB OLED to vài chục inch để sản xuất TV OLED.

Samsung OLED curved TV 2013 2.jpg
Trong quá khứ, các hãng đã thử sản xuất TV OLED trên quy mô lớn nhưng đều không thành công​

Vì thế, cái mặt nạ bóng (shadow mask) này là thứ quyết định đến mật độ điểm ảnh. Nếu không có mặt nạ đáp ứng được yêu cầu về ppi mong muốn thì đương nhiên không sản xuất được, và nếu sản xuất tấm nền cỡ lớn để làm TV mà không mua được mặt nạ thỏa mãn về độ bền để dùng lâu dài, cũng “nghỉ” luôn. Về mật độ điểm ảnh, kĩ thuật tiên tiến nhất bây giờ là FMM (Fine Metal Mask: mặt nạ siêu mịn) đáp ứng được hơn 600ppi trên màn hình di động - chính là panel AMOLED của dòng Xperia 1.

Còn loại cỡ lớn thì cả LGD lẫn SDC hiện vẫn "bó tay" trước mặt nạ phù hợp do dùng lắng đọng chân không, phải chuyển sang công nghệ White OLED và Blue OLED đều dùng Open Mask thay cho FMM. Lúc này không cần chia điểm ảnh R-G-B riêng rẽ nên không cần chính xác, cứ thế bắn thẳng vật liệu qua tấm mặt nạ hở mà thôi. Tất cả diode lúc này đã quy về 1 mối - White hoặc Blue - đơn giản hơn rất nhiều. Ngoài việc có thể sản xuất panel OLED cỡ lớn cho TV mà không phải đối mặt với “bài toán” FMM, LGD và SDC còn giảm đáng kể chi phí do FMM khá đắt (ppi càng cao thì càng đắt).

Quảng cáo


Công ty sản xuất mặt nạ lớn nhất và trình độ cao nhất bây giờ là Dai Nippon Printing, còn kim loại invar để khắc mặt nạ được cung cấp độc quyền bởi Hitachi Metal, cả 2 của Nhật. Về hệ thống lắng đọng chân không hóa học (CVD) để thực hiện quy trình bay hơi thì Canon Tokki có chuyên môn cao nhất, hoặc ULVAC cũng đều của Nhật. Ngoài lắng đọng mặt ngang đặt đế kính song song theo phương ngang với nguồn vật liệu phun từ dưới lên, người ta còn sử dụng phương pháp lắng đọng dọc, đặt đế kính vuông góc để vật liệu bay lên rồi bám vào mặt bên. Mặt nạ đặt dọc sẽ giảm bớt nguy cơ sụt lún biến dạng.

pixel aperture ratio 1.png
Bất kể là LCD hay OLED, cải thiện độ mở điểm ảnh luôn là cái mà nhà sản xuất mong muốn, giảm bớt diện tích của vùng bảng đen (black matrix) để tăng diện tích phát sáng khả dụng​

3. Độ mở điểm ảnh


Ở mỗi điểm ảnh trên màn hình bất kể LCD hay OLED, bao giờ cũng có 2 vùng là vùng phát sáng khả dụng và vùng bảng đen. Vùng sáng khả dụng là diện tích mà ánh sáng phát ra được, phần còn lại là bảng đen chủ yếu chứa mạch điện điều khiển hoạt động phát sáng - tất nhiên vùng này không chiếu sáng được. Tỉ lệ vùng sáng khả dụng trên tổng diện tích pixel được gọi là độ mở điểm ảnh - aperture ratio (mình không gọi là “khẩu độ” vì sợ nhầm lẫn). Tương tự điểm ảnh của cảm biến camera, tỉ lệ này càng lớn càng tốt vì nó cho thấy hiệu quả chiếu sáng tốt hơn.

Trên đây là chút kiến thức cơ bản về vài khía cạnh của công nghệ OLED, nếu anh em nắm được thì có thể hiểu được nội dung bên dưới cũng như nhiều tài liệu hay bài viết sau này khi nhắc đến OLED.

