Camera giám sát Reoqoo

Camera giám sát Reoqoo


Hội chứng TIC ở trẻ nhỏ và những điều bố mẹ cần biết

LeHoangg6822
5/4/2023 9:55Phản hồi: 0
ĐỪNG MẮNG OAN CON DO CHƯA NHẬN BIẾT CHỨNG RỐI LOẠN TIC (TẬT MÁY GIẬT) Ở TRẺ NHỎ
  • Chun mũi, nháy mắt, trề môi, tặc lưỡi, hắng giọng, nhái giọng, liếm môi, … là những hành động RẤT ĐÁNG YÊU của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu trẻ liên tục có những hành động này thì cha mẹ cần lưu ý, rất có thể bé đã mắc chứng rối loạn TIC hay còn gọi là "tật máy giật". Nhiều cha mẹ lại thấy con vậy nên la mắng không cho con làm như vậy nữa?..nhưng lại khiến triệu chứng của trẻ trở nên nặng nề. Bài viết sau sẽ nói rõ hơn về chứng bệnh này.
  • Tic là một dạng rối loạn vận động hay một phát âm không chủ đích, xảy ra bất ngờ nhanh chóng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần. Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Có khoảng 20% trẻ ở độ tuổi đi học mắc phải rối loạn này. Mức độ nghiêm trọng của bệnh tùy thuộc vào mỗi đứa trẻ. Hội chứng này thường trầm trọng khi trẻ ở độ tuổi 11 – 12, sau đó giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Đối với một số trẻ, rối loạn này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi lớn nhưng cũng có trẻ sẽ đối mặt với nó đến khi trưởng thành.
  • Rối loạn Tic được biểu hiện bởi những vận động đơn giản hoặc phức tạp. Tất cả những cử động Tic đều xảy ra một cách tự nhiên, vô thức và hầu như trẻ không thể kiểm soát được chúng.
  • Các loại rối loạn Tic vận động:

  1. Rối loạn Tic vận động đơn giản: Là sự hoạt động không bình thường của một nhóm cơ nào đó. Các triệu chứng đó bao gồm:

-Nháy mắt hoặc nheo mắt

-Nhăn mũi

-Cử động lưỡi (Trẻ hay thè lười ra bên ngoài)

-Xoay đầu hoặc giật đầu

-Nhảy hoặc đứng lên ngồi xuống một cách liên tục

-Bẻ khớp ngón tay

-Nhún vai
  1. Rối loạn Tic vận động phức tạp: Bao gồm hoạt động của nhiều hay một nhóm cơ nhất định. Tic vận động phức tạp thường có sự chuyển biến chậm hơn và cha mẹ thường lầm tưởng rằng con mình đang cố tình làm những hành động đó. Dạng rối loạn này có thể gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống của trẻ nhưng chưa thật sự nguy hiểm.Những triệu chứng bao gồm:

- Nhăn mặt

- Cúi đầu xuống chạm đất

- Cắn môi

- Đập đầu

Quảng cáo


- Thường xuyên chạm vào người khác hoặc những đồ vật một cách tùy ý

- Những hành động hoặc cử chỉ khiêu dâm
  1. Các rối loạn Tic phát âm
- Rối loạn Tic phát âm đơn giản: Là khi trẻ phát ra những âm thanh bất thường như: ho lẩm bẩm, thở dốc, khịt mũi, ngáy, hắng giọng

- Rối loạn Tic phát âm phức tạp: Trẻ nói ra những từ, cụm từ, hoặc một câu quá nhiều lần, điều này có thể gây ảnh hưởng đến mạch nói bình thường của trẻ hoặc khiến trẻ bị nói lắp.Những triệu chứng bao gồm: Lặp lại nhiều lần một âm thanh, một từ hoặc một câu, sử dụng những từ ngữ thô tục, những câu khó nghe.

Lưu ý:

Các triệu chứng rối loạn Tic có thể:

- Trầm trọng hơn khi trẻ có những cảm xúc như lo lắng, hưng phấn, tức giận hay mệt mỏi

Quảng cáo



- Trầm trọng hơn nếu thời gian phát hiện bệnh muộn

- Nghiêm trọng hơn khi trẻ bị sốt

- Có thể xảy ra trong lúc bé ngủ

- Thay đổi theo thời gian

- Thay đổi về chủng loại và mức độ

- Có thể cải thiện theo thời gian nếu được phát hiện sớm

NGUYÊN NHÂN: Nguyên nhân gây ra rối loạn tic vẫn chưa xác định được. Một số yếu tố về môi trường và sinh học có thể gây ra hội chứng này. Ví dụ, các chất gây dị ứng, HÓA CHẤT trong các sản phẩm làm sạch và thậm chí là do bị ảnh hưởng bởi PHIM ẢNH hoặc các TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng rối loạn tic là do di truyền, trong khi một số khác lại nói là do những bất thường trong não hoặc các chất dẫn truyền thần kinh. Hội chứng tic cũng có thể là do đột quỵ, chấn thương đầu, nhiễm trùng, các bệnh lý thoái joas thần kinh…

PHÒNG NGỪA:

Ngay sau đây là một số cách phòng tránh hội chứng tic mà bố mẹ cần

lưu ý:

1. Thường xuyên rèn luyện để con có thói quen khoa học.

2. Luôn phải tạo tinh thần thoải mái cho bé.

3. Thường xuyên tâm sự với bé.

4. Cố gắng giữ không khí trong gia đình không bị căng thẳng.

5. Luôn trẻ ngủ đủ vào ban đêm, trẻ nên ngủ ít nhất 10 giờ mỗi ngày.

6. Không nên chú ý và nhắc đến quá nhiều về bệnh vì nó sẽ làm cho

trẻ cảm thấy căng thẳng điều này sẽ gây khó khăn cho việc điều

trị.

Ngoài ra, chữa bằng phương pháp Đông y cũng rất hiệu quả và an toàn

mọi lứa tuổi đều sử dụng được, trị được gốc bệnh. Các bác sĩ chú trọng

cho người bệnh uống thuốc để phục hồi từ bên trong bởi các loại thảo

dược quý, lành tính kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu để mang lại

hiệu quả cao. Người bệnh cần kiên trì dùng thuốc Đông y trong một

khoảng thời gian dài sẽ đảm bảo được kết quả chữa trị bệnh.
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019