7 năm về trước vợ anh mình không biết là mang thai và đã chụp X-Quang khi mang bầu được 4 tuần tuổi, hỏi bác sĩ nào cũng khuyên bỏ, nhưng trước khi có quyết định gì thì trước hết anh tìm hiểu và mình giúp anh. Sau đây là câu chuyện với hơn 100 trường hợp thực tế mà các bé sinh ra hoàn toàn khoẻ mạnh.
Quan điểm thông thường
Từ nhỏ đến lớn và với tất cả những người chưa từng gặp phải câu chuyện này, chúng ta đều cho rằng, chụp X-Quang khi mang thai tỉ lệ gây đột biến, dị dạng cho thai nhi sẽ cao, nhiều người cho rằng gần như chắc chắn sẽ gây dị dạng.
Mình và vợ chồng anh đến bệnh viện PSHN khám, bác sĩ không trực tiếp nói gì, nhưng bác sĩ nói rằng: “Trong các nghiên cứu, chỉ khi nào người ta muốn gây đột biến thì mới chiếu X-Quang, vợ chồng nên suy nghĩ”.
Bác sĩ thứ hai ở một phòng khám tư thì nói nên bỏ, bác sĩ thứ 3 cũng vậy. Tuy nhiên, nếu bạn đọc các bài viết khoa học ở một số trang uy tín như các trang của Vinmec, chẳng hạn như bài viết Ảnh hưởng của Tia X đến thai nhi thì sẽ thấy rằng, nếu có điều gì đó xảy ra, nguy cơ là rất rất thấp.
Quan điểm thông thường
Từ nhỏ đến lớn và với tất cả những người chưa từng gặp phải câu chuyện này, chúng ta đều cho rằng, chụp X-Quang khi mang thai tỉ lệ gây đột biến, dị dạng cho thai nhi sẽ cao, nhiều người cho rằng gần như chắc chắn sẽ gây dị dạng.
Mình và vợ chồng anh đến bệnh viện PSHN khám, bác sĩ không trực tiếp nói gì, nhưng bác sĩ nói rằng: “Trong các nghiên cứu, chỉ khi nào người ta muốn gây đột biến thì mới chiếu X-Quang, vợ chồng nên suy nghĩ”.
Bác sĩ thứ hai ở một phòng khám tư thì nói nên bỏ, bác sĩ thứ 3 cũng vậy. Tuy nhiên, nếu bạn đọc các bài viết khoa học ở một số trang uy tín như các trang của Vinmec, chẳng hạn như bài viết Ảnh hưởng của Tia X đến thai nhi thì sẽ thấy rằng, nếu có điều gì đó xảy ra, nguy cơ là rất rất thấp.
Chẳng hạn, bài viết học thuật của Vinmec chỉ ra rằng: “Thai nhi từ 2 đến 8 tuần: với liều chụp chẩn đoán, tia X không có khả năng gây ra dị tật, sảy thai hoặc khiến thai nhi chậm phát triển, ngoại trừ trường hợp liều trên 200 millisievert tương đương với 2000 lần chụp tim phổi”.
Anh và mình còn cẩn thận tham khảo thông tin từ tiếng Anh & nhận thấy, không có tài liệu uy tín nào cho rằng, hàm lượng xạ của tia X y khoa đủ gây ảnh hưởng bất kì nào đến thai nhi.
Là một ngừơi cùng vợ chồng anh, chị đi khắp nơi, sau đó cũng nhận rất nhiều cuộc gọi từ những trường hợp giống anh chị mình khác, thì mình nhận thấy rằng. Rất nhiều bác sĩ sản khoa đều cho rằng, tia X có nguy cơ rất rõ ràng đến thai nhi. Như vậy, có thể nói là quan điểm này vẫn vô cùng phổ biến, ngay cả đối với các bác sĩ.
Mình đã xác minh các trường hợp thực tế
Mình thích tìm kiếm thông tin, trước tiên mình giúp anh search tất cả các diễn đàn có thể có các topic về việc chụp X-Quang khi mang thai, trong đó tìm ra rất nhiều trường hợp ở webtretho.
