IFA 2024

IFA 2024


[Kỹ năng] Nhận dạng các loại nấm ăn được và nấm độc

Jimmii Nam
3/12/2023 10:0Phản hồi: 19
[Kỹ năng] Nhận dạng các loại nấm ăn được và nấm độc
Các bạn chắc còn nhớ series phim The Last Of Us công chiếu trên HBO đầu năm nay, có cảnh các giáo sư, tiến sĩ nhận định rằng:
“Khi môi trường đạt đến nhiệt độ thích hợp thì loài nấm sẽ đột biến một cách ghê gớm”.
Trong phim khi người bị nấm “cắn” sẽ bị ngất ngư 10 - 20 năm… nhưng các loài nấm tôi sắp giới thiệu với các bạn không hề cine chút nào. Có loại cực độc chẳng cần đột biến vì nhiệt độ gì cả mà vẫn nguy hiểm vô cùng nếu chẳng may ăn phải. Hy vọng kiến thức này sẽ có ích cho các bạn khi đi dã ngoại dài ngày.


Là một loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, các bạn phải biết nhận dạng cho chính xác. Chỉ ăn những loại nấm quen thuộc minh đã từng ăn hay thấy người khác ăn. Vì không có công thức hay dấu hiệu tuyệt đối nào giúp phân biệt được nấm ăn hay nấm độc.

Cho nên khi ở nơi hoang dã, các bạn cần phải cẩn thận đối với các loại nấm lạ, vi có nhiều loại nấm có màu trắng tinh khôi và mùi thơm rất quyến rũ, nhưng nếu ăn vào thì vô phương cứu chữa. Vì khi ngộ độc nấm, thì nó thẩm thấu rất chậm, đến khi phát giác thì đã quá muộn. Nếu nghi ngờ thì tốt hơn hết là đừng ăn.

Các phần của cây nấm

Thông thường, các cây nấm có những phần sau: Dù (hay nón, mũ), khía hay các lỗ hổng nhỏ li ti, vành, hay nhẫn (có khi không có), chân hay thân, loa hình chén (có khi không có), vảy chân, rễ.
IMG-8974.jpeg
Nhận biết các loại nấm
Có hơn 10.000 loại nấm mọc trên thế giới, trong đó có nấm công nghiệp, nấm dược liệu, nấm thực phẩm, nấm độc...
Thông thường thì các loại nấm có kẻ khía dưới mũ, có vành hoặc không vành, gốc không có loa hình chén (bất cứ màu gì), đều có thể ăn được.
Khi đi lấy nấm, nên lưu ý:
  • Nên đi với người có kinh nghiệm trong việc thu lượm nấm.
  • Ghi nhớ những nơi có môi trường thuận lợi mà nấm thường mọc, cùng với thời tiết khi nấm mọc. (Nấm chỉ mọc trong môi trường và thời tiết thích hợp ở một khoảng thời gian nhất định.)
  • Nấm có thể mọc liên tiếp nhiều ngày ở cùng một địa điểm. Năm sau, vào đúng thời điểm, nấm có thể mọc lại chỗ cũ.
  • Đừng bao giờ cắt ngang chân nấm, phải đào lên xem có bọc loa hình chén không.
  • Đừng lấy những cây nấm nào mọc dưới đất mà phía dưới mũ có các bào tử li ti màu đỏ hồng.
  • Đừng lấy những nấm khía có nhựa trắng đục như sữa.
  • Đừng lấy nấm có đầu bóng láng, có màu sặc sỡ hay phát sáng (lân tinh) trong đêm tối.
Các loại năm ăn được thường gặp ở các cánh rừng Việt Nam là: Nấm mối, nấm tre, nấm tràm, nấm hương, mộc nhĩ…
Và nấm thường trồng là: Nấm rơm, mộc nhĩ, nấm hương, nấm tuyết, nấm mỡ…
IMG-8978.jpeg
Các loại nấm độc, làm thế nào để phân biệt nấm độc?
Thông thường cây nấm có 3 bộ phận chính: Mũ, thân và chân nấm. Các loại nấm khác nhau thì hình thái, kết cấu 3 bộ phận đó cũng khác nhau. Màu sắc, mùi vị của nấm cũng rất đa dạng. Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, mùi vị thối, đắng... nhưng cũng có một số nấm độc có mùi vị rất thơm ngon. Thí dụ như loại Amanita phalloides có màu trắng, mềm, mùi rất dịu như mật ong. Khi nấu thơm mùi hạt dẻ, mọc ở vùng nhiệt đới, gây chết nhiều người ở nước mình, vì thế chúng ta dễ bị đánh lừa do có màu trắng muốt, đẹp của nó.
Nên nhớ: Không có công thức hay dấu hiệu tuyệt đối nào giúp phân biệt được nấm ăn được hay nấm độc.

