Lý thuyết: Cùng tầm giá Mac Studio nhưng thích chơi với đội Windows, ráp được case cấu hình thế nào?

P.W
8/4/2022 10:51Phản hồi: 102
Lý thuyết: Cùng tầm giá Mac Studio nhưng thích chơi với đội Windows, ráp được case cấu hình thế nào?
Ở mức giá 4 ngàn Đô cho phiên bản trang bị chip Apple Silicon M1 Ultra, chiếc máy nhỏ xinh Mac Studio về cơ bản là một con quái vật đúng nghĩa xét đến hiệu năng xử lý những tác vụ chuyên nghiệp, dành cho giới nghệ sĩ, content creator và những người làm trong ngành công nghiệp sáng tạo.

Đến đây, một điều kỳ khôi bắt đầu dần trở nên thành hình. Con chip M1 Ultra với đầy những nhân xử lý chuyên dụng, mỗi mảnh bên trong con chip, với những transistor nằm san sát được tạo ra để thực hiện "hoàn hảo" một công việc duy nhất, xử lý những tác vụ sáng tạo. Còn trong khi đó, thế giới chip xử lý kiến trúc x86 thì vẫn dần được cải tiến qua từng năm, để phục vụ “tốt” mọi nhu cầu điện toán của con người, dù đó là công việc hay giải trí.

[​IMG]

Ấy vậy nên, luôn có một cộng đồng người dùng chuyên nghiệp coi việc bỏ 3.999 USD mua chiếc Mac Studio không phải một khoản đầu tư hợp lý, đặc biệt là khi ban ngày, họ làm hết sức, và đến tối họ chơi hết mình, tất cả cùng trên một dàn máy tính đắt tiền đã đầu tư để phục vụ công việc. Và với nhu cầu đó, Windows, và những con chip xử lý x86 vẫn là một lựa chọn hoàn hảo, chí ít là ở thời điểm hiện tại. Vui một chút, bài viết này xin phép gửi tặng cho hai người bạn đồng nghiệp bên Tinhte Media, những người bạn đang định dựng case máy tính để làm việc và… chơi điện tử.

Vậy, ở tầm giá 3.999 USD, tức là 91,5 triệu Đồng, anh em sẽ ráp được bộ case máy tính như thế nào?


Những yêu cầu cơ bản của dàn máy


Cứ tưởng ở con số 90 triệu Đồng, anh em có thể dựng một dàn máy làm được mọi thứ, với những phần cứng mạnh nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên điều này không đúng. Chỉ riêng chiếc RTX 3090 Ti vừa mới ra mắt thời gian gần đây cũng đã có mức giá lên tới gần 70 triệu Đồng rồi, và con số đó khiến việc chọn những phần cứng khác trở nên vô cùng khó khăn. Trừ tiếp giá một con chip Core i9-12900K là 15 triệu Đồng, anh em chỉ còn vỏn vẹn… hơn 5 triệu để nhặt nhạnh mainboard, RAM, SSD, nguồn máy tính, vỏ case và tản nhiệt CPU.

Tinhte_Mac2.jpg

Vì thế yêu cầu đơn giản là chọn phần cứng mạnh nhất trong khả năng, nhưng không gây ra nghẽn cổ chai khi hiệu năng những phần cứng đó không tương xứng với nhau. Quan trọng hơn, ít nhất hệ thống PC cài Windows phải có thông số kỹ thuật gần giống với bản Mac Studio trang bị M1 Ultra rẻ nhất: 64GB RAM, SSD 1TB, v.v…

Lựa chọn ATX


Lợi thế quan trọng nhất khi kiếm đồ ATX chính là mức giá, và anh em về cơ bản sẽ không phải lo nghĩ đến chuyện món nào vừa, món nào không vừa vỏ case. Cùng lắm thì thỉnh thoảng sẽ có chuyện anh em có tiền xúc một bộ tản nước AIO với kích thước lớn quá, ví dụ như bộ Corsair H170i Elite với ba quạt kích thước 140mm, còn hầu hết vỏ case hiện giờ đều chỉ hỗ trợ lắp tản AIO tối đa 3 quạt 120mm chẳng hạn.

