Không chỉ là tên một loại bánh, Oreo còn xuất hiện trong nhiều món ăn như một nguyên liệu chính. Độ nhận diện của chúng cao đến mức mà có thể nói là rất ít người không biết đến chúng, thậm chí Oreo còn được xem là biểu tượng chân chính của bánh kẹo xứ Mỹ. Năm 2019, Oreo lập kỷ lục doanh thu khi đem về 3,1 tỷ USD, với 92 triệu chiếc bánh được bán ra mỗi ngày trên hơn 100 quốc gia. Loại bánh nhỏ xíu này còn được các nhà sản xuất Mondelez International ca ngợi là “thương hiệu bánh cookie bán chạy nhất thế kỷ 21”.
Cũng vì thế mà một số người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Oreo từng bị coi là hàng nhái. Mặc dù chúng đã có lịch sử hơn 100 năm, cụ thể là vào năm 1912 nhưng vẫn không phải là sản phẩm đi đầu. Thay vào đó, sản phẩm gốc được ra mắt bởi công ty Sunshine Biscuits vào năm 1908 với tên gọi là Hydrox. Khi đó các nhà phát triển muốn tìm một cái tên để thể hiện “độ tinh khiết của sản phẩm” và họ đã chọn Hydrox được ghép bởi từ hydro và oxy, 2 thành phần cấu thành phân tử nước.
Bên cạnh điểm chung về hình dạng của 2 loại bánh cookie này, bánh của Hydrox sở hữu kiểu hoa văn hình hoa đặc trưng. Đến khi Oreo xuất hiện trên thị trường và bắt đầu chiến dịch cạnh tranh với hình thức được cải tiến hơn, những chiếc bánh Hydrox dần trở nên lỗi thời và không còn tạo được dấu ấn với người dùng. The New York Times thậm chí còn ví bánh Hydrox như Pepsi đấu với Coca-Cola là Oreo vậy.
View attachment 5568003
Cũng vì thế mà một số người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Oreo từng bị coi là hàng nhái. Mặc dù chúng đã có lịch sử hơn 100 năm, cụ thể là vào năm 1912 nhưng vẫn không phải là sản phẩm đi đầu. Thay vào đó, sản phẩm gốc được ra mắt bởi công ty Sunshine Biscuits vào năm 1908 với tên gọi là Hydrox. Khi đó các nhà phát triển muốn tìm một cái tên để thể hiện “độ tinh khiết của sản phẩm” và họ đã chọn Hydrox được ghép bởi từ hydro và oxy, 2 thành phần cấu thành phân tử nước.
Được ví như Pepsi và Coca-Cola phiên bản cookie
Bên cạnh điểm chung về hình dạng của 2 loại bánh cookie này, bánh của Hydrox sở hữu kiểu hoa văn hình hoa đặc trưng. Đến khi Oreo xuất hiện trên thị trường và bắt đầu chiến dịch cạnh tranh với hình thức được cải tiến hơn, những chiếc bánh Hydrox dần trở nên lỗi thời và không còn tạo được dấu ấn với người dùng. The New York Times thậm chí còn ví bánh Hydrox như Pepsi đấu với Coca-Cola là Oreo vậy.
View attachment 5568003
Ban đầu, Oreo là sản phẩm do công ty National Biscuit (về sau là Nabisco) trình làng với lời chào mời rằng đây là “loại bánh quy có chất lượng cao cấp nhất”. Dù vậy, Oreo đã không ngay lập tức vượt qua Hydrox mà thương hiệu này này đã mất đến hàng thập kỷ trời cho việc đó. “Cuộc chiến bánh quy” diễn ra với việc Hydrox tuyên bố với các khách hàng rằng Oreo chính là “kẻ mạo danh”. Dù Nabisco sau đó rất kiên trì trong việc gồng lỗ cho Oreo nhưng tình hình kinh doanh cũng không khá khẩm hơn là mấy.
Cho đến khi Nabisco thiết kế lại và xây dựng là chiến lược tiếp thị mới hơn, thêm với việc tăng giá, thì doanh số bán hàng của Oreo mới được cải thiện tốt hơn vào giữa những năm 1950.
Trước khi trở thành kẻ bại trận biến mất khỏi thị trường, Hydrox cũng từng cố gắng để vực dậy chuyện làm ăn của họ bằng cách chuyển đổi đơn vị sản xuất sang các công ty như American Tobacco, Keebler và Kellogg's. Kebbler sau đó đã cố gắng khắc phục nhược điểm về mặt tên gọi và đổi tên thành Droxies.
Tuy nhiên, tình hình rõ ràng cũng không mấy khả quan. Chỉ hai năm sau khi Kellogg nắm quyền sở hữu vào năm 2001, Hydrox đã biến mất hoàn toàn khỏi thị trường. Trong khi đó, Oreo ngày càng trở nên phổ biến với một loạt các đổi mới trong suốt những năm qua. Oreo được đa dạng hoá hương vị, bên cạnh đó, chúng còn hợp tác với các thương hiệu nổi tiếng như McDonald's, Double Stuf và Supreme.
