Trong nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất NASA cho biết họ vừa có được bản đồ hoàn chỉnh của vệ tinh Titan của sao Thổ, nơi mà họ cho rằng có nhiều điểm tương đồng nhất với Trái đất chúng ta hiện sinh sống.
Loài người vẫn đang loay hoay đi tìm kiếm sự sống ở 1 nơi khác ngoài hành tinh xanh của mình, chúng ta đã gửi đi rất nhiều tàu vũ trụ chạy quanh hệ Mặt trời hoặc đi ra xa hơn nữa để mong có được câu trả lời là liệu chỉ có Trái đất mới có sự sống hay không. Có thể kể ra những vệ tinh nổi tiếng như bộ đôi Voyager 1, 2 vừa đi đến cuối khu nhật quyển của hệ Mặt trời sau hơn 40 năm, hay như mấy xe tự hành đang chạy loăng quăng trên sao Hỏa... Với sao Thổ thì chúng ta từng có Cassini, chiếc tàu vừa thực hiện chiêu kamikaze lao vào khí quyển ngôi sao này trước khi hết năng lượng để thu thập thông tin gửi về Trái đất. Chính chiếc tàu này từ năm 2004 đến 2017 đã lượn quanh mặt trăng Titan của sao Thổ đến hơn 100 lần và ghi lại đầy đủ các thông tin về bề mặt của nó. Nhờ Cassini mà NASA đã có được bản đồ chi tiết của mặt trăng Titan, với đủ núi đồi, thung lung, cồn cát và nhiều thứ khác, Nó còn có cả biển và hồ, là nơi duy nhất trong hệ Mặt trời này có chất lỏng, chỉ khác là thay vì chất lỏng đó là nước thì lại là methane lỏng 😁.
Bản đồ chi tiết mặt trăng Titan của sao Thổ
Titan về mặt địa lý và áp suất rất giống với Trái đất, tuy nhiên đời không như mơ và việc tìm được 1 dấu hiệu sự sống nào trên nó rất khó bởi nhiệt độ trung bình trên bề mặt mặt trăng này chỉ là ... -184 độ C. Thế nên nếu có thì chắc chỉ là 1 vài dạng vi khuẩn sống bên trong các miệng núi lửa của Titan mà thôi.
Phải đến năm 2034 NASA mới tiếp tục nhiệm vụ cử xe tự hành lên mặt trăng Titan, thế nên từ giờ đến lúc đó họ sẽ nghiên cứu các dữ liệu thu được từ tàu Cassini để có thêm các dữ liệu cho chuyến bay sau này.
Loài người vẫn đang loay hoay đi tìm kiếm sự sống ở 1 nơi khác ngoài hành tinh xanh của mình, chúng ta đã gửi đi rất nhiều tàu vũ trụ chạy quanh hệ Mặt trời hoặc đi ra xa hơn nữa để mong có được câu trả lời là liệu chỉ có Trái đất mới có sự sống hay không. Có thể kể ra những vệ tinh nổi tiếng như bộ đôi Voyager 1, 2 vừa đi đến cuối khu nhật quyển của hệ Mặt trời sau hơn 40 năm, hay như mấy xe tự hành đang chạy loăng quăng trên sao Hỏa... Với sao Thổ thì chúng ta từng có Cassini, chiếc tàu vừa thực hiện chiêu kamikaze lao vào khí quyển ngôi sao này trước khi hết năng lượng để thu thập thông tin gửi về Trái đất. Chính chiếc tàu này từ năm 2004 đến 2017 đã lượn quanh mặt trăng Titan của sao Thổ đến hơn 100 lần và ghi lại đầy đủ các thông tin về bề mặt của nó. Nhờ Cassini mà NASA đã có được bản đồ chi tiết của mặt trăng Titan, với đủ núi đồi, thung lung, cồn cát và nhiều thứ khác, Nó còn có cả biển và hồ, là nơi duy nhất trong hệ Mặt trời này có chất lỏng, chỉ khác là thay vì chất lỏng đó là nước thì lại là methane lỏng 😁.
Bản đồ chi tiết mặt trăng Titan của sao Thổ
Titan về mặt địa lý và áp suất rất giống với Trái đất, tuy nhiên đời không như mơ và việc tìm được 1 dấu hiệu sự sống nào trên nó rất khó bởi nhiệt độ trung bình trên bề mặt mặt trăng này chỉ là ... -184 độ C. Thế nên nếu có thì chắc chỉ là 1 vài dạng vi khuẩn sống bên trong các miệng núi lửa của Titan mà thôi.
Phải đến năm 2034 NASA mới tiếp tục nhiệm vụ cử xe tự hành lên mặt trăng Titan, thế nên từ giờ đến lúc đó họ sẽ nghiên cứu các dữ liệu thu được từ tàu Cassini để có thêm các dữ liệu cho chuyến bay sau này.
Tham khảo Nature