Tinhte_PC3.jpg

Cấu hình PC với mức giá “tương đồng” với Mac Studio nó trông như thế này:

  • CPU: Intel Core i9-12900K - 15.800.000 VNĐ
  • Mainboard: Gigabyte Z690 Aorus Elite DDR4 - 6.850.000 VNĐ
  • RAM: Corsair Vengeance RGB RS Black 2x32GB 3200MHz Cas 16 - 7.990.000 VNĐ
  • Card đồ họa: MSI GeForce RTX 3090 Gaming X - 46.690.000 VNĐ
  • SSD: 1TB Samsung 980 Pro PCIe Gen 4 NVMe - 4.350.000 VNĐ
  • Nguồn: Corsair RM1000X 80 Plus Gold - 4.450.000 VNĐ
  • Tản nhiệt CPU: Corsair H150i Elite Capellix - 4.499.000 VNĐ
  • Thùng máy: Corsair 5000D Airflow - 2.990.000 VNĐ
  • Tổng cộng: 93.619.000 VNĐ

Quảng cáo


Có vài vấn đề với hệ thống này. Thứ nhất là để đảm bảo dàn PC nằm trong tầm giá, không quá cao so với chiếc Mac Studio, nhưng vẫn đủ 64GB bộ nhớ RAM, thì lựa chọn duy nhất chỉ có thể là mainboard và RAM DDR4. Dù những bộ RAM DDR4 cao cấp giờ có độ trễ rất thấp so với DDR5, nhưng xét về cơ bản, vẫn có một khoảng cách có thể quan sát được về mặt hiệu năng giữa hai công nghệ bộ nhớ trong máy tính để bàn. Hiệu năng làm việc và chơi game từ đó cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tinhte_PC4.jpg

Từ đó, chọn xong bộ RAM phù hợp với dàn máy, chúng ta mới chọn sang được bo mạch chủ. Z690 Aorus Elite DDR4 về bản chất là một trong những mainboard ổn nhất phục vụ nhu cầu ép xung với hệ thống VRM đủ khỏe để chiều được nhu cầu của những con chip khủng nhất thế hệ Alder Lake. Và kế đến, không có lý do gì chúng ta lại không chọn chiếc card đồ họa mà chính Apple đã dùng để so sánh khi giới thiệu Mac Studio chạy chip M1 Ultra cả.

Và cuối cùng, ở tầm Core i9, thiết nghĩ chúng ta có hai lựa chọn tản nhiệt phù hợp nhất để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định và mát mẻ. Một là Noctua NH-D15 với hai chiếc quạt khổng lồ, và hai là một bộ tản AIO với radiator 360mm, ghép ba chiếc quạt tản nhiệt 120mm lại với nhau, mới đủ diện tích xử lý luồng nhiệt mà con chip của Intel tạo ra.

Tinhte_PC5.png

Như đã nói ở đầu bài viết, M1 Ultra được tạo ra để làm một việc một cách hoàn hảo, còn bộ đôi CPU và GPU trong dàn máy ở trên được tạo ra để làm mọi việc một cách xuất sắc. Hãy tạm thời bỏ qua hai vấn đề cơ bản. Đầu tiên là những con số benchmark khô khan, hiếm khi có giá trị ngoài đời thực khi chúng ta chơi game hoặc dựng phim làm clip, xử lý ảnh hay làm đồ họa. Và thứ hai là điện năng tiêu thụ. Như mình đã từng nói khi Mac Studio ra mắt, việc Apple so sánh điện năng tiêu thụ của một hệ thống máy tính để bàn với dàn máy ăn điện như uống nước với Core i9 và RTX 3090 là một phép so sánh không có mấy giá trị thực tế. Đối với laptop, chip ăn ít điện hơn thì thời lượng pin cao hơn, đó là lợi thế rõ ràng. Còn với desktop thì không mấy ai quan tâm đến chuyện đó, cứ cắm vào ổ điện là xong hết.

Quảng cáo


Tinhte_PC6.jpg

Cùng với đó, những thử nghiệm thực tế cũng cho thấy, API Metal với 48 nhân GPU kiến trúc ARM trên M1 Ultra vẫn có sự hụt hơi so với những nhân CUDA trên GPU của Nvidia. Trong sử dụng thực tế, có lẽ những tác vụ sử dụng sức mạnh của CPU như xử lý ảnh, lập trình, và những tác vụ liên quan tới encode video clip 4K hoặc 8K chuẩn H.264 là những thứ Mac Studio làm nhanh hơn cả những dàn PC tiêu dùng mạnh nhất hiện giờ, nhờ sự hiện diện của Media Engine trong con chip.

