Đây là số liệu được ghi nhận vào hôm nay tại thủ đô Ấn Độ với chỉ số ô nhiễm không khí có lúc lên vượt ngưỡng 500, là mức cao nhất trong thang đo chỉ số ô nhiễm không khí. Chỉ số tại đây đã cao hơn 100 lần so với mức giới hạn được WHO đưa ra. Bộ chỉ số của WHO được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1987 và cập nhật liên tục đến năm 2005. Gần đây vào 2021 cũng vừa có 1 đợt cập nhật mới để đảm bảo phù hợp với sự thay đổi thực tế về ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến y tế công cộng như thế nào.
Tiêu chuẩn của WHO là 5, còn ở Dehli là gần 500
Đây được coi là khởi đầu của "mùa" ô nhiễm, vốn diễn ra đều đều hàng năm bắt đầu từ giai đoạn tháng 10, 11 tại Ấn Độ. Lý do được đưa ra là đây là thời điểm rất nhiều nông dân tại các bang kế bên như Haryana và Punjab bắt đầu đốt ruộng hay rơm rạ để chuẩn bị đất trong mùa trồng trọt. Số liệu ghi lại vào Chủ nhật tuần trước cho thấy riêng ở Punjab số lượng đốt ruộng đốt rơm đã tăng lên đến 740%, tính ra có khoảng 1 nghìn đám cháy được ghi nhận với lý do nêu trên. Cùng với đó gió mùa cũng mạnh hơn và đưa khói đốt rơm rạ và bụi bặm vào khu vực này. Tất nhiên cũng không thể bỏ qua khói bụi được tạo nên từ xe cộ, từ các công trường xây dựng và từ việc đốt rác ở các nơi xử lý rác thải.
Thực tế đã có thời điểm chỉ số này lên trên 600
Dehli hiện là nơi sinh sống của hơn 33 triệu người, vốn là 1 trong những thành phố quen mặt trong danh sách những nơi có mức ô nhiễm không khí cao nhất thế giới. Trong danh sách chỉ số chất lượng không khí đối với cuộc sống được trường đại học Chicago công bố thì người dân tại đây có thể tử vong sớm hơn 11.9 năm so với các nơi khác chỉ vì phải hít thở không khí ô nhiễm. Nhiều bệnh viện cho biết tỷ lệ người bị bệnh về hô hấp đang tăng cao, cùng với đó là các bệnh khác như ho, cảm, đau mắt, dị ứng... Các bác sỹ đã đề nghị đến lúc phải đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà và chỉ nên đi khi cần thiết.
Hiện tại chỉ số đã giảm xuống, nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn rất nặng nề, phần lớn là hạt bụi mịn PM10, PM2.5
Phía chính quyền cho biết họ có kế hoạch hành động chống lại ô nhiễm. Tuy nhiên kết quả có vẻ quá khiêm tốn và không có được tác động rõ rệt để giảm tác động của ô nhiễm không khí đối với người dân. Ví dụ như áp dụng phun nước lên mặt đường để giảm bụi hay xây các tòa nhà thu bụi cao gần 25m có trị giá mỗi tòa khoảng 2 triệu đô. Nhưng theo đánh giá từ các chuyên gia thì những việc này hầu như chả có hiệu quả gì.
Tham khảo The Guardian
Tiêu chuẩn của WHO là 5, còn ở Dehli là gần 500
Đây được coi là khởi đầu của "mùa" ô nhiễm, vốn diễn ra đều đều hàng năm bắt đầu từ giai đoạn tháng 10, 11 tại Ấn Độ. Lý do được đưa ra là đây là thời điểm rất nhiều nông dân tại các bang kế bên như Haryana và Punjab bắt đầu đốt ruộng hay rơm rạ để chuẩn bị đất trong mùa trồng trọt. Số liệu ghi lại vào Chủ nhật tuần trước cho thấy riêng ở Punjab số lượng đốt ruộng đốt rơm đã tăng lên đến 740%, tính ra có khoảng 1 nghìn đám cháy được ghi nhận với lý do nêu trên. Cùng với đó gió mùa cũng mạnh hơn và đưa khói đốt rơm rạ và bụi bặm vào khu vực này. Tất nhiên cũng không thể bỏ qua khói bụi được tạo nên từ xe cộ, từ các công trường xây dựng và từ việc đốt rác ở các nơi xử lý rác thải.
Thực tế đã có thời điểm chỉ số này lên trên 600
Dehli hiện là nơi sinh sống của hơn 33 triệu người, vốn là 1 trong những thành phố quen mặt trong danh sách những nơi có mức ô nhiễm không khí cao nhất thế giới. Trong danh sách chỉ số chất lượng không khí đối với cuộc sống được trường đại học Chicago công bố thì người dân tại đây có thể tử vong sớm hơn 11.9 năm so với các nơi khác chỉ vì phải hít thở không khí ô nhiễm. Nhiều bệnh viện cho biết tỷ lệ người bị bệnh về hô hấp đang tăng cao, cùng với đó là các bệnh khác như ho, cảm, đau mắt, dị ứng... Các bác sỹ đã đề nghị đến lúc phải đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà và chỉ nên đi khi cần thiết.
Hiện tại chỉ số đã giảm xuống, nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn rất nặng nề, phần lớn là hạt bụi mịn PM10, PM2.5
Phía chính quyền cho biết họ có kế hoạch hành động chống lại ô nhiễm. Tuy nhiên kết quả có vẻ quá khiêm tốn và không có được tác động rõ rệt để giảm tác động của ô nhiễm không khí đối với người dân. Ví dụ như áp dụng phun nước lên mặt đường để giảm bụi hay xây các tòa nhà thu bụi cao gần 25m có trị giá mỗi tòa khoảng 2 triệu đô. Nhưng theo đánh giá từ các chuyên gia thì những việc này hầu như chả có hiệu quả gì.
Tham khảo The Guardian