Mất tập trung là do đâu

2 KHỎE
13/5/2022 2:50Phản hồi: 1
Mất tập trung là do đâu
Trạng thái mất tập trung chắc hẳn là trạng thái mà ai cũng gặp trong ngày. Theo các nghiên cứu khoa học, cứ mỗi lần mất tập trung thì não bộ phải mất ít nhất 20 phút để trở lại trạng thái ban đầu. Vậy nguyên nhân mất tập trung là do đâu, cách khắc phục mất tập trung như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điều này nhé.

1. Nguyên nhân gây mất tập trung


1.1. Chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng


Chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sự tập trung của não bộ. Chế độ ăn ít chất béo có thể gây mất tập trung bởi não bộ luôn cần một lượng amino acid nhất định. Việc thiếu protein cũng mang lại kết quả tương tự. Amino acid trong protein rất quan trọng đối với các chất hóa học trong não bộ. Thêm vào đó, thực phẩm chế biến sẵn cũng gây ra sự mất tập trung (và các bệnh khác ví dụ như tăng huyết áp). Ngoài ra, nếu bạn thiếu vitamin (đặc biệt là vitamin B và vitamin D) và chất khoáng thì bạn cũng dễ mất tập trung hơn.

1.2. Cơn đói


Mất tập trung do đói không phải là một câu chuyện xa lạ gì. Rất nhiều nghiên cứu đã ra những tác động tiêu cực mà cơn đói gây ra cho học sinh và người lớn. Cơn đói có quan hệ mật thiết với việc hạ đường huyết - thứ dẫn đến mệt mỏi và thiếu năng lượng, do đó cũng dễ gây ra mất tập trung.

1.3. Thiếu nước


Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra mất tập trung. Thiếu nước gây ra những triệu chứng ảnh hưởng đến sự tập trung, bao gồm: đau đầu, mệt mỏi và chán nản. Thậm chí, thiếu 1% nước thôi cũng có thể gây ra mất tập trung.

1.4. Sự thay đổi hoóc môn


Sự thay đổi hoóc môn trong kỳ kinh nguyệt hay trong thời kỳ mang thai cũng gây ra sự mất tập trung ở phụ nữ. Sau tuổi trung niên, không chỉ nữ giới, cả nam giới cũng hay mất tập trung.

1.5. Thiếu ngủ


Thiếu ngủ, dù chỉ một đêm thôi, cũng khiến bạn mất năng lượng và cực kỳ mất tập trung. Thiếu ngủ thời gian dài gây ra nhiều tác động nguy hiểm như: mất tập trung, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, ảnh hưởng tim, gan, thận, suy tim, v.v.

1.6. Stress và các bệnh tâm lý


Stress là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra sự mất tập trung. Stress trong thời gian dài còn gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khiến bạn mệt mỏi, mất tập trung. Ngoài ra, các bệnh tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, v.v đều có thể gây ra sự mất tập trung nghiêm trọng.

1.7. Lười vận động


Nếu bạn không chăm chỉ tập thể dục, bạn sẽ khó có thể nhận ra việc luyện tập ảnh hưởng đến sự tập trung như thế nào. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích tuyệt vời của tập thể dục đối với não bộ. Ví dụ như chỉ cần 3 tháng tập aerobic thì cũng đã có thể giúp não bộ tạo ra hàng nghìn liên kết nơ-ron thần kinh mới. Việc này cực kỳ giúp tăng cường sự tập trung.

1.8. Môi trường xung quanh

Quảng cáo


Một môi trường có quá ồn ào, quá nóng hay quá lạnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn. Thậm chí, việc ánh sáng nhiều hay ít, có mùi hương hay không cũng gây tác động đến sự tập trung.

1.9. Chất lượng của thông tin


Bạn cũng sẽ khó tập trung nếu bạn không có những thông tin chính xác ví dụ như: một cuộc điện thoại nhầm, email chưa hoàn thành. Sự dang dở hoặc sai sót tác động đến sự tập trung nhiều như cách não bộ gặp một tác nhân phiền nhiễu vậy.

2. Cách khắc phục mất tập trung


2.1. Chế độ sinh hoạt hợp lý


Một cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần thì não bộ sẽ có sức tập trung tuyệt vời. Để làm được điều đó, bạn cần:
  • Chế độ ăn đầy đủ chất dưỡng
  • Uống đủ nước
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc
  • Chăm chỉ tập thể dục thể thao
  • Giữ tinh thần vui vẻ, duy trì năng lượng tích cực

2.2. Phương pháp tập trung 25 phút.


Đây là phương pháp lợi dụng việc não bộ chỉ có thể tập trung tốt nhất trong 25 phút. Theo đó, bạn lựa chọn công việc cần hoàn thành trong “to-do-list” (danh sách việc cần làm trong ngày), tập trung làm công việc đó trong 25 phút, sau đó nghỉ ngơi 5 phút. Để tránh việc bị xao nhãng trong quá trình làm việc, bạn có thể:
  • Tắt thông báo các ứng dụng không liên quan
  • Uống cà phê hoặc một ngụm nước nhỏ để giữ tinh thần tỉnh táo

Quảng cáo


2.3. Phương pháp lấy lại sự tập trung của lão nhà quê


[​IMG]

Huyệt 103 tăng cường sự tập trung


Huyệt 103 là huyệt nằm ở giữa trán, và có rất nhiều tác dụng như: tăng cường trí nhớ, sự tập trung, trí thông minh, sự hoạt động; an thần; giảm đau đỉnh đầu; giảm đau cột sống; làm tỉnh táo, sáng suốt.

Cách làm: Nhắm trúng huyệt vị và búng, Làm sao để mặt móng tay khi búng đập vào trán là được. Lưu ý : ngày chỉ búng 1 lần và chỉ 45 búng thôi đấy nhưng búng không quá 5 ngày đâu. Muốn nữa thì phải nghỉ 5 ngày sau mới được búng lại.

Chúc bạn thành công.
Xem thêm bài thuốc dân gian hỗ trợ cải thiện bệnh về thần kinh tại đây
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình bị mất tập trung khi đói và buồn ngủ =)))

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019