Vật liệu mới cho OLED


Đầu tiên là Idemitsu Kosan, ông lớn ngành lọc hóa dầu Nhật Bản và cũng là 1 trong những nhà cung cấp vật liệu phát quang hàng đầu. Công ty cho biết đã phát triển thành công vật liệu mới, giúp cải thiện vòng đời và nâng cao hiệu quả phát sáng. Được biết, vật liệu mới của Idemitsu đạt hiệu suất lượng tử ngoại EQE bằng 14%, thời gian cho tới khi suy hao 5% độ sáng lên tới 400 giờ.

Quảng cáo


Idemitsu Kosan OLED patent application 2013.jpg
Theo 1 báo cáo từ năm 2013, Idemitsu Kosan đăng ký nhiều bằng sáng chế vật liệu OLED nhất năm đó (111), chủ yếu là loại Blue fluorescent. Cũng trong báo cáo này, Nhật Bản chiếm 6 vị trí dẫn đầu​

Đây là vật liệu hữu cơ huỳnh quang có hiệu suất vượt trội nhất thế giới hiện nay, cả về hiệu quả phát sáng lẫn tuổi thọ. Hệ thống phát sáng này sử dụng kiến trúc xếp chồng song song, cán mỏng 2 lớp Blue OLED. Để giảm thất thoát ánh sáng, họ đã gây ra hiện tượng tái tổ hợp điện tích và sử dụng cơ chế TTF (Triplet-Triplet Fusion) để đạt được mức năng lượng cao nhất.

Thành tựu này giúp các màn hình OLED tương lai có thể kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ burn-in. Trong bối cảnh thế hệ vật liệu mới Blue TADF chưa phổ biến, còn Blue PHOLED vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong thực tế sử dụng, công nghệ mới của Idemitsu Kosan chắc chắn sẽ là 1 lựa chọn tốt cho các hãng sản xuất màn hình muốn nâng cao hiệu năng panel AMOLED. Do vậy, cải tiến vật liệu huỳnh quang lần này của Idemitsu Kosan là cực kỳ giá trị.

Quy trình chế tạo đột phá trong lịch sử


Tiếp theo đó, JDI cũng công bố 1 quy trình sản xuất hàng loạt OLED đột phá trong lịch sử, vượt trội hơn quy trình lắng đọng chân không hiện nay của phần lớn các hãng màn hình OLED. Đây là quy trình chế tạo OLED đầu tiên trên thế giới loại bỏ mặt nạ khi lắng đọng vật liệu và sử dụng kỹ thuật quang khắc. Họ gọi nó là eLEAP (e: thân thiện môi trường; L: quang khắc với quá trình lắng đọng không cần mặt nạ; E: hiệu suất phát xạ x2, đỉnh sáng x2 và vòng đời x3; AP: bất kì hình dạng panel nào).

eLEAP JDI OLED manufacturing 4.png

Các ưu điểm của eLEAP


Đột phá quan trọng nhất là nó loại bỏ trang bị mặt nạ vốn cực kỳ đắt tiền và tinh xảo, nhưng vẫn tạo ra được mẫu pixel RGB chính xác. Từ đó, giúp việc sản xuất trở nên dễ dàng và rẻ hơn hẳn phương pháp lắng đọng chân không đang phổ biến. Dựa trên tính toán của JDI đối với tấm nền OLED mật độ 300ppi, eLEAP tăng độ mở điểm ảnh lên đến 60% và gấp đôi so với kỹ thuật FMM hiện nay.

Cùng với đó, JDI cũng kết hợp luôn quy trình eLEAP với công nghệ bảng điều khiển TFT mới của họ là HMO (High Mobility Oxide), cải thiện vượt trội hiệu suất OLED trên cả 3 khía cạnh là đỉnh sáng, vòng đời và tiêu thụ điện năng. Công nghệ TFT này cũng mới được JDI công bố vào tháng 3 năm nay, với những triển vọng vượt trội so với LTPS TFT và IGZO TFT phổ biến hiện tại như tiêu thụ năng lượng ít hơn, đáp ứng độ phân giải cao và tần số quét cao, cho phép sản xuất hàng loạt trên dây chuyền Gen 8 (đế kính kích thước 2,200 mm x 2,500 mm) hoặc lớn hơn để làm ra màn hình TV.

eLEAP JDI OLED manufacturing 1.png
Tuổi thọ x3​

Vật liệu chế tạo HMO TFT cũng do công ty Idemitsu Kosan ở trên cung cấp và công nghệ này có thể sử dụng để chế tạo màn hình LCD lẫn OLED. JDI đã lên kế hoạch đưa công nghệ này lên màn hình thiết bị đeo trước tiên. Nhìn chung, cả eLEAP lẫn HMO TFT đều có tiềm năng ứng dụng cực kỳ to lớn, trải dài từ thiết bị đeo cho tới TV màn hình lớn.

