LG giới thiệu loạt TV Cinema 3D và Smart TV tại Việt Nam

Didu
19/4/2011 3:45Phản hồi: 103
LG giới thiệu loạt TV Cinema 3D và Smart TV tại Việt Nam

Hôm qua tại khách sạn Melia Hà Nội, LG Electronics (LGE) Việt Nam đã tổ chức lễ giới thiệu sản phẩm mới bao gồm các HDTV Cinema 3DSmart TV dành cho thị trường trong nước. Những HDTV này bao gồm HDTV hiển thị 3D và kết nối mạng Internet, hai trào lưu đang thịnh hành trên thị trường TV hiện nay.


LGE Việt Nam đã giới thiệu tới người tiêu dùng trong nước ba model đầu tiên trong dòng sản phẩm Cinema 3D với các kích cỡ từ 32" cho tới 55". Điểm nổi bật trong dòng Cinema 3D đó là LG đã sử dụng công nghệ 3D thụ động thay vì 3D chủ động cùng với cặp kính 3D phân cực thế hệ mới FPR (Film Patterned Retarder). Công nghệ 3D thụ động của LG cho phép người xem không còn cảm giác bị nháy hình, nhức mắt cũng như chóng mặt...

Bên cạnh đó, cặp kính FPR đi kèm với mỗi TV Cinema 3D sẽ giúp đem lại những trải nghiệm hoàn hảo với HDTV của LG. Kính 3D phân cực mới không sử dụng pin vì thế cho trọng lượng nhẹ hơn, chỉ khoảng 16gram (so với kính 3D thông thường 40gram), cho góc nhìn rộng hơn tới 178 độ, tư thế xem linh hoạt, và không sử dụng sóng nên không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cuối cùng, Cinema 3D mới của LG cũng được tích hợp công nghệ tăng cường sáng 3D Light Boost nhằm đảm bảo hình ảnh 3D được hiển thị với độ sáng cao nhất và khả năng chuyển đổi nội dung từ 2D sang 3D. Đại diện LGE Việt Nam cho biết các model TV Cinema 3D gồm LW6500 (47", 55"); LW5700 (42", 47", 55") và LW4500 (32", 42", 47") sẽ bắt đầu được bán tại Việt Nam từ đầu tuần tới với giá giao đồng từ khoảng 30 triệu đồng tới hơn 50 triệu đồng, tùy từng model và kích cỡ màn hình.

Công nghệ FPR của LG:





Smart TV của LG đi kèm với điều khiển thông minh


Kính 3D phân cực có ưu điểm gọn, nhẹ so với kính thông thường





Quảng cáo


Điều khiển thông minh đi kèm Smart TV




Công nghệ 3D cũ (trái) so với 3D FPR của LG (phải), sáng hơn gần gấp đôi




Đại diện của LGE chụp hình

Quảng cáo





Cinema 3D cũng có thể chuyển đổi nội dung từ 2D sang 3D


103 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cvn
TÍCH CỰC
13 năm
Chờ đợi mòn mỏi mãi, giờ đến lúc ra mục sở thì và bê máy về rồi!

Có bác nào biết cái LW6500 loại 55" giá bán bao nhiêu không?
giá có 48 tr thôi bác à.. đừng thấy nó đắt nha.. vì những gì nó đem lại thì rất là lớn. :running:
Đẹp quá đi thôi, nhất là mấy PG 😃, dễ thương hết chỗ nói 😃
Cả mấy cô PG và Tivi quá đẹp.không có gì để nói
Em có con samsung 55inc c9000 xem 3D khá hay mà ít film 3D quá. Dc cái sắc với nét
zomano
TÍCH CỰC
13 năm
TV đẹp mà cái mảng TV này công nghệ mới toàn do LG áp dụng đầu tiên nhưng cuối cùng lại bị SONY và SAMSUNG cạnh tranh mạnh về thị trường,sao lần này không giới thiệu luôn mấy cái smart phone giống samsung nhỉ
h0tb0y123
TÍCH CỰC
13 năm
thật là tinh tế quá đi mất.............................
kienvunb
TÍCH CỰC
13 năm
TV 3D giờ đắt quá, mà không biết trong tương lai, công nghệ 3d có thay đổi gì không. Lỡ sau này phổ biến 3D công nghệ khác thì toi, không khác gì trường hợp mua đầu HDDVD ngày trước.
langkhach27
ĐẠI BÀNG
13 năm

