IFA 2024

IFA 2024


Hãy quên đồ chơi của James Bond đi, đây mới là những chiếc đồng hồ của điệp viên chiến tranh lạnh

P.W
3/8/2023 10:4Phản hồi: 32
Hãy quên đồ chơi của James Bond đi, đây mới là những chiếc đồng hồ của điệp viên chiến tranh lạnh
Cách Hollywood mô tả những món đồ chơi của gián điệp trong những phần phim 007 thực sự vui nhộn. Có thể kể đến vài ví dụ, như giấu máy đánh chữ gửi tin nhắn trong chiếc Seiko 0674 ở tập The Spy Who Loved Me, biến viền bezel Rolex Submariner thành cưa máy trong Live and Let Die, hay đơn giản là một trái bom giấu trong chiếc Seiko M354 trong Moonraker, và gần đây nhất là trong Omega Seamaster 300 trong Spectre…

Tinhte-Spy1.jpg

Ở đời thực, công việc của một gián điệp không phù hoa và đầy háo hức, đầy những màn hành động nghẹt thở giải cứu thế giới như phim. 90% thời gian những điệp viên thực hiện nhiệm vụ đều chỉ làm một việc, đó là thu thập thông tin. Quá trình đó bao gồm cả việc theo dõi, ghi âm, và ghi hình lại những tài liệu mật để gửi về cho tổ chức.

Đương nhiên, kể từ sau thế chiến thứ II, cuộc chạy đua công nghệ cũng cho phép tạo ra những món đồ hiện đại bậc nhất thời bấy giờ, phục vụ cho cả hai việc thu thập thông tin mật và phản gián. Bên cạnh việc đấu trí, những thiết bị “công nghệ cao” thời ấy cũng là thứ cực kỳ quan trọng để điệp viên của cả hai phe, KGBCIA thu thập thông tin.

Sĩ quan tình báo CIA nói gì về Apple Watch?

Mình vừa tìm được một trang khá hay về đồng hồ, bài cập nhật hơi ít nhưng toàn nội dung chẳng tìm được ở đâu khác, đấy là Watches of Espionage, kể lại những câu chuyện về đồng hồ và lịch sử ngành phản gián, tình báo.
tinhte.vn


Để giấu giếm khả năng của những thiết bị ấy, cũng như để đảm bảo an toàn cho mật vụ và điệp viên khi làm việc trong những khu vực tối mật, không thể cứ khơi khơi rút những thiết bị nhìn vào là nhận ra máy ghi âm hay máy chụp hình ra “làm việc”, chúng đều được thu nhỏ lại, rồi giấu vào bên trong những món đồ bình thường hàng ngày ai cũng có, cùng dùng.

Tinhte-Spy2.jpg

Anh em giờ có thể lên trang Spy Museum, sẽ thấy không thiếu những cách mà cả người Nga lẫn người Mỹ chọn để giấu thông tin, từ những cuộn phim siêu nhỏ giấu trong xác con chuột giả, đế giày có thiết bị phát sóng, hay thậm chí là súng với hình dạng thỏi son môi của KGB, camera hình dạng cây bút máy, đồng xu rỗng, hay bộ công cụ cắt gọt và phá khóa đủ nhỏ để… giấu trong hậu môn của CIA…

[​IMG]

Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất vẫn là tấm gỗ khắc Quốc huy nước Mỹ, do phía Xô Viết tặng đại sứ Mỹ tại Liên Xô W. Averell Harriman vào năm 1945. Không một ai biết bên trong quốc huy gỗ này là một khoang nhỏ để đặt thiết bị thu âm, cho phép KGB nghe lén những gì diễn ra bên trong sứ quán Mỹ trong hàng năm trời. Chỉ tới năm 1951, khi tình báo Anh vô tình nghe được những cuộc hội thoại của người Mỹ trên kênh radio mở của không quân Liên Xô, thì vụ việc mới vỡ lở.

Đồng hồ cũng vậy. Thời kỳ đồng hồ đeo tay là thứ ai cũng sử dụng hàng ngày, nó là khung sườn hoàn hảo để giấu những thiết bị thu âm hoặc ghi hình, phục vụ nhiệm vụ của các điệp viên.