Lợi ích tiếp theo là giúp giảm thiểu nguy cơ burn-in đáng kể khi đi cùng HMO TFT. Đối với tham chiếu là tấm nền OLED mật độ 300ppi được mở 3 giờ mỗi ngày ở độ sáng 600 nit, JDI tự tin màn hình có thể trụ được tới 5,000 giờ mà chất lượng hình ảnh vẫn tốt hơn loại OLED thông thường. Do độ mở điểm ảnh lớn hơn nên để đạt cùng độ sáng mong muốn, tấm nền eLEAP sẽ “nhẹ nhàng hơn” loại chế tạo bằng FMM. Còn nếu tăng cường độ dòng điện lên ngang nhau thì bên eLEAP lại sáng hơn.

Một ưu thế khác của công nghệ này là có thể tạo hình panel OLED theo nhiều hình dạng khác nhau.

Cuối cùng, JDI cho biết eLEAP khi loại bỏ mặt nạ FMM thì tận dụng nguyên vật liệu hiệu quả hơn. Do ở quy trình lắng đọng chân không kiểu cũ, rất nhiều vật liệu phải bỏ đi do bám lại trên mặt nạ, lại tốn công rửa trôi làm sạch bằng chất lỏng đặc biệt. Còn eLEAP thì không cần loại bỏ vật liệu bám lại nên giảm được chất thải và khí CO2 phát sinh từ quy trình sản xuất, thân thiện với môi trường hơn. Đồng thời, tránh gây lãng phí vật liệu hữu cơ trong quá trình lắng đọng.

eLEAP JDI OLED manufacturing 2.png
Độ mở điểm ảnh x2, đỉnh sáng x2, tạo hình tự do không giới hạn​

Thương mại và cấp phép


Tổng kết lại, quy trình sản xuất eLEAP hoàn toàn mới của JDI là 1 bước đột phá trong ngành công nghiệp OLED. Với hàng loạt các ưu điểm được phát huy từ nền tảng công nghệ cũ như mỏng nhẹ, tương phản cao, tốc độ phản hồi mau lẹ; tiếp tục cải thiện các khía cạnh độ sáng và độ phân giải; đồng thời giảm bớt những lo ngại về tuổi thọ và burn-in - “tính năng” của OLED khiến nhiều người chùn tay. Hơn nữa, eLEAP còn tháo gỡ được “khúc mắc” bấy lâu của ngành công nghiệp trong việc sản xuất panel AMOLED cỡ lớn dành cho TV, giảm bớt chi phí đầu tư và vận hành dây chuyền.

Về tính khả thi thương mại hóa, Japan Display cho biết eLEAP là bước nhảy vọt so với công nghệ OLED hiện tại và có 1 số khách hàng thực sự tỏ ra hứng thú với nó. Hãng dự tính sẽ có hàng mẫu ngay trong năm nay và mở rộng sản xuất dần sau đó. Công ty cũng hứa hẹn sẽ cấp phép rộng rãi công nghệ này cho các nhà sản xuất màn hình khác nhằm giúp eLEAP trở nên phổ biến hơn. Bản thân mình rất mong đợi Sony sẽ phản hồi tích cực với quy trình này để xem xét tái sản xuất màn hình tham chiếu TRIMASTER OLED, vốn đã bị thay thế bằng dòng TRIMASTER HX sử dụng tấm nền LCD dual-cell.

