Trong hầu hết các bức ảnh được chụp từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, thường thấy người trong ảnh không ai cười. Dường như điều đó trở nên bình thường rằng cứ ảnh cũ thì chẳng có ai trong ảnh cười cả. Thậm chí cả ảnh đám cưới cũng thế, không ai cười. Chẳng hạn bức ảnh chụp tập thể trong một đám cưới dưới đây, được chụp từ năm 1900 cũng vậy.Nếu hình cưới của bạn trông như ảnh này từ năm 1900, cuộc hôn nhân của bạn chắc phải bi đát lắm. (FJ Mortimer / Getty Images )
1) Những công nghệ cũ xưa rất khó khăn trong việc bắt được những nụ cười
Một lời giải thích phổ biến cho sự thiếu nụ cười trong bức ảnh cũ là thời gian phơi sáng để chụp một bức ảnh quá dài - thời gian máy ảnh cần để đủ lượng ánh sáng vào film khi chụp ảnh - điều đó rất quan trọng cho các chủ thể của một bức ảnh đứng yên bất động trong thời gian phơi sáng, như vậy thì hình ảnh sẽ nhìn không bị mờ, bóng ma.
Ban quản trị của Free Church của Scotland vào năm 1860, nhìn buồn và không sắc nét. (Hulton Archive / Getty Images )
Nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện - và thực sự là một khó khăn lớn trong những ngày đầu của lịch sử nhiếp ảnh. Thời gian chụp ảnh được rút ngắn xuống khá nhiều từ những năm 1900 với sự ra đời của thế hệ máy ảnh Brownie của Kodak và một số máy ảnh khác. Những máy ảnh này vẫn còn rất chậm so với tiêu chuẩn ngày nay, nhưng không quá chậm đến nỗi không thể mỉm cười. Và, thật sự với sự ra đời của Brownie Kodak, nụ cười trong ảnh chân dung đã xuất hiện.
Tuy nhiên, nụ cười vẫn ít phổ biến trong những năm đầu của thế kỷ này. Điều đó cho thấy còn có những lý do văn hóa, tôn giáo khắc kỷ nào đó khiến mọi người đã không mỉm cười trong những bức ảnh cũ. Dẫu có thể không chính xác, nhưng đó cũng là một cố gắng để giải thích lý do tại sao hình ảnh cũ trông rất buồn.
2) Nhiếp ảnh sớm đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Hội hoạ - có nghĩa là không cười
Cô gái bốn tuổi này có lẽ đã không hành động như thế này vào những năm 1900. Tuy nhiên, đây chính là cách họ được chụp. (Imagno / Getty Images )
Vào năm 1894, tạp chí The Photographic Journal của Mỹ phỏng vấn một người mẫu tên Elmer Ellsworth Masterman. Ông đã có một hợp đồng biểu diễn khác thường - ông là người mẫu chuyên nghiệp, đóng vai Chúa Giêsu để làm mẫu vẽ tranh và chụp ảnh. Ông cũng không thấy sự khác biệt giữa hai loại hình nghệ thuật. "Sự khác nhau giữa tạo dáng chụp ảnh và tạo dáng cho một bức tranh vẽ là gì?" ông ấy hỏi như thế khi không thấy khác biệt.
Quảng cáo
Trường phái ảnh chân dung bắt đầu một phần do những hạn chế về công nghệ của máy ảnh lúc bấy giờ phải chụp chậm. Nhưng ngay cả khi máy ảnh được cải thiện hơn, cũng rất khó để tưởng tượng nhiếp ảnh là một nghệ thuật độc đáo với tính thẩm mỹ riêng của nó. Ngay cả khi việc chụp ảnh trở nên nhanh hơn, máy ảnh vẫn còn đại diện cho một lý tưởng của cuộc sống trong khuôn khổ truyền thống mỹ thuật hội hoạ, nghĩa là không mỉm cười.
3) Những bức ảnh thời gian đầu được xem như là một cách để lưu giữ sự bất tử
Ngày nay, khi ta chụp ảnh chân dung, ta luôn kiếm tìm sự mới mẻ, tự nhiên hơn trong từng bức ảnh. Nhưng đối với những người xưa, họ chụp một bức ảnh là cho riêng cá nhân họ, không chia sẻ cho ai xem, không quan tâm đến người khác xem ảnh của mình. Đối với họ, hình ảnh chỉ là một cách để lưu giữ lại vĩnh viễn những gì mà họ muốn giữ, như khi có người thân đã mất, sau khi trang điểm cho người quá cố, họ mới chụp hình chân dung lại để lưu giữ mãi về sau này.
