Cái gì cũng phải có lần đầu tiên, và đi máy bay cũng không ngoại lệ. Trong bài này xin chia sẻ với anh em một số kinh nghiệm cũng như những điều cần lưu ý khi đi máy bay để anh em không bị bỡ ngỡ và / hoặc phải tốn tiền cho những thứ không đáng. Mình để mindmap tóm tắt cho anh em dễ xem, còn chi tiết và diễn giải cũng như các kinh nghiệm của mình thì sẽ nói chi tiết trong bài. Mình sẽ nói lần lượt từ khâu chuẩn bị ở nhà, ra máy bay, lên máy bay cho đến lúc bạn xuống sân bay. Nếu có câu hỏi gì thêm, mời bạn comment vào bài để mình và các anh em khác cùng giải đáp nhé.
Trước chuyến bay
Chuẩn bị hành lý
Hành lý khi đi máy bay được chia làm 2 loại: hành lý xách tay (carry-on) và hành lý ký gửi (checked bags). Với mỗi loại hành lý, hãng hàng không có quy định cụ thể về kích thước và trọng lượng cũng như số kiện bạn được phép mang theo. Ví dụ: với Vietnam Airlines, khi bay quốc tế bạn được mang theo 1 kiện xách tay tối đa 7lkg và 1 kiện ký gửi 30kg (có thể là 2 kiện với những chặng bay xa). Trong khi đó, các hãng hàng không giá rẻ như Jetstar, Vietjet Air lại thường không bán kèm hành lý ký gửi, mặc định bạn chỉ có 1 kiện xách tay 7kg mà thôi, muốn mang vali ký gửi phải trả thêm tiền lúc mua vé hoặc mua tại sân bay. Hãy đảm bảo kiểm tra kỹ chính sách hành lý để bạn không bị phạt lố ký hay phải bỏ bớt đồ tại sân bay vì như vậy sẽ rất phiền phức.
Trước chuyến bay
Chuẩn bị hành lý
Hành lý khi đi máy bay được chia làm 2 loại: hành lý xách tay (carry-on) và hành lý ký gửi (checked bags). Với mỗi loại hành lý, hãng hàng không có quy định cụ thể về kích thước và trọng lượng cũng như số kiện bạn được phép mang theo. Ví dụ: với Vietnam Airlines, khi bay quốc tế bạn được mang theo 1 kiện xách tay tối đa 7lkg và 1 kiện ký gửi 30kg (có thể là 2 kiện với những chặng bay xa). Trong khi đó, các hãng hàng không giá rẻ như Jetstar, Vietjet Air lại thường không bán kèm hành lý ký gửi, mặc định bạn chỉ có 1 kiện xách tay 7kg mà thôi, muốn mang vali ký gửi phải trả thêm tiền lúc mua vé hoặc mua tại sân bay. Hãy đảm bảo kiểm tra kỹ chính sách hành lý để bạn không bị phạt lố ký hay phải bỏ bớt đồ tại sân bay vì như vậy sẽ rất phiền phức.
Kinh nghiệm: nếu bạn bay các hãng hàng không giá rẻ, hãy mua hành lý ký gửi ngay lúc đặt vé vì phí sẽ rẻ hơn so với việc mua trực tiếp tại sân bay, lại tiết kiệm thời gian hơn cho bạn và những người đi cùng.
Nên tham khảo: Kinh nghiệm soạn đồ, đóng thùng hành lý khi đi máy bay và làm sao để không bị phạt lố ký.
Check in online
Thuật ngữ này dịch sang tiếng Việt có nghĩa là làm thủ tục trực tuyến trước khi bay. Việc check in online đảm bảo ghế của bạn sẽ được giữ cho bạn. Nhiều hãng hàng không cũng cho phép bạn ghế ngồi khi check in online, nếu đi với vợ, với gia đình, với bạn gái... thì việc check in online sẽ giúp bạn chủ động chọn ghế mà các bạn có thể ngồi gần nhau. Nếu để tới tận sân bay mới thực hiện thủ tục thì khả năng là không còn đủ ghế cạnh nhau và bạn buộc phải ngồi tách ra với vợ/ người yêu, không dễ chịu chút nào.