eLEAP JDI OLED manufacturing 3.png

*Lưu ý: Ngoài eLEAP của JDI, vẫn còn 1 cách chế tạo panel AMOLED khác không sử dụng trang bị FMM. Đó là quy trình in phun của JOLED cũng ở Nhật, sử dụng vật liệu polymer OLED (PLED) khác với loại SMOLED được nhắc đến ở trên. Hiện nay trên thế giới, JOLED là nhà sản xuất đầu tiên và duy nhất ứng dụng quy trình in phun để tạo ra các tấm nền RGB OLED, bán cho Asus, Eizo, LG Electronics,… làm màn hình máy tính cũng như cấp phép ra bên ngoài. JDI kế thừa công nghệ màn hình từ Sony, Toshiba, Hitachi còn JOLED thì tiếp nối từ Sony và Panasonic. Không có công nghệ Nhật, không nhà sản xuất màn hình nào trên thế giới có thể vận hành và mở rộng dây chuyền OLED một cách thoải mái tự tin. Hy vọng những thành tựu công nghệ của JOLED và JDI sẽ lan tỏa rộng rãi!

Nguồn:
102 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hoangtuechmo
ĐẠI BÀNG
2 năm
Công nghê nhật đúng ghê thật sự lun
@hoangtuechmo toàn chém gió lý thuyết ko ah.
Đọc mê quá. Cảm ơn bạn
kduycntt
ĐẠI BÀNG
2 năm
Tui mà đọc được bài này sớm hơn thì đã không mua cái OLED của LG, lỡ đặt hàng hôm qua mất tiu rồi (>ლ)
kduycntt
ĐẠI BÀNG
2 năm
@JcNguyen Sợ sau này bán mất giá ạ
longbungbu
ĐẠI BÀNG
2 năm
@kduycntt Chờ tiếp khi nó ra công nghệ đó rồi sẽ có công nghệ ngon hơn tiếp theo... chờ tiếp hen
@kduycntt cái này bánh vẽ thôi. chứ giờ qd oled vừa sáng vừa giảm burn in nên dell tự tin 3 năm bảo hành burn in thôi.
Penny Rui
TÍCH CỰC
2 năm
@Dragon7x Nó có ra thì giá sẽ mắc gấp đôi gấp ba lần loại đang sài ! đợi nó rẻ chắc cũng vài ba năm nửa
dangky1605
ĐẠI BÀNG
2 năm
nắm công nghệ lõi để bán pattern, ăn % hoa hồng trên doanh thu từ nhà sản xuất. Nói thêm là đầu tư vào công nghệ lõi, khoa học cơ bản là 1 quá trình dài đi từ giáo dục, khuyến khích nghiên cứu cơ bản, có nhiều chính sách, mở nhiều quỹ hỗ trợ cho cộng đồng chứ không thể đi tắt đón đầu như nhiều bạn trẻ ngêu ngao
@dangky1605 ai rồi cũng lõi thôi. Nhưng nếu chưa có tiền thì cứ đi đường nào ra tiền nhanh nhất, rồi hãy nghĩ tới lõi
conan1212
TÍCH CỰC
2 năm
@dangky1605 Âu, Mỹ với Nhật là trùm công nghệ lõi mà, Trung với Hàn cũng đang đi theo hướng này, nhưng bù lại chi phí RD cũng không hề rẻ, chưa kể không phải cái nào cũng có thể ứng dụng vào sản xuất đại trà được, công nghệ pin là một ví dụ toàn ở mức phòng thí nghiệm không, bao nhiêu năm rồi vẫn vậy.
o0osaoxao0o
ĐẠI BÀNG
2 năm
@dangky1605 Đấy là chuyện bên Tây chứ bên ta làm chủ công nghệ lõi và đóng cửa khi chưa đầy 2 năm.
conan1212
TÍCH CỰC
2 năm
@o0osaoxao0o bên ta có công nghệ lõi "phân lô bán nền", nhà nhà, người người, toàn dân đều làm công nghệ lõi, Tây lông vs cả Nhật bủn còn lâu mới theo kịp 😁
Cho em hỏi hơi ngu tí, nếu so sánh phía trên là đúng thì mấy con i phò, sám xịt dùng oled chỉ trụ được khoảng 3 năm là màn hình xuống cấp à??
p.s: Bác này đăng bài vẫn đỉnh như mọi khi 😆) Thanh tẩy hết mớ độc hại từ những bài đăng câu view trên cái động itinhte này :v :v