Steineck ABC Wrist watch Camera


Chiếc máy ảnh với hình dáng chiếc đồng hồ đeo tay (dù trông rất cồng kềnh và lộ liễu) này được Steineck Kamerawerke sản xuất và bán ra từ năm 1948 đến năm 1951. Là phát minh của tiến sĩ người Thụy Sỹ, Rudolph Steineck, chiếc “đồng hồ” này thực tế chẳng có bộ phận nào chỉ giờ cả. Toàn bộ case kích thước 42.5mm chiều dài, 35mm bề ngang này được trang bị ống kính 12.5mm f/2.5, màn trập tốc độ 1/125 giây, và có hai chế độ mở khẩu để chụp hình thiếu sáng và đủ sáng.

Quảng cáo


Tinhte-Spy4.jpg

Vì kích thước hạn chế, nên “đĩa phim” dạng xoay lắp được bên trong Steinick ABC chỉ có đường kính 24mm, đủ chụp 8 bức hình, mỗi tấm phim kích thước 5.5mm. Cũng vì kích thước nhỏ, nên phải đảm bảo độ chính xác cao của đĩa xoay phim. chênh lệch đường kính tạo ra sai số cho phép ở mức +/-0.25mm khi lắp phim. Để làm được điều này, ở mặt sau đồng hồ và case thép là hai chấm nhỏ màu xanh lá và đỏ. Đặt nắp máy ảnh để hai chấm xanh lá thẳng hàng, rồi xoay theo chiều kim đồng hồ để hai chấm đỏ thẳng hàng.

Tinhte-Spy7.jpg

Thực tế thì cũng không cần phải sản xuất phim riêng chỉ để phục vụ cho chiếc “đồng hồ” này, vì có sẵn lỗ dập để cắt phim 35mm phổ biến thời ấy về kích thước phim tròn nhỏ đường kính 8mm.

Tinhte-Spy5.jpg

Khi bấm nút chụp hình, đĩa đựng phim xoay 45 độ về vị trí tấm phim mới, và khi chụp xong 8 tấm hình, đĩa xoay sẽ dừng lại, nút chụp hình cũng không bấn thêm được nữa. Gần ống kính có một dấu chấm, khi chụp hết 8 tấm, dấu chấm này hiện màu đỏ để thông báo đã hết phim.

Quảng cáo


Tinhte-Spy6.jpg

Thực tế thì chiếc camera đeo tay này cũng chỉ bán từ năm 1948 đến năm 1951, vì nó quá lộ liễu, không đáp ứng được nhu cầu của các điệp viên. Cũng may là khi chụp hình, điệp viên sẽ không phải tháo chiếc đồng hồ này ra, cứ đeo nó trên tay ở cử động tự nhiên của cơ thể, rồi nhìn xuống gương rangefinder ngay phía trên ống kính để bắt nét.

Protona Chronograph


Internet là một nơi tuyệt vời vì mọi thông tin đều được lưu trữ một cách dồi dào, đa dạng về chủng loại và nguồn gốc. Nhưng cùng lúc, tìm kiếm thông tin trên mạng internet cũng tương đối mệt mỏi, nhất là đối với những chủ đề mang tính lịch sử, phải phụ thuộc vào những thông tin mật, hoặc đã bị thất thoát trong quá trình lưu giữ và số hóa. Những thông tin về chiếc đồng hồ Chronograph của Protona và Hanhart là một ví dụ điển hình. Không làm cách nào tìm được thông tin chính xác về thời điểm ra mắt của chiếc đồng hồ Protona Watch Spy Recording Device, mà chỉ có thông tin về bản thân thiết bị đi kèm với chiếc đồng hồ đeo tay này.

Năm 1951, Monske & Co GmbH của Tây Đức tạo ra chiếc máy ghi âm kích thước nhỏ mang tên Mi-51, sau này thương mại hóa với cái tên Minifon. Nhưng ở thời điểm ban đầu, Mi-51 được tạo ra phục vụ nhu cầu tình báo và phản gián. Và toàn bộ hệ thống Mi-51 hoàn chỉnh trông như thế này:

Tinhte-Spy8.jpg

Cái bọc xanh lá chính là chỗ đựng băng từ để thu âm, và hệ thống này đi kèm với 4 microphone khác nhau, và 1 cặp tai nghe để nghe lại những đoạn băng đã thu âm. Nhưng có lẽ đáng chú ý hơn cả chính là một trong số 4 chiếc microphone đi kèm với Minifon Mi-51, dưới hình dạng một chiếc đồng hồ đeo tay, case thép 41mm và mặt số chronograph. Giống hệt như chiếc camera Steineck ABC ở trên, chiếc đồng hồ này chỉ có mặt số chứ không có khả năng xem giờ, vì toàn bộ không gian bên trong lớp vỏ đều đã được dùng để đặt microphone thu âm. Cũng trong bộ này, có cả một chiếc microphone đủ nhỏ để giấu phía sau cổ áo vest.

Khả năng của Mi-51 là thứ không có hệ thống nào tương tự thời bấy giờ có thể so sánh được. Nó có thể ghi âm 2 tiếng rưỡi đồng hồ liên tục. Những phiên bản nâng cấp về sau thậm chí còn cho phép ghi âm 5 giờ đồng hồ. Và vì được ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất thời bấy giờ, Mi-51 không hề rẻ. Ở giữa thập niên 1950, nó có giá 350 Deutsche Marks, quy đổi theo tỷ lệ lạm phát tương đương 1.700 USD bây giờ.

Tinhte-Spy9.jpg

Microphone sẽ kết nối với bộ ghi băng từ chạy bằng pin, đủ nhỏ để giấu trong người, rồi đeo đồng hồ lên cổ tay, nối dây để ghi lại những cuộc hội thoại. Tay áo sẽ giúp giấu cọng dây truyền tín hiệu âm thanh về máy ghi âm. Microphone của Mi-51 nhạy đến mức, các mật vụ được khuyên là đừng để đồng hồ và microphone cọ vào gấu tay áo, nếu làm như vậy sẽ khiến âm thanh có rất nhiều tạp âm, không nghe rõ được cuộc trò chuyện.

Tinhte-Spy10.jpg

Có lẽ câu chuyện nổi tiếng nhất liên quan tới chiếc “đồng hồ ghi âm” này liên quan tới điệp viên Martha Peterson của CIA, làm việc ngay trong lòng thủ đô Moscow. Câu chuyện này được đăng tải trên trang Worn & Wound vào năm 2017. Tháng 7/1977, Peterson thực hiện nhiệm vụ trinh sát để bảo vệ nguồn tin của mình, cùng lúc phải lẩn trốn sự truy đuổi của KGB. Nhiệm vụ ấy có tên Operation TRIGON, lấy theo mật danh của điệp viên Aleksandr Ogorodnik, tùy viên ngoại giao của Liên Xô tại Bogota, Colombia, người được tiếp cận nguồn tin mật liên quan tới chiến lược ngoại giao của Liên Xô tại khu vực Mỹ Latin, và sau này là bộ ngoại giao Liên Xô, làm việc ở Moscow. Cũng trong năm 1977, Ogorodnik bị bắt, và tự sát bằng cyanide để tránh bị tra khảo.

Một đêm, khi Peterson di chuyển tới nơi nhận thông tin mà mật vụ bỏ lại trước đó, bà bị 3 mật vụ KGB tấn công. Chuyện diễn ra như phim hành động khi Peterson, người sở hữu đai xanh Taekwondo, chống trả và khiến một trong ba mật vụ phải nhập viện, nhưng rồi vẫn bị bắt. Khi đưa bà về trụ sở KGB ở tòa nhà Lubyanka, trên tay bà Peterson là chiếc đồng hồ ghi âm. Sau một ngày bị tra khảo ở Lubyanka, bà Peterson bị trục xuất về Mỹ. Bà làm việc cho CIA tới tận năm 2003 mới nghỉ hưu.

Tinhte-Spy11.jpg

Đáng tiếc cho Protona. Năm 1961, việc kinh doanh đình đốn, và tới năm 1962, họ bị gã khổng lồ ngành điện tử tiêu dùng Đức thời bấy giờ là Telefunken mua lại. Rồi đến năm 1967, toàn bộ việc sản xuất máy ghi âm và việc kinh doanh của Protona dừng lại. Nhưng kể cả như vậy, bộ thiết bị ghi âm Mi-51 vẫn được các điệp viên tin dùng, cho dù họ là người của HVA bên Đông Đức hay BND của Tây Đức, và thậm chí là cả người của CIA lẫn KGB nữa.