Cái anh đứng giữa trông tức cười quá 😃
bác hợp ý em vãi.. Nhưng mà ông ấy làm to lắm đấy ^ ^ ... t
Công nghệ 3D thụ động của LG coi sướng thiệt, thoải mái, dễ chịu, không mỏi mắt. So với năm trước rẻ hơn nhiều
tớ định sắm mấy con làm quán cafe bong đá thay máy chiếu . các bác thấy thế nào nhỉ?
ChuotThanh
ĐẠI BÀNG
13 năm
ghiền 3d wa. e đang xai con envy17 3d, mà ko có kính. bác nào bik chổ bán kính cho Hp envy17 chỉ giúp e vs....? Thanks
công nghệ giờ phát triển quá ..........
bucky
ĐẠI BÀNG
13 năm
mình ko hiểu lắm về mấy tv tích hợp internet , mình ko bik là nó có thể truy cập vào tất cả các web hay chỉ là các web dc cái sẵn như facebook, youtube , twitter , ai rành giúp mình với
Tại sao LG áp dụng 3D thụ động mà các hãng khác thì không?

Hãy thử tận mắt đeo kính và xem TV của LG, bạn phải gữ đúng khoảng cách, ngồi thằng trước TV, đầu thẳng và nhìn trực diện vào màn hình. Nếu bạn ngồi góc lệch thì hình 3D sẽ ko rõ và nhập nhằng. (Góc nhìn được quảng cáo là góc nhìn khi xem 2D....!)

Đó là lý do tại sao các cty khác không áp dụng công nghệ này, nhiều báo review cũng bảo SP này của LG DoA (Death on Arrival) rồi.
cvn
TÍCH CỰC
13 năm
Bạn này nhầm nhọt sang trồng trọt rồi! Những hạn chế bạn nêu trên thuộc về 3D chủ động (dùng kính trập). Còn 3D thụ động như dòng LW của LG đã loại bỏ được phiền toái "... ngồi thằng trước TV, đầu thẳng và nhìn trực diện vào màn hình..." mà bạn viết bên trên 😁 Haizzzz
May quá, được giải thích đúng chuyên ngành đang làm việc, hehe, các bạn cần đọc và hiểu lại một số công nghệ 3D. Mình nói qua thế này nhé:

Điểm chung giữa công nghệ 3D chủ động và thụ động: Đều dùng kính (cái này thì ai cũng biết rồi) để tạo hình ảnh 3D.

Điểm khác biệt:
1. Công nghệ 3D thụ động

Dùng kính thụ động (passive glasses). Ưu điểm của kính loại này là không cần nguồn cấp điện cung cấp, giá cực rẻ (cỡ 5đô 1 cái)

Kính thụ động gồm các loại sau:
- Kính phân cực circular polarized: Phải có máy chiếu và filter đặc biệt mới hiển thị được hình 3D khi xem bằng kính này, nên công nghệ này không áp dụng cho 3D TV.
- Kính Anaglyph, một dạng phân cực dựa trên màu sắc (Anaglyph glasses, mỗi bên 1 màu khác nhau, thường là red/cyan)
- Kính phân cực dạng tuyến tính (linear polarized)
Công nghệ này đã có khoảng mấy chục năm trước đây (cỡ 1930), để tạo hình 3D dựa trên phân cực màu sắc. Khi đeo 2 loại trên (đã đc LG, Vizio, v..v... áp dụng): đầu bạn phải giữ ngang đầu (nghiêng nhiều sẽ bị mất hình và lệch màu nhiều), phải giữ khoảng cách hợp lý trước TV thì hình 3D mới rõ, do dựa trên phân cực màu sắc để tạo ảnh 3D nên màu sắc cũng bị sai lệch và giảm độ rực rỡ (lost color information)

Một nhược điểm nữa là panel chỉ được độ phân giải 960x540 là hết, nên tivi to mà ngồi gần thì hình sẽ không sắc nét.