@lucky10000 dùng ít nhiều ko quan trọng lắm, vấn đề là nó thiết kế ra 600 nit chẳng hạn mà lúc nào max sáng tức vượt thông số khiến nó bị nóng thì tuổi thọ vật liệu giảm nhanh lắm, vd như mấy cái bóng led quảng cáo ngoài trời rất nhanh hư sau vài tháng sử dụng, toàn phải có máy lạnh giải nhiệt cho nó không đó ... nhiệt độ rất quan trọng với tấm nền oled.
nhqdat
TÍCH CỰC
2 năm
@SilverWolf501 Nhiều khi suy giảm ít nên không cảm nhận được nếu không quan sát kỹ hoặc không có máy còn tốt để so sánh đấy bạn!
Ví dụ LCD sau khoảng 3 năm sử dụng thì sẽ bị tối viền nhẹ, viền đổi màu hồng. Độ sáng tối đa sẽ suy giảm, độ tươi màu cũng sẽ suy giảm. Con LCD của U11 mình đang dùng đến nay cũng 4-5 năm rồi màu vẫn đẹp nhưng nó không còn sáng khỏe như ban đầu và độ tươi màu có suy giảm chút ít.
OLED cũng vậy, mình dùng chưa bị burn in bao giờ nhưng độ sáng suy giảm, ngả vàng nhiều hơn, độ trong trẻo suy giảm. Điều này chỉ dễ nhận biết khi có so sánh với máy tương tự nhưng còn mới hoặc ít dùng. Còn một số bạn dùng max sáng liên tục thì thấy báo có hiện tượng burn in màn hình nữa.
@nospecial Điểm mạnh của led là tuổi thọ bền hơn oled mà 😁
Andydo611
TÍCH CỰC
2 năm
bài viết chất !!
J000
TÍCH CỰC
2 năm
Tóm lại là những công nghệ lõi, công nghệ gốc để sản xuất ra những sản phẩm điện tử, thường có thằng Nhật nắm trong tay nhỉ
phamlong
TÍCH CỰC
2 năm
@J000 mình nghĩ thế, mấy năm trước anh hàn xẻng đòi tiền bồi thường của Nhật về việc các cô gái hàn gì đó, lập tức nhật cấm xk công nghệ lõi qua Hàn, cái anh hàn cụp vòi liền
chiase83
ĐẠI BÀNG
2 năm
@phamlong Hoá chất ăn mòn và tấm wafer
pisa
TÍCH CỰC
2 năm
@J000 Mỗi bên làm một việc thôi, đây là vật liệu cơ bản trong sản xuất công nghiệp, thường thì hãng nào có chất lượng ổn định giá tốt thì các hãng sẽ tận dụng, vả lại Nhật từng tiên phong sản xuất các thiết bị điện tử, giờ các hãng khác nổi lên sau này tận dụng lại các nguồn cung cơ bản của họ chứ chả phải họ không làm được.
Lúc trước Nhật cũng cấm xuất cho Hàn các vật liệu cơ bản nhưng sau vài năm thì Hàn đã tự thay thế một số, Nhật thì mất luôn khách hàng.
Khi người Nhật đã lên tiếng thì không đùa. Hahaha
@pond1597 ờ jd bị đang lỗ sạc gạch
Rồi ngon thì sản xuất màn như Ss bán cho Apple đi. Áhihi ýhaha
Windows N1
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Thiếu nữ thôn quê Do mấy ông Nhật trước kia chê màn Oled nó ko bền nên ko sản xuất nên samsung vượt mặt thôi. Còn samsung thì toàn phải dùng công nghệ, máy móc của mỹ mới sản xuất ra được các loại linh kiện như Cpu (chip), ram, ssd, cảm biến máy ảnh, màn hình amoled, và làm đệ của mỹ nên được mỹ hỗ trợ kỹ thuật nhiều. Màn hình oled là do 1 người mỹ gốc hongkong phát minh ra. Các hãng chỉ tinh chỉnh sửa khác nhau đi đặt các tên khác như Amoled...v.v
@Windows N1 Điều này chứng tỏ mấy ô Nhật già nua bị lão hoá hết rùi nên ko chạy kịp thời. Áhihi ýhaha
