"BS ơi, sao em dùng kem chống nắng SPF 50, 70 mà da vẫn cháy nắng, tàn nhang?" Đây là câu hỏi tôi nhận được rất nhiều dạo gần đây, đặc biệt là khi mùa hè đang tới. Tôi nhận ra rằng, nhiều người đang có cái nhìn chưa đúng về kem chống nắng nói chung và SPF trong kem chống nắng nói riêng, dẫn đến việc dùng không đúng cách, thiếu hiệu quả và có thể gây tổn hại làn da. Dưới đây tôi sẽ cùng mọi người tìm hiểu về SPF và cách tìm sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
- Tia UVA (tia cực tím bước sóng A) có thể lẻn sâu vào da chúng ta, tạo ra những vết nhăn, tàn nhang và làm lão hoá làn da.
- Tia UVB (tia cực tím bước sóng B) gây cháy nắng, giảm khả năng sản xuất collagen của da, khiến da mất đi phần trẻ trung.
Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết, trên thực tế, hầu như các loại kem chống nắng sẽ hết tác dụng trước mốc thời gian đó do yếu tố ngoại cảnh (thời tiết, thời gian tiếp xúc với ánh nắng,..) và do không được thoa đúng cách.
🔸 Số lượng tia UVB mà bạn được bảo vệ khỏi cũng tăng lên thuận theo chỉ số SPF, tuy không đáng kể. Chỉ số SPF 15 có thể ngăn chặn 93% tia UVB, SPF 30 có thể ngăn chặn 97% và SPF 100 ngăn chặn lên đến 99%.
🔸Nhiều vị khách đến với tôi để trị thâm, tàn nhang, than phiền rằng họ đã dùng những loại kem chống nắng được cho là xịn nhất trên thị trường, có SPF cao ngất ngưởng nhưng da mặt vẫn đen sạm đi, có tàn nhang và nếp nhăn.
CHỈ SỐ SPF THỰC CHẤT LÀ GÌ?
🔸 SPF là chỉ số đo lường khả năng bảo vệ làn da, giúp chống lại tia UV của kem chống nắng. Hầu hết các loại kem chống nắng có những thành phần giúp ngăn chặn sự xâm hại của 2 tia UV nguy hiểm, có thể gây ung thư da:- Tia UVA (tia cực tím bước sóng A) có thể lẻn sâu vào da chúng ta, tạo ra những vết nhăn, tàn nhang và làm lão hoá làn da.
- Tia UVB (tia cực tím bước sóng B) gây cháy nắng, giảm khả năng sản xuất collagen của da, khiến da mất đi phần trẻ trung.
VẬY LÀM SAO ĐỂ BIẾT SPF NÀO SẼ BẢO VỆ MÌNH TRONG BAO LÂU?
🔸 Chỉ số SPF cho bạn biết khoảng thời gian da bạn chưa xảy ra phản ứng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Ví dụ, da bạn thường bị đỏ sau 30 phút ở ngoài trời nếu không có kem chống nắng. Nhưng nếu bạn sử dụng thêm kem chống nắng với SPF 15, nhân với 30 lần thì theo lý thuyết đó sẽ là thời gian mà kem chống nắng sẽ bảo vệ bạn (450 phút).Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết, trên thực tế, hầu như các loại kem chống nắng sẽ hết tác dụng trước mốc thời gian đó do yếu tố ngoại cảnh (thời tiết, thời gian tiếp xúc với ánh nắng,..) và do không được thoa đúng cách.
🔸 Số lượng tia UVB mà bạn được bảo vệ khỏi cũng tăng lên thuận theo chỉ số SPF, tuy không đáng kể. Chỉ số SPF 15 có thể ngăn chặn 93% tia UVB, SPF 30 có thể ngăn chặn 97% và SPF 100 ngăn chặn lên đến 99%.
TẠI SAO KEM CHỐNG NẮNG CÓ CHỈ SỐ SPF CAO MÀ DA VẪN SẠM ĐEN?
