Tình trạng lây nhiễm trong bệnh viện là một hiểm họa sức khỏe lớn và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của các phương pháp phòng bệnh tích hợp những công nghệ như đèn xanh diệt khuẩn hay hạt nano Selenium. Một trong những phát kiến mới nhất trong lĩnh vực này là lớp phủ chống vi trùng bề mặt kích hoạt bằng ánh sáng được làm từ silicon, thuốc nhuộm và vàng.
Được phát triển tại đại học London, lớp phủ tích hợp các chất nhuộm xanh methylene, tinh thể tím và hạt nano vàng. Khi thuốc nhuộm được phơi dưới anh sáng, các electron trong thuốc bị kích thích, tạo ra các gốc oxy phản ứng cao giúp phá hủy vách tế bào của vi khuẩn.
Để tạo nên vật liệu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một dung môi hữu cơ để làm nở silicon, qua đó cho phép thuốc nhuộm xanh methylene và vàng được khuếch tán vào trong. Tấm silicon chứa thuốc nhuộm và hạt vàng sau đó được dìm trong một bể pha lê tím để gắn kết một lớp thuốc nhuộm vào bề mặt vật liệu phủ.
Trong các thí nghiệm, lớp phủ đã cho thấy khả năng ngăn ngừa hầu hết các vi khuẩn tiềm năng tại bề mặt được phủ khi được phơi dưới ánh sáng đèn huỳnh quang. Lớp phủ đã tiêu diệt tất cả các vi khuẩn đặt trên bề mặt trong vòng từ 3 đến 6 giờ.
Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là lớp phủ vẫn tiếp tục phát huy khả năng tiêu diệt vi khuẩn mặt dù được để trong bóng tôi nhưng thời gian sẽ kéo dài hơn, đến 18 giờ. Đây cũng là lần đầu tiên một chất chống vi khuẩn kích hoạt bằng ánh sáng cho thấy hiệu năng tốt như vậy mặc dù không cần dùng đến ánh sáng. Những gì xảy ra bên trong lớp phủ vẫn cần thời gian để tìm hiểu thêm.
Thêm vào đó, lớp phủ được cho là không quá đắt để sản xuất hàng loại và vẫn bám dính trên bề mặt khi được lau chùi. Sản phẩm của đại học London có thể được dùng trên nhiều bề mặt từ thiết bị y tế đến tay nắm cửa, bàn phím hoặc các vật thể được tiếp xúc thường xuyên tại bệnh viện.
Theo: Đại học London