Việt Nam có những loại nấm độc nào?
Việt Nam ở trong vùng nhiệt đới, có khí hậu nóng và ẩm, cho nên có rất nhiều loại nấm: Nấm ăn được, nấm ăn không được và nấm độc. Nấm độc cực kỳ nguy hiểm, dù chỉ ăn một lượng rất ít cũng có thể dẫn đến cái chết. Có nhiều loại nấm độc lại rất giống với nấm ăn được. Vì thế, khi thu hái nấm, rất cẩn thận theo như cách đã hướng dẫn phần trước.

Quảng cáo


Theo các nhà khoa học, ở Việt Nam nước ta có một số nấm độc sau đây:
  • Nấm ruồi (amanita muscaria = nấm bay) còn gọi là nấm đỏ, vì mũ nấm có màu đỏ hay cam.
  • Nấm độc nâu (Amanita Pancerina) mũ nấm màu nâu, ở đỉnh có màu nâu đen hay màu giống da beo.
  • Nấm độc tán trắng (Amanita Verna) mũ nấm mau trắng, đôi khi có màu vàng bẩn ở giữa.
  • Nấm độc trắng hình nón (Amanite Virosa = thiên thần hủy diệt).
  • Nấm độc xanh đen (Amanita Phalloids = nón tử thần), mũ nấm màu xanh ô liu.
  • Nấm phiến đốm bướm (Panaeolus Pabilionaceus) thường mọc trên các bãi phân trâu bò mục.
  • Nấm phiến đốm vân luỡi (Panaceolus Retirugis) cũng mọc trên những nơi có phân súc vật.
  • Nấm vàng (Hipholoma Emetica) màu đỏ, mọc đơn độc trong rừng rậm ẩm ướt.
  • Nấm xốp thối (Russula Ph foetens) mọc trong rừng.
IMG-8983.jpeg
IMG-8985.jpeg

Anh em có thể xem thêm:
https://tinhte.vn/thread/ky-nang-cac-cach-thuc-tao-ra-lua-trong-hoan-canh-hoang-da.3742407/

[Kỹ năng] Các cách thức tạo ra lửa trong hoàn cảnh hoang dã | Viết bởi Jimmii Nam

Từ ngàn xưa đứng sau nước và thức ăn, lửa có vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày chúng ta, đặc biệt khi chúng ta phải ở lại nơi hoang dã. Ban ngày dùng lửa để nấu nướng, ban đêm đốt lửa để sưởi ấm, chiếu sáng, xua đuổi muôn thú…
tinhte.vn

https://tinhte.vn/thread/ky-nang-tim-nguon-nuoc-noi-hoang-da.3741569/

[Kỹ năng] Tìm nguồn nước nơi hoang dã | Viết bởi Jimmii Nam

Nước là nhu cầu số một là chìa khóa của sự sống, sự mưu sinh nơi hoang dã. Cơ thể của chúng ta chứa 75% nước, nhưng cũng dễ mất nước qua hệ bài tiết, cho nên phải kịp thời bổ sung số lượng nước đã mất, nếu không cơ thể sẽ suy kiệt nước và nguy hiểm…
tinhte.vn

https://tinhte.vn/thread/ky-nang-cach-loc-khu-trung-nuoc-va-tru-nuoc-sach-ngoai-thien-nhien.3743130/

