Lần đầu tiên phát hiện hạt vi nhựa tồn tại trong phổi người sống

_vphlinh_
6/4/2022 13:5Phản hồi: 20
Lần đầu tiên phát hiện hạt vi nhựa tồn tại trong phổi người sống
Sau khi hạt vi nhựa được phát hiện có trong máu người, thì giờ đây, các nhà khoa học lại tiếp tục phát hiện sự xuất hiện của hạt vi nhựa nằm sâu trong phổi của người sống. Đây là lần đầu tiên mà hạt vi nhựa được phát hiện có trong nội tạng người, có trong hầu hết các mẫu vật được các nhà khoa học thu thập để thực hiện phân tích trong phòng thí nghiệm.

Hồi đầu tháng Ba, các nhà khoa học cũng lần đầu tiên phát hiện hạt vi nhựa tồn tại trong máu người, dấy lên quan ngại liệu các vi nhựa có thể thông qua đường máu mà xâm nhập vào nội tạng người hay không. Anh em có thể xem thêm thông tin tại đây.

Các mẫu vật được các nhà nghiên cứu lấy từ mô phổi của 13 bệnh nhân làm phẫu thuật phổi, và các hạt vi nhựa đã được tìm thấy có trong 11 mẫu, với các loại nhựa phổ biến nhất là polypropylene, (được sử dụng làm bao bì và các ống loại nhựa) và PET (được sử để làm chai lọ).

Trước đó, các nhà khoa học từng thực hiện hai thí nghiệm khác và cũng phát hiện hạt vi nhựa xuất hiện trong mô phổi của người chết, được thu thập trong quá trình khám nghiệm tử thi
  • Một nghiên cứu được thực hiện năm 2021 ở Brazil cho thấy, trong số 20 mô phổi được thu thập từ 20 tử thi khác nhau, các nhà nghiên cứu đã phát hiện hạt vi nhựa có trong 13 mẫu vật, phổ biến nhất là các loại nhựa được dùng để làm túi nilon
  • Một nghiên cứu khác do các nhà khoa học Mỹ thực hiện trên các bệnh nhân ung thư phổi vào năm 1998 cho thấy, họ đã phát hiện nhựa và sợi thực vật (chẳng hạn như sợi bông) có trong hơn 100 mẫu vật được thu thập. Trong các mô bị ung thư, có 97% mẫu vật có chứa sợi thực vật và trong mẫu mô bình thường, có 83% mẫu vật bị nhiễm bẩn

Laura Sadofsky, một nhà nghiên cứu cấp cao thuộc trường y Hull York ở Anh, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết, họ rất ngạc nhiên khi phát hiện hạt vi nhựa tại những khu vực thấp hơn của phổi, bởi đường thở ở những khu vực này vốn nhỏ hơn, và họ nghĩ rằng các hạt vi nhựa với kích thước mà họ phát hiện (có hạt nhỏ đến 0.003mm) đáng lẽ sẽ được lọc ra hoặc bị giữ lại trước khi vào sâu những khu vực này.

Laura cho biết, những dữ liệu này cung cấp một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu về ô nhiễm không khí, cụ thể là về những ảnh hưởng của hạt vi nhựa trong không khí có tác động như thế nào đến sức khỏe con người, cũng như cung cấp thêm những thông tin thực tế cho các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để thực hiện các nghiên cứu tương đương.

Theo Theguardian
20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Con người thời hiện đại đang thích nghi với hóa chất và nhựa, ăn hóa chất mỗi ngày
Thấy giờ hạt vi nhựa xuất hiện ở khắp nơi vậy, trong phổi rồi trong máu.
Có gì đâu, sau này thích nghi thành plasticman hết thôi 😆
Cha tổ sư cái thằng tàu quái ác phát minh da cÁi nhựa này
@Hoang_HaoMinh Ôi vãi, siêu vật liệu của thế kỉ 19 lại do Tàu phát minh ra, quá đỉnh.
Chứng tỏ nhựa có ích cho sức khoẻ nhỉ? Vì thấy tuổi thọ con người ngày càng tăng mà
mới tìm thấy trong máu, rồi giờ lại thấy trong phổi. buồn.
có thể nó nằm trong khẩu trang á
@Nam Air Và có thể nằm trong con mắt nữa
@Nam Air Lớp phủ ngoài khẩu trang chống nước là nhựa mà ?
Nghi là con covid do Tàu chế ra kéo hạt vi nhựa vô =))
Giờ đâu dùng cũng có nhựa cả
Bluecore
ĐẠI BÀNG
3 năm
Giờ sử dụng những vật dụng bằng nhựa nhiều mà.
hung_ly
ĐẠI BÀNG
3 năm
Tôi ăn hóa chất masan chục năm có sao đâu.
Vui vẻ mà sống đi các chế!
Trung bình mỗi người ăn phải khoảng 5g nhựa một tuần, tương đương với một chiếc thẻ tín dụng
Rồi, mà người đấy đã chết chưa?
Có xuất hiện trong phổi rồi, nhưng tác dụng, tác hại như nào thì vẫn còn đang ngâm cứu.
Hmmm hmmm k biết có gây ra tắc nghẽn ghì k nhở?
nguy hiểm thật
Nguy hiểm quá mọi người ạ

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019