Điều đó thực sự cũng khiến mình đưa ra một thắc mắc, đó là nếu con chip M1 Ultra có khả năng kéo xung nhịp theo mức công suất điện như máy tính x86 tiêu thụ, thì nó sẽ còn khỏe tới mức nào? Có lẽ điều đó chỉ cần chờ đến khi Mac Pro ra mắt là sẽ biết?

Giải pháp ITX


Một lý do Mac Studio thu hút được sự quan tâm đó là nó tạo ra hiệu năng ấn tượng trong một thiết kế chỉ dày có gấp 3 lần chiếc Mac mini nhỏ xinh anh em đang dùng lướt Facebook và làm tác vụ văn phòng hàng ngày. Điều đó dẫn đến một thử thách nữa, khiến bài viết chưa thể kết thúc, đó là dựng một dàn PC small form factor ở tầm giá tương tự, nhưng hiệu năng không cách quá xa so với Mac Studio.

Tinhte_PC7.png

Đấy là còn chưa kể những thử thách mà anh em chơi SFF PC phải đối mặt mỗi lần chơi case mới: Kích thước phần cứng, tản nhiệt cho CPU, v.v… Trong trường hợp này, mình sẽ chọn chiếc CoolerMaster Masterbox NR200P vì khả năng trang bị card đồ họa 3 slot, nhưng cùng lúc vẫn cho phép trang bị cả tản nhiệt nước AIO với radiator kích thước 240mm nữa.

Cấu hình PC ITX cùng tầm giá với Mac Studio:

  • CPU: Intel Core i9-12900K - 15.800.000 VNĐ
  • Mainboard: Gigabyte Z690I Aorus Ultra DDR4 - 7.700.000 VNĐ
  • RAM: Corsair Vengeance RGB RS Black 2x32GB 3200MHz Cas 16 - 7.990.000 VNĐ
  • Card đồ họa: MSI GeForce RTX 3090 Ventus 3X - 45.690.000 VNĐ
  • SSD: 1TB Samsung 980 Pro PCIe Gen 4 NVMe - 4.350.000 VNĐ
  • Nguồn: FSP Dagger Pro 850W 80 Plus Gold SFX - 3.390.000 VNĐ
  • Tản nhiệt CPU: NZXT Kraken X53 - 3.490.000 VNĐ
  • Thùng máy: CoolerMaster Masterbox NR200P - 1.899.000 VNĐ
  • Tổng cộng: 90.309.000 VNĐ

Tại sao lại không chọn dàn tản nước AIO đẹp hơn? Thực tế thì hầu hết những đơn vị mua bản quyền thiết kế tản nước, bao gồm cold plate và radiator của Asetek Đan Mạch (NZXT, Corsair, Asus, v.v…) đều tạo ra những sản phẩm với khả năng tản nhiệt tương đồng với nhau. Có những bộ tản dù cũng là 240mm nhưng lại đắt hơn đơn giản vì waterblock của chúng được trang bị những màn hình hoặc đèn RGB cao cấp, chứ đắt hơn hiệu năng tản nhiệt không mấy khi thay đổi.

Cũng có những bộ case nhỏ gọn xinh xắn hơn, nhưng NR200P là lựa chọn “dễ” nhất vì nó hỗ trợ những card đồ họa với chiều dài tối đa 325mm. Chiếc RTX 3090 Ventus 3X của chúng ta có kích thước chiều dài 305mm, lắp vừa in. Cùng với đó, waterblock của Kraken X53 có độ dày 30mm, vừa khít yêu cầu của vỏ case từ CoolerMaster. Ấy mới thấy, chơi SFF PC khổ lắm, không phải cứ có tiền mua đồ xịn là lắp được vừa thùng máy.