Điều này được thấy rất rõ ràng trong các truyền thống của thể loại chụp ảnh sau khi chết . Trong thể loại này, khi một người vừa qua đời người, trẻ em, hoặc vật nuôi sẽ được chụp ảnh lại, như khi họ vẫn còn sống. Nó bắt đầu vào những ngày đầu của nhiếp ảnh, phần lớn, mặc dù không hoàn toàn và dần dần chấm vào khoảng những năm 1900. Nhưng nó cho thấy tâm lý về thời gian: việc chụp ảnh chân dung đã được sử dụng như là một cách để lưu giữ hình ảnh của sự sống cho sau này.
Đây là một minh chứng rõ nhất cho luận điểm trên: Mark Twain - tác giả "những câu chuyện về những con ếch nhảy" - đã từng viết: "Tôi nghĩ rằng một bức ảnh là một tài liệu quan trọng nhất, và không có gì ngu ngốc hơn so với việc để lại cho hậu thế một nụ cười ngu ngốc, ngớ ngẩn bị bắt cố định mãi mãi."
Quảng cáo
4) Văn hóa Victoria và Edward: nhìn xuống và mỉm cười
Mark Twain là một người đàn ông rất khôi hài, và đây là cách ông tạo dáng cho ảnh chân dung của chính mình. (Topical Press Agency/Getty Images)
Nicholas Jeeves đã làm một cuộc khảo sát về nụ cười mỉm trong các tranh chân dung cho Public Domain Review và đi đến kết luận rằng có một lịch sử hàng thế kỷ dài mọi người xem mỉm cười như một cái gì đó chỉ những thằng hề mới làm. (Jeeves bác bỏ ý kiến cho rằng việc có một hàm răng xấu sẽ làm cho mọi người mở miệng cười - nhưng sau tất cả, nếu ai cũng có một hàm răng không được đẹp, thì điều đó có lẽ không thành vấn đề.)
Giống như bất kỳ luận án văn hóa nào, đó là một tuyên bố chắc chắn để chứng minh, và tất nhiên các trường hợp ngoại lệ cũng là khá nhiều. Ví dụ, trong trang Flickr của "Smiling Victoria" có 2.100 bức ảnh, và ít nhất một số trong đó cho thấy có những nụ cười thật tự nhiên. Điều đó là một một phản biện đáng kể. Nhưng quan niệm phổ biến của những hình ảnh cũ như là để đánh dấu một dấu vết không hài hước (và nó đã được xác nhận trong một số cách, nên sự cần thiết khi tạo ra một nhóm Flickr đặc biệt thu nhập những hình ảnh mà nó thể hiện sự không khắc khổ).
Vào cuối những năm của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nền văn hóa rộng lớn bấy giờ có thể đã rất khó chịu với những nụ cười, và phải mất một thời gian để có thể học được cách thích nó.
5) Nhưng sau tất cả những lý do trên, tại sao người đàn ông trong ảnh này lại mỉm cười?
Bức ảnh dưới đây được chụp vào khoảng những năm 1904, nó gây ấn tượng sâu sắc sau những gì mà ta bàn ở trên. Nó có từ một bộ sưu tập hình ảnh của Berthold Laufer của từ chuyến thám hiểm đến Trung Quốc (và được trưng bày tại Bảo tàng Thư viện Lịch sử tự nhiên Mỹ ).
Người đàn ông này chắc chắn là đang cười:
Một bức ảnh có từ năm 1904 - của một người đàn ông đang cười trong khi ăn cơm. ( Laufer / Bảo tàng Thư viện Lịch sử tự nhiên Mỹ, hình ảnh # 336609 )
Những manh mối có thể nằm trong chính chủ thể của những bức ảnh. Nhiếp ảnh gia Berthold Laufer là một nhà nhân chủng học, ông có một nhiệm vụ khác biệt so với các nhiếp ảnh gia cùng thời của ông - ông đã tìm cách ghi lại cuộc sống thay vì sắp đặt nó. Mục tiêu chính là làm sao bắt được cảm xúc nhiều hơn. Chủ đề người đàn ông đang ăn cơm của ông có thể đã cười toe toét vì anh ấy đến từ một nền văn hóa khác, với sự nhạy cảm của riêng mình liên quan đến nhiếp ảnh và các hành vi công cộng.
Họ đã tạo ra một hình ảnh dễ nhớ ngay cho đến bây giờ. Chúng ta không biết chắc chắn lý do tại sao một người đàn ông ăn cơm đang cười, trông rất hạnh phúc, nhưng điều chúng ta biết là bức ảnh có thể làm chúng ta cười theo người trong ảnh.