Có thể khẳng định, trong số những kiến trúc sư định hình nên thế kỷ XX, Leoh Ming Pei là một trong những người để lại dấu ấn đậm nét nhất với những công trình vô cùng nổi tiếng: Kim tự tháp kính của bảo tàng Louvre tại Paris, Pháp (1993), Đại sảnh Danh vọng Rock n’ Roll ở Cleveland, Mỹ (1995), hay tòa đại sứ quán của Trung Quốc tại thủ đô Washington (2006).
Sinh năm 1917, chàng trai Bối Duật Minh rời quê nhà Trung Quốc vào năm 1935 để đến Mỹ học ngành kiến trúc tại Học viện Công nghệ Massachusetts rồi sau đó là Harvard. Sau khi giảng dạy và làm việc cho chính phủ Mỹ, ông tới làm cho một hãng kiến trúc tại New York vào năm 1948, rồi mở công ty riêng vào năm 1955.
Bản thân những tác phẩm của I. M. Pei, cho dù là khách sạn, trường học, bảo tàng hay những công trình kiến trúc khác, tất cả chúng đều mang trong mình những đường nét hình học vô cùng chính xác, đem lại vẻ đẹp trừu tượng rất riêng, tôn trọng quy tắc sáng tối để tạo ra những tòa nhà mang giá trị mỹ thuật trường tồn. Những chất liệu đá, thép và thủy tinh được kết hợp nhuần nhuyễn để hút hồn những người đến tham quan chiêm ngưỡng những công trình của ông.
Sinh năm 1917, chàng trai Bối Duật Minh rời quê nhà Trung Quốc vào năm 1935 để đến Mỹ học ngành kiến trúc tại Học viện Công nghệ Massachusetts rồi sau đó là Harvard. Sau khi giảng dạy và làm việc cho chính phủ Mỹ, ông tới làm cho một hãng kiến trúc tại New York vào năm 1948, rồi mở công ty riêng vào năm 1955.
Bản thân những tác phẩm của I. M. Pei, cho dù là khách sạn, trường học, bảo tàng hay những công trình kiến trúc khác, tất cả chúng đều mang trong mình những đường nét hình học vô cùng chính xác, đem lại vẻ đẹp trừu tượng rất riêng, tôn trọng quy tắc sáng tối để tạo ra những tòa nhà mang giá trị mỹ thuật trường tồn. Những chất liệu đá, thép và thủy tinh được kết hợp nhuần nhuyễn để hút hồn những người đến tham quan chiêm ngưỡng những công trình của ông.
Có thể nghĩ rằng, công trình giúp đưa I. M. Pei đứng chung với những kiến trúc sư vĩ đại nhất nhân loại chính là kim tự tháp kính của bảo tàng Louvre, Paris. Một phần của bảo tàng này được mở cửa từ thế kỷ XII, và công trình của Pei vừa nổi tiếng nhất, vừa gây ra nhiều tranh cãi nhất. Lý do chủ yếu là, ông không phải người Pháp. Thế nhưng bất chấp điều đó, tổng thống Pháp Francois Mitterand vẫn chỉ đích danh Pei và chọn ông làm người thực hiện dự án.
Ông tạo ra một công trình mang hơi hướng viễn tưởng, một cái khung thép cao hơn 21 mét với tường kính. Công trình này trở thành cổng vào của cả bảo tàng Louvre. Hình ảnh của tòa kim tự tháp kính ấy tương phản đến mãnh liệt nếu so với những kiến trúc cổ điển của Pháp. Khi ấy, dân Pháp cũng không vui vẻ lắm với công trình này. Một tờ báo mô tả kim tự tháp kính Louvre giống như hành động “xâm lược Disneyland”, còn một nhóm hoạt động vì môi trường thì cho rằng tòa kim tự tháp này nên tồn tại ngoài sa mạc chứ không phải ở Paris.
Mở cửa vào năm 1993, Pei cho rằng, công trình bảo tàng Louvre là dự án khó khăn nhất sự nghiệp của ông. Mục đích ban đầu của kiến trúc sư là tạo ra một không gian hiện đại nhưng không xa rời toàn bộ bố cục cổ điển của phần còn lại bảo tàng lâu năm này. Trả lời phỏng vấn The New York Times vào năm 2008, ông chia sẻ: “Những kiến trúc sư đương đại thường cố đem luồng gió hiện đại vào một công trình. Dĩ nhiên luôn có những sự quan tâm tới lịch sử, nhưng rất hời hợp. Tôi hiểu rằng thời thế đã thay đổi và chúng ta cũng phải thay đổi. Nhưng tôi lại không muốn quên thời điểm chúng ta khởi đầu. Kiến trúc bền vững luôn phải tuân theo cội nguồn của nó.”
Năm 1983, Pei giành được giải thưởng kiến trúc thế giới Pritzker, và dùng toàn bộ phần tiền thưởng 100.000 USD để khởi đầu một chương trình giúp những kiến trúc sư Trung Quốc có được cơ hội học tập tại Mỹ. Dù đã rời khỏi công ty mình thành lập từ năm 1990, nhưng đến năm 80 tuổi, Pei vẫn làm việc, tạo ra những công trình như bảo tàng tại Luxembourg, Qatar hay tại quê nhà Tô Châu.
Để kết thúc bài viết, mời anh em chiêm ngưỡng những hình ảnh tuyệt đẹp của Louvre Paris. Ảnh do @cuhiep chụp:
Quảng cáo