Seiko với camera Tropel T100


Giới tình báo phương Tây giờ gọi Tropel T100 và T50 là “chiếc máy ảnh giúp chiến thắng chiến tranh lạnh.”

Tinhte-Spy14.jpg

Kích thước siêu nhỏ của T100 cho phép giấu nó vào mọi món đồ tầm thường mà mọi người sử dụng hàng ngày: Bút máy, bật lửa, thỏi son… Và cũng từng có thời điểm ở giữa thập niên 1970, những sỹ quan kỹ thuật thuộc nhóm OTS (Office of Technical Service), nơi được mệnh danh là Q-Branch ngoài đời thật, quyết định tích hợp T100 vào chiếc đồng hồ điện tử của Seiko. Chiếc đồng hồ này cuối cùng cũng có khả năng xem giờ.

Đã từng có một “bí quyết” nói rằng, muốn biết một người có phải gián điệp hay không, cứ hỏi giờ là biết. Nếu họ không trả lời được, thì nghĩa là chiếc đồng hồ trên tay họ là thiết bị theo dõi, vì công nghệ thời bấy giờ chưa đủ khả năng thu nhỏ kích thước các thiết bị điện tử, để cùng lúc có cả máy đồng hồ lẫn camera chụp hình hoặc microphone thu âm bên trong chiếc đồng hồ nhỏ xíu. Nhưng nhờ bộ máy đồng hồ điện tử, chạy bằng máy quartz của người Nhật Bản, điều này đã trở nên khả thi.

Tinhte-Spy12.jpg

Vì đồng hồ điện tử chỉ cần một phần rất nhỏ trên bề mặt để hiển thị thời gian dưới dạng số trên màn hình LCD, nên còn rất nhiều không gian để giấu ống kính và hệ thống màn trập của máy ảnh.

Theo sử gia ngành tình báo Keith Milton, camera bên trong chiếc đồng hồ Seiko cho phép lưu trữ dải phim siêu nhỏ kích thước 38cm, có thể chụp được 100 tấm hình chất lượng cao. Vì giới hạn không gian bên trong chiếc đồng hồ hoặc những món đồ bình thường, Tropel T100 không có tính năng lấy nét. Điệp viên phải tự căn khoảng cách từ ống kính đến tài liệu mật chính xác 28 cm để chụp toàn bộ văn bản kích thước tờ giấy A4, vừa nét vừa không thiếu chi tiết nào. Để đo được khoảng cách này, hướng dẫn đơn giản được đưa ra, khoảng cách 28cm "tương đương chiều dài từ khuỷu tay đến bàn tay của người trưởng thành."

Tinhte-Spy13.jpg

Tropel T100 vận hành màn trập êm ái tới mức, nó từng được dùng để chụp tài liệu ngay trong tòa nhà văn phòng của KGB, sĩ quan đứng gần một mét không nghe thấy tiếng gì.

Việc giấu được T100 vào các thiết bị và đồ vật như đồng hồ hay bút máy vốn là điều đáng nể, nhưng bản thân chiếc máy ảnh kích thước cực nhỏ này cũng lại là một thành tựu của thời chiến tranh lạnh. Toàn bộ hệ thống giữ phim, hệ thống trục xoay chuyển phim sang từng khung hình mới sau khi chụp, rồi cả ống kính và màn trập nhỏ cỡ nào, dưới đây là một tấm hình minh họa. Theo Robert Wallace và Keith Milton viết trong cuốn Spycraft, the Secret History of the CIA’s Spytechs, “lắp ráp máy ảnh T100 giống sản xuất đồng hồ hơn. Chủ công ty tự tạo ra những linh kiện và phụ tùng của máy ảnh dưới kính lúp và đèn halo đeo trên đầu.”

Tinhte-Spy15.jpg

Những chiếc máy ảnh Tropel T100 giấu bên trong những vật dụng hàng ngày thông thường chỉ được cấp cho những sĩ quan và gián điệp hoạt động sâu trong lòng địch, sống ở những nơi cực kỳ nhạy cảm. Và thậm chí CIA còn cẩn trọng tới mức, họ mua đồng hồ ở Liên Xô, với hóa đơn chứng từ đàng hoàng, đưa về Mỹ để chế lại ruột bên trong, rồi gửi ngược lại Liên Xô. Nhờ đó, các điệp viên không bao giờ lo ngại việc bị tra hỏi nguồn gốc xuất xứ, cũng như nguồn tiền bỏ ra mua chiếc đồng hồ ngoại nhập.