Tinhte_PC8.jpg

Một vấn đề khác với giải pháp SFF PC kể trên đó là với dàn tản nước radiator 240mm của Kraken X53, Core i9-12900K sẽ khó vận hành được ở khả năng tối đa mà vẫn mát lạnh như khi trang bị AIO 360mm. Đấy cũng là chuyện thường tình thôi, diện tích tản nhiệt càng lớn thì khả năng làm mát cho hệ thống càng tốt. Dù vậy, so với kích thước của Mac Studio, cỗ máy “lý thuyết” chúng ta vừa ráp vẫn rất cồng kềnh và nặng nề.

Một giải pháp khác làm mát cho hệ thống này là sử dụng hai slot quạt 120mm trên nóc thùng máy để hút gió vào bên trong, còn CPU sẽ dùng Noctua NH-D15, vẫn vừa và vẫn đủ sức làm mát cho con chip vừa nóng vừa ngốn điện đến từ đội Intel.
102 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nếu là mình thì mình vẫn sẽ chon Mac Studios.
Lý thiết thì là vậy nhưng thực tế thì cắm mặt vào máy tính cả ngày rồi mình không muốn lại tiếp tục ngồi trên ghế để chơi game cho phần còn lại của cuộc đời đâu. Nên chiếc máy phù hợp để phục vụ công việc của mình rồi tiền để đi chơi nó hợp lý hơn. Hoặc không thì mua thêm con PS5 nằm ra sofa chơi game cho sướng.
@HaoTran20 Gõ nhầm. Sr mng😆)
@cuderth Sr gõ nhầm, haha
@bhuubao Mình sẽ lun chọn mac studio vì nó phục vụ công việc của mình tốt hơn. Còn lại sắm thêm dàn pc hoặc rẻ hơn là ps5
Mình đội Win .trừ khi máu quá mua về lấy le với bà con mới mua 😅
@mualarung01 dăm 3 cái corel dùng dao mổ trâu giết kiến à bạn
Cười vô mặt
@Bão Xì Phố Chắc không, thị phần 5% chắc dùng hết . Mấy ông tối ngày mac chuyên cho dân sáng tọa, đồ họa. Chắc card đồ họa bên win cho chơi game không nhỉ.
@mualarung01 Corel bên Mac support ko tốt nhé bạn. Bạn thạo Corel nên dùng Windows. Nếu vẽ ngon nhất bên Mac Os thì bạn nên dùng illustrator. Vẽ ngon và nhiều hiệu ứng, cá nhân mình càm thấy vẽ bằng illustrator ngon hơn Corel
@smoc123 Công việc đang dùng corel rất phù hợp, giờ học lại illustrator mất thời gian lắm, có tuổi rồi cũng ngại học mấy thứ đó
Mình thích máy mac nhưng lại thích chạy win.
Chứ lm việc mà ko dc chơi game dù con máy mạnh thì ...
Nếu là mình thì mình vẫn sẽ chon Win PC.
Thực tế thì cắm mặt vào máy tính cả ngày rồi nhưng mình vẫn muốn tiếp tục ngồi trên ghế để chơi game cho phần còn lại của cuộc đời. Nên chiếc máy phù hợp để phục vụ công việc và chơi game của mình nó hợp lý hơn. Dư tiền thì đi chơi. Hoặc không thì mua thêm con PS5 nằm ra sofa chơi game cho sướng, nhưng chơi MOBA không được.
@bhuubao Haha đùa với ông chút chứ nếu như build một máy mà chơi với làm được thì không hơn hay sao :p Cái MOBA là tui đang nói PS5 mà. Tui chơi DotA trên Macbook Pro rồi, giựt tung chảo. Nói chung trải nghiệm không tốt lắm. Có thể do máy cài nhiều tool quá.
@voldemot Tui thấy ông mới là người cần động não vì khả năng đọc hiểu của ông kém quá.
@Nghi NguyenViet Ai đọc cũng hiểu giống t thì là do ông viết hay tại t đọc ? Mac m1 chơi dc moba rồi thêm ps5 chơi game aaa nữa là dc , muốn troll ông trên bị vặn lại còn dài giọng 😒
xuankage
TÍCH CỰC
3 năm
@voldemot do khả năng đọc hiểu của các bạn có vấn đề thôi 😃 hơn nữa "chơi được" không có nghĩa là nên chơi, hiểu không em nhỏ 😃 ifan cay cú quá nên lú cả não rồi còn ăn nói bố láo nữa là không nên nha em nhỏ
nHưnG mAc sTudiO tIết kIệM đIệN hƠn 🐧🐧🐧