Sau đó, mình tìm số điện thoại của từng người bằng cách search qua username của họ, tìm Properties thông qua từng bức ảnh mà họ tải lên để tìm Photobucket (Hồi đó Photobucket, Flickr vẫn còn khá phổ biến), suy luận ra cách họ đặt username của diễn đàn, username của Yahoo và Google để inbox, gửi mail.
Trong 40 trường hợp phản hồi về việc họ giữ lại em bé, 1 chị bị xảy thai khi 3 tháng tuổi (nhưng chị nói không chắc do ảnh hưởng bởi điều gì, vì hồi đó chị ốm nhiều, mệt mỏi, tinh thần cũng bất ổn - sau này chị đã lại có bé, khoẻ mạnh), còn lại tất cả trường hợp đều không sao. Thời điểm đó, có bé sinh ra được 3 tuổi, có bé được 6 tuổi. Đấy là dữ liệu quý giá cho anh, chị mình.
Quảng cáo
Tiếp đó, mình và anh hỏi thêm các bác sĩ về tia X-Quang và quan điểm của các bác sĩ (kỹ thuật viên về tia X) mà tụi mình tiếp xúc đều ủng hộ việc nên giữ bé.
Tất cả các bác sĩ X-quang mình gặp (trong đó có cả kĩ thuật viên chụp cho chị mình) đều cho rằng, ko có cơ sở nói tia x y khoa gây ảnh hưởng đến thai nhi. Hơn nữa, khi chụp, tia x phóng ra theo chùm thẳng & khó phóng qua vị trí thai nhi ở tử cung, nếu có phóng trúng vị trí này thì thường là khi nó chạm vào các bức tường chì và va đập lại, lúc này thì hàm lượng xạ lại giảm - có nghĩa là nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi tiếp tục giảm (nhấn mạnh lại, theo thông số bình thường, tia x y khoa chỉ có thể gây ảnh hưởng với xấp xỉ 2.000 - 5.000 lần chụp).
Sau khi sinh bé ra bình thường, 3 năm sau anh kể lại câu chuyện đó tại các topic mà anh mình đã từng tham khảo thông tin, đồng thời để lại số điện thoại thì nhiều người đã gọi. Anh cũng tạo 1 group FB, giờ thì Group đó đã có 170 người (bố và mẹ), thêm gần 100 bé đã được ra đời và rất may mắn là không có bé nào làm sao.
Đây là hai bé sinh đôi hoàn toàn khoẻ mạnh được ra đời, mẹ của bé lỡ chụp X-quang khi mang thai
Mình nhấn mạnh rằng, tuy viết ra câu chuyện này nhưng quan điểm của các bác sĩ vẫn là quan điểm mà bạn nên lắng nghe, chỉ có điều hãy tham khảo từ những người giỏi chuyên môn nhất và đưa ra quyết định - nếu bạn có cùng trường hợp như vậy.
Quảng cáo
Gần đây, forum trước đây anh mình thông tin cho mọi người đã mất khả dụng, nên những người muốn tìm hiểu các trường hợp thực tế có thể không tìm được. Ngoài ra, các hồ sơ y khoa là mật nên họ cũng không thể tham khảo thông tin về các trường hợp thật từ các bệnh viện. Do đó, mình chia sẻ về việc này tại Tinh Tế, hi vọng, nó sẽ có ích cho nhiều người đang gặp phải trường hợp tương tự.
Nếu bạn trong trường hợp này, hãy inbox mình và mình sẽ gửi thông tin cho các bạn, hoặc các bạn tự search Group FB: Chụp X-quang khi mang thai - Khoa học và thực tế, mình không chia sẻ link Group tại đây vì nó vốn không dành cho mọi người join vì tò mò. Ảnh cover sử dụng hình minh hoạ - tránh ảnh hưởng các bé, ảnh 2 bé sinh đôi trong bài mẹ bé tải lên thì mình đã sửa lại để nó riêng tư hơn. Trong group mà anh mình tạo, rất nhiều bố mẹ đã chia sẻ ảnh của các bé lên, xinh đẹp và đáng yêu. Đó là niềm vui rất lớn.
Nếu bạn đã từng biết các trường hợp tương tự, vui lòng chia sẻ thêm thông tin để mọi người cùng hiểu hơn về vấn đề này nhé.