Tổng hợp
32 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Quá hay và đỉnh. Từ WW1 đã có công cụ siêu việt
Trí tưởng tượng con người là vô hạn
GiT
CAO CẤP
một năm
@MinhHy Nguyen Quá hay và đỉnh. Từ WW2 bạn ơi!
Bội phục trí tuệ siêu việc của người Mỹ luôn làm cho bọn LX ăn hành 😁
@dấu-tên-nhưng-dấu-luôn-năm-sinh chuẩn như anh Ẩn ấy 😆)
@Moon_Chevalier Thôi bỏ đi fence. Tổ đội ngưu vl, làm gánh còng lưng vẫn ko win đc 😁
Xem phim The Uncle sẽ thấy những " đồ chơi " của KGB và CIA thập niên 60s
vn2210
ĐẠI BÀNG
một năm
Đây mới là vũ khí gián điệp
90C3E0D2-2C81-4E5F-A2F3-7E193C97A35A.jpeg
@vn2210 Thiếu cái đèn phải chiếu đèn vào mới sáng rồi
@P.W ở dưới có luôn 😆
@vn2210 Bà bán cafe gần nhà mình không dùng máy móc gì nhưng vẫn biết hết
@vn2210 Đèn pin thái dương năng đâu.
Siêu điệp viên cùng các công cụ siêu cấp như: Cây súng khốn nạn nhất mọi thời đại, cái đèn pin muốn sáng được phải dùng cây đèn pin khác soi vào...
Cười vô mặt
dien-vien-vao-vai-diep-vien-002-trong-phim-cua-chau-tinh-tri-la-ai2.jpg
images.jpeg
@duongdelta quả hình làm nhớ tới cảnh súng bắn ngược của Châu Tinh Trì .
Cười vô mặt
Tôi chỉ sợ " viện nghiên cứu thần kinh trung ương" của thánh Trinh thôi 😆
Vn chẳng làm được món nào
Mac An
ĐẠI BÀNG
một năm
@anhlucky2 Thế nói xem từ lúc đẻ ra đến giờ ông bạn làm được gì rồi?
Mac An
ĐẠI BÀNG
một năm
@Paven99 Thế nói xem từ lúc đẻ ra đến giờ ông bạn làm được gì rồi?
baduvn
ĐẠI BÀNG
một năm
@htson16 nói sai chỗ nào mà chửi người ta vậy bạn?
longkun
ĐẠI BÀNG
một năm
@anhlucky2 chuẩn rồi =)) hay là bạn cũng chết cmn đi cho đỡ chán
Nói về tình báo đúng kiểu phim ảnh thì có Phạm Xuân Ẩn. Hào hoa phong nhã, làm cho hãng tin lớn. Nhiều cảm xúc và khúc quanh phức tạp. Kể ra k vướng nhiều lí do thì ông ấy xứng đáng có series phim để đời.
@yourdalink Ông Ẩn, ông Quốc vs ông Ba Thương nghe về các ông ý mà nể phục.
nghe lén đối thủ đã là gì. thua Mỹ hết, nghe lén sạch đám đồng minh luôn mới giỏi
Hèn gì hãng đồng hồ Nhật nổi tiếng nhất là Seiko nhỉ.
parrot
ĐẠI BÀNG
một năm
Bài viết hay, rất tò mò ko biết ảnh chụp từ thiết bị gián điệp kia chất lượng như thế nào
Sao bằng điện thoại là máy cạo râu của 007 😆
F2F2C8C1-F74D-4D45-BDA0-F7FE4174C4F9.jpg
Bài viết hay quá, cám ơn tác giả, nếu có thêm những hình ảnh được chụp từ các thiếp bị đó nữa thì tuyệt.
resetct
ĐẠI BÀNG
một năm
Vãi thật
Ơ ko có đồng hồ bắn kim gây mê của Conan àh?
Thiết kế kiêu 3110c lại đẹp

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019