Ngoài ra, việc làm thủ tục trực tuyến sẵn từ nhà còn giúp bạn đi lên máy bay nhanh hơn (nếu không có hành lý ký gửi), hoặc bạn cũng sẽ tốn ít thời gian xếp hàng hơn (nếu bạn có gửi hành lý, vì nhiều hãng hàng không như Vietnam Airlines có quầy riêng cho những người đã check in online tới gửi hành lý, và quầy đó thường rất vắng).
Giả sử bạn đáp một chuyến bay từ Hà Nội về Nha Trang để thăm quê và bạn không mang theo nhiều hành lý, bạn có thể check in online trước để khi ra tới sân bay thì đi thẳng vào khu vực an ninh luôn, không cần ghé quầy nữa. Nói cách khác, bạn có thể ra sân bay muộn hơn một chút và dành thời gian hoàn thành công việc của mình.
Chuẩn bị giấy tờ tùy thân
Quảng cáo
Khi chuẩn bị lên máy bay, bạn sẽ được yêu cầu xác nhận danh tính bằng 1 trong 2 thứ sau:
- Bay nội địa: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc bằng lái xe
- Bay quốc tế: hộ chiếu
Tới ngày bay
Đến sân bay trước bao nhiêu tiếng?
Có một quy luật chung là nếu bay nội địa Việt Nam, hãy tới sân bay trước 1 tiếng, còn khi bay quốc tế thì đến trước 2 tiếng. Tuy nhiên, với tình trạng kẹt xe dữ dội tại cửa ngõ sân bay ở một số thành phố như TP.HCM, bạn nên đến trước 2 tiếng cho chắc ăn vì lỡ kẹt xe thì vẫn còn thời gian dự phòng và không bị lỡ chuyến bay.
Bên trong sân bay, quầy làm thủ tục thường đóng cửa và không còn nhận khách trước giờ cất cánh 45 phút với chuyến nội địa hoặc 60 phút với chuyến bay quốc tế. Những thời điểm này có thể thay đổi tuỳ theo hãng hàng không. Đừng quên kiểm tra thông tin trên vé, hỏi thẳng hãng hoặc hỏi thăm đơn vị đặt vé cho bạn để biết bạn nên tới sớm bao nhiêu là vừa nhé.
Cũng đừng nên quá lo lắng mà đến sớm quá, nhất là những bạn mới bay lần đầu. Đến quá sớm chỉ khiến bạn mệt mỏi hơn vì phải ngồi chờ lâu, chán không có gì làm, lại lỡ mất nhiều việc mà bạn có thể làm nếu còn ở nhà hay ở cơ quan.
Quảng cáo
Khi đi ra nước ngoài, những con số trên có thể thay đổi vì có những sân bay rất rộng đi mãi mới đến cổng nên cần nhiều thời gian hơn. Lại một lần nữa, bạn có thể hỏi thăm hãng hàng không hoặc người địa phương để biết thông tin chính xác nhé.
Làm thủ tục tại sân bay
Nếu bạn đã check in online và không cần gửi hành lý, bạn có thể đi thẳng vào khu vực an ninh phía trong. Cổng ra máy bay cũng đã được in trên vé của bạn.
Nếu bạn chưa check in online, hoặc đã check in online nhưng cần gửi hành lý, hãy ghé qua quầy làm thủ tục của hãng hàng không mà bạn đã chọn. Ví dụ, đi Vietnam Airlines thì tới quầy Vietnam Airlines, đi Vietjet thì tới quầy Vietjet, đi Singapore Airlines thì ra quầy của hãng. Bạn có thể hỏi thăm nhân viên bay để biết được quầy đó nằm ở đâu. Đừng ngại hỏi, hãy hỏi tất cả những gì bạn không biết nhé.
Sau khi đến quầy xong, bạn sẽ được in cho cái thẻ lên máy bay như trong hình. Thẻ này cũng có thể là dạng giấy hoặc nếu tự check in online thì bạn sẽ có code gửi vào điện thoại hoặc tự in trước ở nhà.
Cái vé kịp trong hộ chiếu này gọi là thẻ lên máy bay, hay tiếng Anh là boarding pass. Nó là thứ quyết định bạn có được lên máy bay hay không nên khi ở sân bay nhớ giữ kĩ.