🔸 Vậy cứ sử dụng kem chống nắng SPF 100 chắc chắn là tốt nhất ư? Không. Theo nghiên cứu, khi chỉ số SPF tăng lên thì khả năng bảo vệ khỏi tia UVA (tia gây ra nếp nhăn, làm lão hoá da) giảm xuống do các thành phần bảo vệ trong kem phản ứng với nhau, đó là lí do vì sao SPF 100 không được khuyến khích sử dụng hằng ngày.🔸Nhiều vị khách đến với tôi để trị thâm, tàn nhang, than phiền rằng họ đã dùng những loại kem chống nắng được cho là xịn nhất trên thị trường, có SPF cao ngất ngưởng nhưng da mặt vẫn đen sạm đi, có tàn nhang và nếp nhăn.
Thực ra, trong cuộc sống hằng ngày, sản phẩm với SPF cao thường tạo cho chúng ta cảm giác an tâm “giả”. Người sử dụng kem chống nắng SPF cao thường nghĩ mình đã được hoàn toàn bảo vệ mà không cần trú vào bóng râm, đội mũ hay che chắn cẩn thận. Kết quả là, họ sẽ tiếp xúc với nhiều tia UV độc hại hơn, trái ngược hẳn với mục đích sử dụng ban đầu. Cũng giống như các vị khách của tôi, họ đặt trọn niềm tin vào kem chống nắng mà không hề che chắn, không thoa kem lại sau 2,3 tiếng thì thành quả cũng sẽ chỉ là con số 0.
🔸 Hơn thế nữa, chỉ số SPF chỉ đo lường khả năng chống tia UVB, còn khả năng lọc tia UVA (tia cực tím làm lão hoá làn da) cần được đo lường bằng PA (Protection grades of UVA). Chỉ số PA có từ 1 dấu cộng (PA+) cho đến 4 dấu cộng (PA++++), và các chỉ số đó có khả năng khác nhau:
PA+ có khả năng chống UVA ít nhất, ở mức 40-50%
PA++ có khả năng chống UVA ở mức trung bình, 60-70%
PA+++ có khả năng chống UVA tốt hơn, lên tới 90%
PA++++ có khả năng chống UVA rất tốt, trên 95%
Vậy nên, kem chống nắng với SPF cao là chưa đủ, bạn còn cần kiểm tra kĩ chỉ số PA có trong sản phẩm đó.
MỘT SỐ LỜI KHUYÊN
🔸Sản phẩm chống nắng với SPF trên 30 có khả năng kháng nước và khả năng chống tia cực tím (broad-spectrum) được khuyên dùng khi bạn phải ở trong môi trường chứa ánh sáng mặt trời trong thời gian dài. Còn với những công việc nhẹ nhàng thường ngày, bạn có thể dùng kem chống nắng với SPF 15. Cho dù trong điều kiện như thế nào, phải luôn nhớ thoa lại kem chống nắng mỗi 2 tiếng, và thoa lại ngay lập tức sau khi đổ mồ hôi hoặc bơi lội.🔸 Sau đây tôi sẽ gợi ý cho các bạn chỉ số SPF thường cần cho từng nhu cầu:
- Da dầu, mụn và nhạy cảm: Với da dầu, mụn thông thường, bạn nên sử dụng kem chống nắng với SPF bằng hoặc thấp hơn 50 do chỉ số SPF cao có thể gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da đổ dầu nhiều và sẽ tạo ra nhiều mụn hơn. Còn với tình trạng mụn nặng hơn, chỉ nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 15.
- Da sáng: những bạn có da sáng được khuyên dùng các sản phẩm có SPF từ 15 đến 30
- Da ngăm: những bạn có da ngăm được khuyên dùng các sản phẩm có SPF dưới 20
- Da đang điều trị nám/dị ứng ánh nắng: chỉ nên được sử dụng kem chống nắng với SPF 60-100 ở những vùng da đặc biệt.
- Với những người có lịch sử/ có khả năng cao bị ung thư da, những bệnh lý do gen như bạch tạng hoặc xeroderma sắc tố hoặc một số rối loạn miễn dịch nhất định, SPF 50 có thể không đủ. Tương tự với những người sử dụng kem chống nắng với mục đích leo núi, trượt tuyết, hoạt động thể dục thể thao ngoài trời nhiều.
🔸 Đừng chỉ dựa vào kem chống nắng có độ SPF cao. Không có một phương pháp nào hoàn hảo để có thể bảo vệ bạn khỏi ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Bạn còn cần phải che chắn cho bản thân kỹ càng mỗi khi tiếp xúc với tia UV, có thể sử dụng mũ vòm rộng, áo chống nắng và kính chống tia UV.