[Kỹ năng] Cách lọc, khử trùng nước và trữ nước sạch ngoài thiên nhiên | Viết bởi Jimmii Nam

Khi chẳng may các bạn bị lạc ở nơi thiên nhiên hoang dã, hoặc trong một chuyến dã ngoại dài ngày đi xuyên rừng… dù có khát đến đâu các bạn cũng đừng uống nước dơ bẩn hay nước tiểu, nếu muốn có nước sạch để sử dụng…
tinhte.vn


Cảm ơn anh em đã xem bài viết
Theo: Phạm Văn Nhân, Youtube, Wikipedia
19 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ăn nấm ngon tốt cho sức khoẻ ☺️☺️
@NghiepTranVINA Nấm trên 70% là nấm không ăn được, đi đâu gặp nấm, không có kiến thức về nấm mà ăn, thì bạn được nâng tầm cao mà nhìn xuống mọi người chắp tay vái mình
Mua các siêu thị, shop thì tạm an tâm vì đã được sàng lọc
@nebazoc Chính xác luôn bác. Cho nên em toàn ăn nấm người ta ăn được không ☺️☺️☺️
Với người bình thường (không làm bên lĩnh vực nấm):
- Nấm ăn được: là nấm bạn từng ăn và nấm bạn mua được ở siêu thị đó.
- Nấm không ăn được: tất cả những loại nấm còn lại.
Thử nghĩ đơn giản, ông hái được cây nấm lạ ở trong vườn nhà ông, nó có tất cả các dấu hiệu của "nấm ăn được" thì ông sẽ làm gì. Ông sẽ kết luận là nấm này ăn được! Rồi quay sang nói với con cháu trong nhà là đây là cây nấm ăn được hay sao?
Cách làm đúng nè: nói với những người xung quanh nấm mọc dại tuyệt đối là không có được ăn. Hết.
Cái dấu hiệu nấm không ăn được chính là 3 chữ NẤM MỌC DẠI đó, chứ méo phải cái rễ cái loa cái mũ bla bla đâu.
Tôi nói ông nghe nè, trường hợp của ông y như mấy người đi chỉ cách phân biệt con rắn có độc và con rắn không có độc vậy đó. Đó là cách suy nghĩ cực kỳ độc hại.
Cái chuyện mà phân biệt độc không độc, ăn được không được thì chuyện của mấy người chuyên làm bên lĩnh vực đó. Họ nguyên cứu xong, có bán chợ thì ăn, không có thì không ăn. Con rắn đã từng ăn thì ăn, còn con rắn lạ thì tránh xa như một con rắn độc mà méo phải xem cái vảy xem xem đầu xem cái đuôi. Hết.

-----------------------
Tôi cũng biết mấy ông chia sẻ mấy bài này là từ ý tốt. Nhưng cách làm không đúng thì tôi phải lên tiếng.
Mình phải biết được là mình đang viết cho ai đọc, tinhte phần lớn là dân bình thường không chứ đâu.
Muốn chia sẻ tôi chỉ cho nè: đi ra chợ mua nhiều lại nấm ăn được, rồi đi kiếm người có hiểu biết nhờ họ lên đồi lên rừng hái cho vài chục loại nấm có độc. Xong, quay video hay chụp hình từng cây nấm một chỉ đây là cây có độc, đây là cây không có độc. Đó là cách làm đúng đó.
-----------------------
Tôi nói ông nè, cái người mà họ biết rõ mấy cái loại nấm độc, rồi rắn độc nè, .... họ chả bao giờ chỉ con cái họ cách phân biệt phổ quát kiểu dấu hiệu nhận biết đâu. Người ta chỉ nấm độc, họ cầm cây nấm độc đưa cho đứa con nhìn kỹ, người ta sẽ chỉ mấy chỗ quan trọng của cây nấm này, đứa con nó nhớ, chỉ đúng 1 cây, xong! Cứ làm tiếp cái cây khác. Con rắn độc cũng như vậy.
-----------------------
Tới đây sẽ có đứa nhảy vô nói: vậy lạc rừng không biết dấu hiệu ăn trúng nấm độc hay không ăn thì chết đói sao! Đó là những thằng óc phẳng mà tưởng hay, 1 năm được mấy thằng lạc rừng? Còn cây nấm dại mọc đầy cả nước, Cái thằng ăn trúng nấm dại có độc chết nhiều hơn hay là số thằng đi rừng vì không dám ăn nấm dại mà bị đói chết?
Còn nếu kỹ lưỡng thì ở trên đầu mấy cái bài viết kiểu này vui lòng ghi chữ to NỘI DUNG NÀY CHỈ NÊN ÁP DỤNG CHO NGƯỜI ĐI RỪNG, CÒN NGƯỜI Ở NHÀ THÌ NÊN RA CHỢ MUA NẤM VỀ ĂN.
@Ngô Đình Nam Cảm ơn góp ý của bạn, bài viết này có mở bài, thân bài, kết bài tôi đều có các lưu ý cả, chứ không phải bài viết chủ quan nha bạn. Ví dụ như:

- Nếu nghi ngờ nấm thì tốt hơn hết là đừng ăn.
- Không có công thức hay dấu hiệu tuyệt đối nào giúp phân biệt được nấm ăn được hay nấm độc.
- Khi đi lấy nấm, nên đi với người có kinh nghiệm trong việc thu lượm nấm. V.v...
Mời bạn đọc lại lần nữa nhé.
@Jimmii Nam Tôi viết dài như thế mà ông vẫn lì đòn. Ông viết cảnh báo 3 gạch đầu dòng chứ gì:
2 cái ý gộp lại ra cái gì?
- Nếu nghi ngờ nấm thì tốt hơn hết là đừng ăn.
- Không có công thức hay dấu hiệu tuyệt đối nào giúp phân biệt được nấm ăn được hay nấm độc.
Ý thứ 2 chả phải đang nói là phải luôn nghi ngờ với các dấu hiệu nhận biết. Vậy gộp ý 2 vào ý 1 thì kết quả là LUÔN LUÔN ĐỪNG ĂN chứ gì nữa mà còn cãi.

Còn cái ý này
- Khi đi lấy nấm, nên đi với người có kinh nghiệm trong việc thu lượm nấm. V.v...
Thế nào là người có kinh nghiệm? Hay là ông đang nghĩ là người biết nhiều dấu hiệu nhận biết nấm độc. Dạ thưa ông, người có nhiều kinh nghiệm đúng nghĩa là người đã ăn mấy loại nấm sắp hái và họ chưa chết đó ông ạ! Như vậy thì có cần đến mấy cái dấu hiệu nhận biết gốc rễ màu vành bla bla không.
Hỏi thiệt ông đã từng nhìn thấy cái người nào "có kinh nghiệm" đi hái nấm dại lạ về ăn bằng cách dựa vài dấu hiệu nhận biết chưa? Phải nhớ nè, cái việc chỉ tay kết luận là độc/không độc nó khác rất nhiều với việc bẻ nấm bỏ vô miệng nhai lắm đấy!
--------------------------------
Khúc trên là không muốn nói rồi đó. Do ông cố xác lì đòn nên nói thẳng cho ông nghe nè. Cái cách chỉ của ông thường thấy có 2 loại người dùng:
Loại 1 là người có làm liên quan đến lĩnh vực độc họ chỉ nhau. Họ là chuyên gia thì không nói.
Còn cái nhóm thứ 2 là cái người không biết phân biệt rồi được học ở đâu đó lại đi chỉ cái người khác. Nhóm này cực kỳ độc hại.