Qua cổng an ninh
Đa phần các sân bay mà người Trái Đất sử dụng đều có các lớp như: Cổng > Khu vực làm thủ tục > Hải quan / xuất cảnh > An ninh, soi chiếu hành lý xách tay > Cổng ra máy bay. Bạn sẽ cần đi qua tất cả những lớp này trước khi ra được đến cổng chờ máy bay. Cứ đi lần lượt qua từng cái. Trên đường đi, nhớ nhìn các bảng chỉ dẫn được gắn trên tường hoặc trần để biết bạn nên đi đâu nhé. Các bảng đó thường được làm rất to và rõ, dùng tiếng Anh và cả tiếng Việt, kết hợp với ký tự dễ hiểu lắm. Đừng lo lắng khi bạn tới một sân bay lạ.
Riêng ở khu vực an ninh, bạn sẽ phải lấy riêng laptop, tablet ra trong khay riêng, sau đó đẩy tất cả qua máy X quang để an ninh soát xem bạn có mang chất nổ hay vật liệu có thể uy hiếp an toàn bay hay không. Vụ này mình nói kĩ trong bài: Xếp hành lý xách tay như thế nào để qua an ninh nhanh gọn, anh em nhớ tham khảo.
Ra máy bay
Khúc này thì không có nhiều thứ để nói, chỉ chia sẻ nhanh với anh em là anh em có thể sẽ ra máy bay bằng đường ống hoặc xe buýt chở ra chỗ máy bay đậu. Mình thì thích đi đường ống hơn 😁.
Trên máy bay
Sau khi ngồi và ổn định chỗ ngồi, hãy thắt dây an toàn. Đây là điều kiện tiên quyết nhất và bạn cần thắt dây mọi lúc có thể vì sự an toàn của chính bạn. Dây an toàn là thứ giúp bạn còn dính vào ghế mỗi khi đi qua vùng nhiễu động hay lỡ máy bay có bị mất độ cao đột ngột. Những vùng nhiễu động bình thường chỉ nhẹ thôi, nhưng cũng có trường hợp đi qua vùng có nhiễu động mạnh hoặc thời tiết xấu thì cực kì đau khổ. Nếu không thắt dây, khả năng cao là bạn sẽ bị bật lên bật xuống rất đau mông và lưng, chưa kể những rủi ro khác như té khỏi ghế chẳng hạn. Ngay cả khi ăn bạn cũng nên thắt dây, lúc ngủ cũng thắt dây luôn, chỉ khi nào đi toilet mới không cần.
Nếu bạn bay lần đầu, đừng ngần ngại hỏi tiếp viên cách thắt dây an toàn nếu bạn chưa biết tự làm. Thực ra mỗi chuyến bay đều có video hoặc người hướng dẫn cho bạn làm vụ này nên không lo lắm. Nhớ để ý những gì tiếp viên dặn dò và hãy để ý nhìn xem họ đang hướng dẫn bạn cái gì.
Ăn trên máy bay
Thường ít ai đem đồ ăn lên máy bay, nhưng về cơ bản bạn có thể mang những món khô như bánh mì, bánh dày, xôi để ăn. Tuy nhiên, đảm bảo rằng món ăn của bạn không có mùi nặng và không dơ, ví dụ như bún mắm, bánh canh, hủ tiếu...
Trên những chuyến bay dài trên 1 tiếng 30 phút, Vietnam Airlines có phục vụ suất ăn cho bạn như hình bên dưới, những chặng bay dài như đi Âu, Mỹ có khi bạn còn được ăn 2 lần. Phần ăn này đã bao gồm trong tiền vé của bạn. Tuy nhiên, một số hãng hàng không giá rẻ như Jetstar hay Vietjet Air sẽ không có dịch vụ ăn uống nào trên máy bay, muốn thì bạn phải mua thêm.
Ghi chú: Có thể đặt trước khi mua vé nếu bạn có yêu cầu nào đặc biệt về ăn uống, ví dụ như ăn chay chẳng hạn.
Một số lưu ý khác trên máy bay
Tuyệt đối không được mở cửa sổ máy bay khi không có hiệu lệnh. Việc mở cửa máy bay khi còn đang dậu dưới đất sẽ bị phạt tiền 15 triệu đồng, nặng hơn có thể bị cấm bay, mở trên không có thể làm giảm áp suất, rơi máy bay, đừng nghịch dại nhé.