@ntroppld ra đường đua F1 mà so xe nào tiết kiệm nhiên liệu hơn đi bạn!!!
Cười vô mặt
Nếu bạn là dân đồ họa chuyên nghiệp ( làm về VFX nha ), Mac chưa bao giờ trong suy nghĩ luôn. Vì MAC quá tù túng phần mềm và hiệu năng tối ưu so với Win và Linux.
@maxman2204 ghê, chuyên nghiệp luôn! chắc mac pro, imac bán cho dân thích đú mua về lấy le
novavn
CAO CẤP
3 năm
@maxman2204 Chuẩn, trong giới chuyên nghiệp thì Mac chưa bao giờ là đủ.
xuankage
TÍCH CỰC
3 năm
@QuanLyNhaNghi ifan đọc hiểu kém quá 😃 lại còn thích đóng vai nạn nhân
@xuankage Thì có gì đuối lý lấy cớ tiết kiệm điện ra đỡ
@QuanLyNhaNghi Đúng mà, dân dùng Mac lấy le là chính.
Cái vấn đề ở đây là không thể lắp được 1 con máy nhỏ gọn và hiệu năng như vậy với cùng giá tiền . Có thể apple hơi quá trong phần hiệu năng thực tế nhưng cũng phải nói là Out Trình với M1 Ultra với phần còn lại
@Nguyễn Anh Sĩ Apple biết cách tạo lợi thế để người dùng không thể so sánh máy mac với pc một cách trực diện, như vậy họ mới có cơ sở định giá cao. Nếu từ góc nhìn của người dùng pc, mac gọn hơn nhưng không thể nâng cấp, khó sửa chữa, và hoàn toàn không phù hợp chơi game, chưa kể hiệu năng đồ họa cũng thua.
@Nguyễn Anh Sĩ có hiểu thế nào là out trình ko? Mà cũng có đọc hết bài viết ko vậy?
@VNPT001 K hiểu ? Giải thích cho hiểu với
@Nguyễn Anh Sĩ Mình đồng ý với bạn, vô địch về hiệu suất + tản nhiệt + năng lượng / kích thước
thậm chí xét về GPU còn rẻ hơn
Máy mac dùng cho vẽ corel có ngon hơn máy win ko các bác, cái này e ko rành lắm, bác nào chuyên giải thích giúp em với
@mualarung01 như nhau , nhưng tool đa số là win . xài mac thì mua con imac dc cái màu đẹp nhưng hay bị hết dung lượng đầu tư cái hdd ssd rời
@mualarung01 Chuyển sang vẽ bằng illustrator đi bạn
@smoc123 Ko quen, có tuổi cũng ngại thay đổi, giờ học lại mất thời gian, mà công việc đang dùng corel rất phù hợp
@mualarung01 E cũng gần ngoại tứ tuần rồi. Vẫn chuyển sang illustrator đc mà a. Lên youtube học vài bài cơ bản là đc ạ
Những phim bom tấn của Hollywood họ render trên hệ thống nào nhỉ?
@DieuMyNguyen Mình cũng vừa mới tìm hiểu thử thì họ xử lý rất nhiều công đoạn và có sự tham gia của cả siêu máy tính được xây dựng riêng nhằm phục vụ cho việc xử lý chuyên biệt này.
@caocao_203 họ đưa ra render farm (hệ thống các máy chủ với rất nhiều CPU/GPU/RAM) chuyên dụng để render, còn dựng hình trong quá trình thiết kế thì tùy studio. Nhưng xem mấy video hậu trường của các studio VFX lớn thì Windows hoặc Linux vẫn chiếm phần lớn, chắc là vì khả năng tương thích với phần mềm/plug-in có sẵn tốt hơn.
CpT
TÍCH CỰC
3 năm
@caocao_203 Đa số (studio lớn) HP Blade chạy headless Linux bạn ơi. Phần còn lại (studio nhỏ) thì ko rõ máy gì vì là instances của AWS.
@caocao_203 một số hãng như pixar hay disney họ có dàn siêu máy tính riêng để render, còn hãng nhỏ hơn chắc là thuê siêu máy tính cho chạy. mà có khi render họ có bộ engine và tool render riêng nhằm đảm bảo sản phẩm của họ có tính độc nhất.
CpT
TÍCH CỰC
3 năm
Nếu mấy cái DCC apps (thật ra chỉ cần chủ yếu Houdini) mà hỗ trợ tốt cho Apple Silicon (nói thằng ra là viewport native Metal API) thì mình sẵn sàng chuyển qua Mac Studio luôn hơn là maintain 1 cái PC khủng. Mấy cái heavy processing thì đã có cloud lo rồi.