(Các bạn cứ vào show room của LG mà trải nghiệm, hoặc xem phim 3D ở rạp, Vincom chẳng hạn, sẽ thấy phim 3D nào hình cũng có vẻ tối là do kính phân cực màu sắc đó)

- Tại sao nó dở vậy mà các công ty vẫn sản xuất?
+ Giá kính rẻ
+ Giá panel rẻ, tần số quét thấp
+ SX rẻ nhưng bán vẫn đắt để kiếm lời, quảng cáo sai lệch làm cho người dùng như technology83cvn không phân biệt được công nghệ nào tốt nhất.
+ LG còn sản xuất song song TV công nghệ 3D chủ động, đã giới thiệu tại Hàn, nhưng không sx đại trà (đây là giải pháp backup công nghệ). Mặc dù LG chê công nghệ này (hình sọc nhiễu, không đẹp) nhưng vẫn phải sản xuất. Tại sao lại chê? Vì panel của LG hiện tại tần số quét chưa đủ 240Hz để có thể cung cấp hình 3D mà không bị nháy/sọc,...

2. Công nghệ 3D chủ động
- Công nghệ này mới ra đời, chỉ được một số công ty đi tiên phong về Display như Samsung sản xuất.
- Dùng kính chủ động: Kính này có màn chập, đóng mở với tần số cao, để ảnh trái/phải đi vào mắt trái/phải nhịp nhàng, tần số quét của panel lên tới 240Hz.
Nhược điểm của kính này: cần phải sạc, có mạch đồng bộ, màn chập nên rất đắt, cỡ 80$, tuy nhiên bộ phận R&D của Samsung đã phát triển thành công loại nhỏ nhẹ, thời trang và đưa và sx hàng loạt trong năm nay.

Ưu điểm: Hình ảnh panel đạt HD 1080p, tao hình 3D thực và đầy đủ màu sắc.

Tham khảo và dịch nhiều nguồn.
http://en.wikipedia.org/wiki/3D_television
http://3d-tvbuyingguide.com/3dtv/active-vs-passive-glasses.html
Bạn xem lại nhé:

1/. LG sản xuất tivi 3D chủ động hơi bị siêu đó. Model LED LG LX9500 là Full LED Slim 3D vô địch nhé, model LED của SS đắt tiền hơn gấp đôi mà vẫn không chất lượng bằng nhé bạn ( nguồn Cnet ). Tần số quét càng cao thì càng đắt, LG LX9500 đắt nhất nên có tần số quét 400 Hz, LG LX6500 LED 3 D rẻ hơn nên là 200 Hz.

2/. SS mới là lừa gạt người tiêu dùng khi ghi mập mờ " Tần số chuyển động rõ" , thật ra đó là cheat người tiêu dùng. Cnet ghi rõ: SS "tần số quét" chỉ bằng 1/2 " tần số chuyển động rõ" mà SS quảng cáo . Tức là SS ghi khống tần số quét lên gấp đôi, ai không rành là tiêu.

3/. Giới Khoa học Công nghệ đều thừa nhận : giai đoạn 1 : 3D chủ động, giai đoạn 2 cao cấp hơn : 3D thụ động, giai đoạn 3 : 3D không cần kính. Ưu điểm của 3D thụ động hơn hẳn 3D chủ động, lại tốt cho sức khỏe hơn nhiều, coi lâu không bị nhức đầu, mỏi mắt. Độ phân giải của 3D thụ động cũng là 1080i, chỉ thua 1 chút 1080p. Trong tương lai 3D thụ động sẽ đạt độ phân giải 1080p và trở thành chuẩn chung cho tivi 3D vì chất lượng 3D thụ động tốt hơn hẳn 3D chủ động, mà lại an toàn cho sức khỏe.
Sẽ sớm bình dân hóa thôi, chờ thêm mấy năm nữa.

---------- Post added at 03:05 AM ---------- Previous post was at 03:04 AM ----------

Thế phát kính cho khách cũng mệt phết đấy. ^^
wave30z2
TÍCH CỰC
13 năm
Dàn người mẫu LG trông thích mắt quá
Vào được nhiều web khác nhau vì nó có browser mà bạn.

Bạn nói sai rồi, mấy cái đó là khuyết điểm của 3D chủ động, còn 3D thụ động thì không bị như vậy. Đó là lý do vì sao nên mua 3D thụ động do LG, Toshiba, Vizio,... sản xuất.
cvn
TÍCH CỰC
13 năm
Cảm ơn bạn E398BK, mình cũng có đọc một ít thông tin về 2 loại 3D thụ động và chủ động và bài viết của bạn cung cấp thêm cho mình một nguôn thông tin.

Tuy nhiên, mình vẫn chưa quyết định mua loại nào ngay vì vẫn đang chờ LG thụ động lên kệ ở VN để có thể ra xem tận mắt, tự mình so sánh xem loại nào hợp mắt mình nhất.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019