Sự trở lại của Hydrox
Năm 2017, Hydrox đã quay trở lại và một lần nữa tham gia vào cuộc chiến với Oreo. Ở lần này, Hydrox đã hợp tác kinh doanh với sàn thương mại điện tử Amazon. Trước đó vào năm 2015, một công ty có tên là Leaf Brand đã cố gắng đưa thương hiệu bánh Hydrox quay trở lại thị trường, nhưng cách tiếp thị của họ có phần khá tiêu cực.
Quảng cáo
Cụ thể, công ty đã kêu gọi trên trang web của họ rằng “đừng ăn đồ nhái” (tức chỉ Oreo), đồng thời họ cũng nhắc nhở người tiêu dùng nên chú ý hơn đến các thành phần của bánh Hydrox, nhấn mạnh rằng công ty sử dụng đường mía thật, và những nguyên liệu khác có độ nguyên chất và độ sạch cao hơn. Trong khi đó, bánh Oreo chứa siro ngô với hàm lượng fructose cao gây hại sức khoẻ.
Năm 2016, Leaf Brand lại tiếp tục đưa ra tuyên bố khẳng định rằng Hydrox tạo ra nhiều công ăn việc làm cho công dân Mỹ. Trong khi đó, Mondelez International (tập đoàn nắm giữ Nabisco lại sa thải nhân viên ở Mỹ để chuyển quy trình sản xuất sang một nhà máy ở trụ sở Mexico. Khi đó, thậm chí đến Tổng thống Donald Trump cũng đã chỉ trích các nhà sản xuất Oreo vì quyết định này. Nhận thấy cơ hội, Leaf Brand đã nhanh chóng đóng thêm một con tem trên bao bì với dòng chữ “tự hào được sản xuất tại Mỹ”, nằm cạnh bên lá cờ Mỹ.
Chiến lược tiếp thị dường như đã đạt được thành công, khi doanh số bán hàng của Hydrox đã tăng hơn 2.406% trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2017, tích luỹ doanh thu hơn 492.000 USD. Về thực tế, Hydrox vẫn còn cách khá xa để đuối kịp vị trí thống trí của Oreo trên thị trường, nhưng dù sao sự tiến bộ vẫn rất ấn tượng.
Sự cạnh tranh ngày càng nóng lên
Căng thẳng xuất hiện từ cột mốc Leaf Brand đệ đơn kiện Mondelez International vào tháng 8/2018, họ đòi số tiền bồi thường 800 triệu USD để bù đắp cho những tổn thất về doanh thu và danh tiếng. Các cáo buộc cho rằng Mondelez đang tận dụng sức mạnh khổng lồ từ vị thế của họ trong ngành công nghiệp, để đặt các sản phẩm của họ ở những vị trí thuận lợi trong siêu thị, đẩy các sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh sang các vị trí bất lợi hơn.
Quảng cáo
Hydrox đã đăng tải trên trang FB của mình những hình ảnh cho thấy, các sản phẩm của công ty họ nằm khuất sau các kệ trưng bày khác, thậm chí bị xếp chồng sai cách để không thể nhìn thấy thương hiệu sản phẩm.
Đáp lại, Mondelez International đã đưa ra phản hồi kín tiếng thông qua người phát ngôn rằng: “Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ phản ánh nào về sự việc này, nhưng chúng tôi tin rằng lời buộc tội này là không có giá trị. Oreo là một thương hiệu mang tính biểu tượng, với bề dày lịch sử đáng tự hào trong việc cung cấp các sản phẩm có hương vị tuyệt vời đến với người tiêu dùng trong hơn một thế kỷ. Yếu tố quan trọng làm nên thành công này là nhờ những cam kết đầy trung thực đã khiến Oreo được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và trở thành loại bánh được yêu thích nhất nước Mỹ.”
Hương vị của Oreo và Hydrox khác nhau như thế nào?
Một người tiêu dùng đánh giá với Food Crumbles rằng 2 loại bánh "có vị rất khác", trong khi cookie Oreo được mô tả là "đắng hơn một chút" và “ít có vị socola”, thì Hydrox được cho là có nhân ít ngọt hơn và độ giòn hơn. Trong một cuộc so sánh khác, Hydrox được tán thưởng bởi phần nhân kem mịn hơn, ít ngọt và vị tinh tế hơn, còn phần vỏ bánh thì đậm vị cacao hơn. Ngược lại với bánh Oreo thì hương vị có phần nhẹ hơn, vỏ bánh cũng dễ bị vỡ vụn hơn, lớp kem ngọt gắt hơn.
Theo Mashed