Học viện nghiên cứu kỹ thuật hóa học Hàn Quốc cho biết đã phát triển thành công 1 lớp phủ bảo vệ mới dành cho ô tô. Điểm đáng chú ý của sản phẩm này đó là khả năng tự lành, giúp các vết xước trên xe của bạn sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng 30 phút. Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí ACS Applied Polymer Materials vào hồi tháng 5/2022.
Các vật liệu giúp chống trầy xước đã được nghiên cứu trong nhiều năm, nhưng có những trở ngại rất lớn để đưa chúng ra thị trường. Có thứ có khả năng tự phục hồi các vết xước thì lại không bền, trong khi những vật liệu có độ bền hơn thì lại cứng quá, làm giảm khả năng tự phục hồi khi có lực tác động đủ mạnh để tạo nên vết xước.
Vật liệu mới được cho là có sự tổng hòa của các công nghệ trước đây. Các nhà khoa học dùng lớp nhựa nhân tạo phủ lên 1 mạng polymer làm từ acryl polyol, sau đó nhuộm quang nhiệt lên trên bề mặt. Chính lớp nhuộm này sẽ hấp thụ ánh sáng hồng ngoại từ mặt trời và chuyển hóa thành năng lượng nhiệt. Các kết nối hóa học giữa cấu trúc polymer sẽ phản ứng với nhiệt, phân rã rồi tự kết hợp lại, dần dần phục hồi các cấu trúc polymer bị tổn hại (ở đây là các vết xước) cho đến khi nó trở lại hiện trạng ban đầu.
Nhóm nghiên cứu cho biết cũng chính vì vật liệu phản ứng lại với nhiệt độ nên càng để nóng thì tốc độ phục hồi càng nhanh. Họ ví dụ như việc đỗ xe giữa trời nắng gắt khoảng 30 phút sẽ giúp hồi phục bề mặt hoàn toàn, xe của chúng ta sẽ lại như mới. Ứng dụng của vật liệu này dự kiến sẽ không dừng ở việc ngành công nghiệp ô tô mà còn hữu dụng với các ngành công nghệp khác.
Tham khảo EurekAlert!
Các vật liệu giúp chống trầy xước đã được nghiên cứu trong nhiều năm, nhưng có những trở ngại rất lớn để đưa chúng ra thị trường. Có thứ có khả năng tự phục hồi các vết xước thì lại không bền, trong khi những vật liệu có độ bền hơn thì lại cứng quá, làm giảm khả năng tự phục hồi khi có lực tác động đủ mạnh để tạo nên vết xước.
Vật liệu mới được cho là có sự tổng hòa của các công nghệ trước đây. Các nhà khoa học dùng lớp nhựa nhân tạo phủ lên 1 mạng polymer làm từ acryl polyol, sau đó nhuộm quang nhiệt lên trên bề mặt. Chính lớp nhuộm này sẽ hấp thụ ánh sáng hồng ngoại từ mặt trời và chuyển hóa thành năng lượng nhiệt. Các kết nối hóa học giữa cấu trúc polymer sẽ phản ứng với nhiệt, phân rã rồi tự kết hợp lại, dần dần phục hồi các cấu trúc polymer bị tổn hại (ở đây là các vết xước) cho đến khi nó trở lại hiện trạng ban đầu.
Nhóm nghiên cứu cho biết cũng chính vì vật liệu phản ứng lại với nhiệt độ nên càng để nóng thì tốc độ phục hồi càng nhanh. Họ ví dụ như việc đỗ xe giữa trời nắng gắt khoảng 30 phút sẽ giúp hồi phục bề mặt hoàn toàn, xe của chúng ta sẽ lại như mới. Ứng dụng của vật liệu này dự kiến sẽ không dừng ở việc ngành công nghiệp ô tô mà còn hữu dụng với các ngành công nghệp khác.
Tham khảo EurekAlert!