Ngồi máy tính cả ngày rồi chơi game thì nằm dài ra salon chơi trên console + TV bự cho sướng.

Còn mấy ông mà kêu tiền điện tiền xăng ko thành vấn đề thì thôi đừng tranh luận nữa vì 2 trường phái khác nhau rõ ràng. Nếu như cùng 1 computing power mà 1 cái xài ít điện 1 cái xài nhiều điện thì tại sao phải chọn cái tốn nhiều năng lượng hơn?
@CpT Tóm lại là macstudio vãN hơn đúng không cậu, vì nó có cùng hiệu năng so với intel mà mac studio M1 tiết kiệm điện hơn ( ở đây không tính về việc chơi game nhé chỉ tính hiệu năng để làm việc thôi)
Mù cũng thấy kích cỡ của con mac studio ao chình so vs tất cả đám còn lại
Khi nào có thừa tiền đã rồi mới làm con mac mini kia
MavicVN
ĐẠI BÀNG
3 năm
Với tầm giá trăm triệu thì nên gắn DDR5 32GB tốt hơn 64GB D4, còn hiệu quả công việc, giải trí thì Mac chỉ cở 50% so với PC Win. Mua làm kiểng, trưng bày, làm mẫu thì mua mac, còn lại kể cả render thì nên ráp máy win
Mình sẽ mua máy Mac vì có Fai nồ cắt render nhanh hơn RTX 3090
Nếu là mình thì mình vẫn sẽ chon win.
Lý thiết thì là vậy nhưng thực tế thì cắm mặt vào máy tính cả ngày rồi mà do mình FA nên muốn ngồi trên ghế để chơi game cho phần còn lại của cuộc đời . Bởi vậy mua chiếc máy phù hợp để phục vụ công việc của mình nhưng mình vẫn thừa tiền để đi chơi nên chẳng quan tâm lắm. Dù đã có pc nhưng mình vẫn thích PS5 nằm ra sofa chơi game cho sướng.
Mac Studio dùng Ram DDR5 rồi nên phải so sánh hệ thống DDR5.
Chữ Studio đã nói lên tất cả nó được dành cho công việc liên quan đến Design là chính.
Nếu dùng đồ họa 3D như Max, Blender, UE5 và VR mà không chơi game thì nên dùng Win hay Mac theo cấu hình trên chủ thớt nhỉ.
@qleafs mấy cái bạn kể là đao to rồi bèo bèo sketchup hổ trợ như cc ấy , xài muốn đập máy luôn .
@demax 100tr ở thế giới máy win bác mua tới gì gì luôn rồi, mà e nghĩ mua vga vừa tầm thôi vì giá chưa hẳn đúng lắm mà gần tới lúc ra mắt rtx4000 nữa cũng hơi phí. Nói chung để làm việc thì 3080 trở lên là quá tốt rồi ... Năm nay có có intel 12th cũng ngon nữa.
qleafs
ĐẠI BÀNG
3 năm
@traisaigon Đúng rồi bạn, windows đa dụng nhưng không vô đối. Nhiều dự án mình làm các sếp vẫn dùng MAC để phát triển game. Maya cũng ít crash hơn nhiều so với bản trên win
@qleafs Maya thì cứ đè ram vô bạn ơi sẽ hết cra bên mình bị hoài
Nhưng đúng là bên Mac ít bị lỗi hơn bên Win chả hiểu , dc cái nếu export bên win lỗi đem qua mac sẽ ngon lành , nhưng lỡ Mac lỗi là đứng luôn , rât khó fix dc lỗi bên Mac khó chịu lắm
Hmmm hmmm k thấy lắp ráp máy r chạy thử đo hiệu năng nhở. Tất cả chỉ là lý thuyết. Xàm.
@Bụng Bếu Đúng rồi .. 1 bài so sánh xàm đít.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019