------------------------------------------
Riêng ở cái kiến thức độc/ không độc, rồi ăn chết/ ăn không chết, tôi khuyên ông sau khi học kiến thức ở đâu đó xong, thì đi trải nghiệm có kinh nghiệm rồi hãy quay về chỉ. Nói thẳng, tới lúc có kinh nghiệm rồi thì ông cũng méo chả dám bê cái kiến thức của bài viết ông áp dụng đâu.
Còn bây giờ chỉ nên khuyên dân thường: tránh xa nấm dại nếu thấy thì nhổ quăng bỏ hết, ra chợ mua nấm về ăn làm ơn. Thấy rắn thì tránh xa luôn, chỉ có thằng óc phẳng mới đứng lại ngó cái đầu rắn là tam giác hoặc tròn rồi kết luận rắn này có độc/không độc thôi !
ali40
CAO CẤP
9 tháng
Một số bài viết của bạn với chủ đề hay và mới mẻ , nên khích lệ. Theo mình bạn nên biên tập lại để có cấu trúc, trình bày hợp lý hơn
Yêu quá
chuteo007
ĐẠI BÀNG
9 tháng
Thật ra thì các loại nấm đều ăn được, chỉ là khác nhau số lần ăn được mà thôi: có loại chỉ ăn được 1 lần…
@chuteo007 ai nói ăn được 1 lần , cấp cứu xong phẻ ra ăn tiếp lần 2
Mấy ông khoa giáo quá:
dân nông thông như mình thì vậy:
nấm có côn trùng ăn, con người cũng có thể ăn được. ko độc
Nấm có màu sắc sặc sỡ, nhiều màu -> nấm độc
Ko ăn loại nấm mà mình cảm thấy ko an toàn, Nếu bạn đã nhìn nhiều loai nấm sẽ biết cảm giác nấm ăn được ko liền. có nhiều loại nhìn vào đã muốn mửa rồi thì sao ăn nổi, hoặc mùi của nấm ko được mộc (mùi gỗ) mà có mùi rất hôi hoặc mùi bất bình thường.
Coonghy
TÍCH CỰC
9 tháng
Có 1 loại nấm kích thích thần kinh như sà cân mà chắc ae chưa đc ăn đâu
jedi9
TÍCH CỰC
9 tháng
Để hình minh họa trắng đen khác nào đánh đố =))
Kiến thức hay cho anh em đi lạc, đi bụi, đi trốn nợ, đi với người yêu khi bị 2 gia đình ngăn cấm...mà phải vào rừng sâu ẩn náu. Còn đi ăn lẩu nấm Ashima thì có thể bỏ qua.
nhimgai201
ĐẠI BÀNG
9 tháng
Hơi phức tạp nha, tôi phân loại đơn giản hơn: nấm ăn được nhiều lần và nấm ăn ... một lần 😃
thaikool
TÍCH CỰC
9 tháng
Đi ăn lẩu gà nấm họ đưa loại nào thì ăn loại đó thôi. Ra tự nhiên thì cứ cách của Mai An Tiêm - "Chim ăn được thì người cũng ăn được" mà giã. ^^
@thaikool Không hẳn đâu nha, trái mã tiền hình dạng giống trái cam, chim ăn được nhưng người ăn vào là "tắt nghỉ" nha bạn.
Em miền núi nên hồi bé đi vô rừng nấm vô vàn, được dạy là chỉ hái mấy loại biết mà nhận ra được thôi, mấy cái mà không biết, trông đẹp, hấp dẫn hoặc màu mè mà còn nguyên cả cụm thì tuyệt đối không đụng, cũng không đẻ chung với tụi nấm ăn được luôn.
Với mình ngoại trừ cây nấm bán ở siêu thị thì mọi cây nấm khác đều có độc hết 😁
Kiếm ảnh màu mà minh họa gã ơi, để đen trắng vầy thấy gì đâu.
Còn về vụ phân biệt nấm thì nói thật là dù những người đi rừng nhiều kinh nghiệm họ cũng không dám đâu, họ chỉ nhận biết những nấm họ từng ăn thử và biết là ăn được thôi, gặp nấm lạ thì cũng bó tay không ai dám ăn, trừ phi chơi chiêu nấu lên rồi cho con nào đó ăn thử trước 😁😁😁

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019