eLEAP giống công nghệ đèn pin Laser nhỉ. Đèn nhỏ xíu mà chiếu siêu xa.
Oled vài năm tới nay panel chịu được bao nhiêu giờ on nhỉ
đã lưu. sáng thứ hai mà đụng bài dài thì save lại cho lành
Sao ko làm mini led nhỉ
@Bão Xì Phố Vì mini LED chưa bằng, phải Micro LED.
@Bão Xì Phố mini led vẫn là màn lcd mà bác, có điều vùng chiếu sáng nhỏ hơn nhiều nên kiểm soát độ đen tốt hơn ... so với oled còn thua dài dài, top đầu hiện nay trên TV đang là QD oled của samsung.
Lâu nay cảm giác khá buồn phiền vì mặt hàng TV bây giờ toàn do Tàu và Hàn chiếm ưu thế. Hoá ra Nhật nó đi vào nghiên cứu chuyên sâu, nắm công nghệ nền tảng. Tương tự như Mỹ nắm công nghệ nền tảng SX chip.
pikupi
TÍCH CỰC
2 năm
@maidng TV vẫn có Sony mà, nhưng giá nó cao hơn, nếu chơi TV sony thì mua hàng trung, cao cấp trở lên cho đáng tiền.
@pikupi sony vẫn dùng tấm nền của LG với SS nên giá cao cũng là dễ hiểu, với mấy brand nhật lúc nào chất lượng ko đi đôi với giá tiền, bây giờ nhiều sự lựa chọn rồi đồ nhật giờ trở thành thứ yếu khi lựa chọn mua sắm.
Công nghệ mới nhưng sản phẩm công nghệ của Nhât giờ em thấy giá trị thương hiệu giảm rồi. Không còn cái nào mình cảm thấy xuất sắc như ngày xưa nữa.
hhbh
ĐẠI BÀNG
2 năm
@russia.usa.lc sản xuất đồ tiêu dùng h nó bảo hòa rồi, còn mỗi Sony trụ lại cạnh tranh thôi, giời nó sang làm sản xuất cung ứng, nghiêng cứu công nghệ, sáng chế cũng đc cả ối tiền, mà còn đóng góp cho nhân loại, chứ sản phẩn công nghệ tiêu dùng nó cũng chỉ là bề nổi thôi. , Mà sản phẩm thì tùy cảm nhận mỗi người thôi, tôi thấy có khá nhiều sản phẩm hay vs ấn tượng. nhưng nó lại ko rẻ. của tàu nó chiếm ưu thế hơn. trc mắt là các phẩm của thằng Samsung, LG hay của Tàu cũng có nhúng tay và cung ứng của Nhật trong đó.
Bài chi tiết. Không phải chuyên môn. Đọc 1 lần chưa hiểu. Lưu lại để đọc từ từ
Winstorm07
ĐẠI BÀNG
2 năm
Mình vào trang olednet,co,kr nó lại dẫn vào trang so sánh giá bảo hiểm nhân thọ 😁
Bài viết khá hay, tuy nhiên em vẫn muốn hỏi ngu phát là OLED TV LG (loại cao cấp) đang sử dụng công nghệ hãng nào hay mua Panel để SX hay tự phát triển kiểu riêng không dính tới Japan
@boyngo1988 @Hi-CNTT @boyngo1988 như vậy sắp tới có công nghệ mới từ Jpan như Mod đã mô tả thì chất lượng Oled TV sẽ ngày được cải thiện
@williamcuong282 thui công nghệ lỗi thời này chắc nhật xài. chứ ss xài qd oled chỉ cần dùng ink jet làm mấy blue diot rổi chấm lượng tử vừa sáng tới 2000 nit mà giảm burn in dell dám bảo hành 3 năn brun in kìa
Hi-CNTT
TÍCH CỰC
2 năm
@ragefighter Bớt đi má. Ss má là nhất là nhất đc chưa
@Hi-CNTT thì sự thật là thế. ko có ss giờ làm gì oled phổ cập? chứ mấy hãng nhật còn lcd tới muôn đời.
chikav
ĐẠI BÀNG
2 năm
giải quyết thêm cái đèn xanh blue nữa thì ngon
@chikav ss đã giải quyết đèn xanh blue rồi mà? đang sử dụng cách qled đang áp dụng đó.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019