Nhớ đọc kĩ hướng dẫn an toàn bay, nó thường nằm trong túi nhỏ trước ghế của bạn. Tờ giấy này hướng dẫn bạn từng món đồ khẩn cấp như phao, đồ thở khi bị giảm áp suất nằm ở đâu, cách thoát hiểm khi cháy như thế nào, đèn hướng dẫn lối đi sẽ sáng lên ra sao....
Hành lý xách tay nếu quá lớn phải để lên ngăn đựng hành lý, nhỏ thì có thể đặt trong hộc dưới ghế phía trước của bạn. Khi lấy hành lý trên ngăn đựng hành lý, cẩn thận vịn lại để không rơi vào đầu người khác. Ngoài ra trên máy bay nhớ trật tự, nói nhỏ vừa đủ nghe, không đùa giữa vì làm phiền người khác, ghét lắm
Để ý đến cửa máy bay gần bạn nhất để lỡ có sự cố thì thoát ra cho nhanh. Chữ Exit sẽ giúp bạn định vị được cửa ra gần nhất. Có thể cái cửa đó nằm ngay sau lưng bạn đấy.
Xuống sân bay
Xuống sân bay thì việc đầu tiên bạn làm sẽ là rời khỏi máy bay. Khúc này bạn cứ ngồi yên chờ nghe thông báo của phi hành đoàn, đừng vội vã hấp tấp mà đứng lên sớm quá, dễ bị té, có khi chai lì còn bị phạt vì uy hiếp an toàn bay. Khi nào máy bay dừng hẳn, không còn trên đường lăn (còn gọi là taxi) thì bạn mới tháo dây an toàn và đừng dậy lấy đồ. Bình tĩnh đợi người ta lấy xong rồi tới lượt mình, không cần gấp vì có lấy nhanh bạn cũng chẳng được xuống máy bay sớm hơn đâu. Tuyệt đối không được sử dụng điện thoại, laptop, tablet và các thiết bị phát sóng nói chung vì có thể chúng sẽ ảnh hưởng đến đường liên lạc giữa đài kiểm soát với phi hành đoàn.
Sau đó bạn sẽ đi lấy hành lý (bay nội địa) hoặc làm thủ tục nhập cảnh sau đó mới được lấy hành lý (bay quốc tế). Cứ theo các bảng chỉ dẫn mà đi là bạn sẽ đến được nơi cần đến, mọi thứ sẽ nằm trên đường đi ra ngoài chứ không có gì phức tạp cả.
Khi đi ra chỗ lấy hành lý, bạn hãy để ý nhìn các bảng thông báo xung quanh, thường là những màn hình TV hoặc các tấm bảng lật lớn, trên đó sẽ cho bạn biết chuyến bay nào đi lấy hành lý ở băng chuyền số mấy, Ví dụ, trong hình bên dưới thì chuyến bay VNxxx sẽ lấy hành lý ở băng chuyền số 46. Ngay tại Sân bay Tân Sơn Nhất hay Nội Bài thì không có nhiều băng chuyền tới vậy nên bạn sẽ dễ dàng tìm được hành lý của mình.
Lấy hành lý xong thì bạn đẩy hành lý ra ngoài. Nếu là hành lý ký gửi, có thể bạn sẽ được yêu cầu đối chiếu tem dán trên hành lý với tem dán trên vé xem có khớp hay không. Đây là cách mà các hãng hàng không đảm bảo người khác không lấy nhầm hành lý của bạn, tuy nhiên không phải sân bay nào cũng bắt bạn dừng lại để họ đối chiếu, nhất là sân bay nước ngoài, nên tình trạng mất hành lý vẫn có khả năng xảy ra. Nếu bị như vậy, hãy vào khu vực Lost & Found để làm thủ tục tìm hành lý bị thất lạc. Hi vọng anh em sẽ không xui như vậy.
Cơ bản là nhiêu đó thôi, từ từ mình sẽ chia sẻ thêm với anh em các thủ thuật nâng cao sau nhé chúc anh em bay vui vẻ, thượng lộ bình an.