Mây bức xạ có thể đe dọa sức khỏe của hành khách trên máy bay

MinhTriND
7/8/2017 9:13Phản hồi: 15
Mây bức xạ có thể đe dọa sức khỏe của hành khách trên máy bay
Những vùng nguy hiểm trên không, nơi mức độ bức xạ cao vốn là khái niệm chưa được công nhận. Tuy nhiên, máy bay chở khách trong tương lai có thể sẽ phải tránh không bay vào những vùng như thế này, tương tự như những gì đã thực hiện với các đám mây tro núi lửa, nhằm hạn chế tối đa rủi ro về sức khỏe đối với du khách cũng như phi hành đoàn.

Từ lâu, chúng ta đã biết rằng việc bay ở độ cao càng cao, khả năng cơ thể tiếp xúc với các tia vũ trụ càng lớn. Ước tính lượng bức xạ hấp thụ trên một chuyến bay từ London (Anh) đến Tokyo (Nhật Bản) gần tương đương với việc chụp X-quang. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học xác nhận có sự tồn tại của những “đám mây”, nơi mức độ bức xạ có thể ít nhất gấp đôi mức an toàn.

Những phát hiện này là một phần kết quả thu được từ chương trình Tự động đo lường mức phóng xạ vũ trụ cho sự an toàn (ARMAS) do NASA tài trợ, nhằm mục đích phát triển các phương pháp mới để đo lường và giám sát bức xạ tầm cao. Trong số 265 chuyến bay được phân tích, cường độ bức xạ nhìn chung không thay đổi so với dự đoán, nhưng có ít nhất 6 trường hợp bức xạ tăng lên, làm dấy lên mối nghi ngờ rằng máy bay đã đi qua các đám mây phóng xạ.

"Chúng tôi nhận thấy vài trường hợp việc tiếp xúc với bức xạ tăng gấp đôi khi bay qua các đám mây”, W. Kent Tobiska, người đứng đầu chương trình ARMAS cho biết. Trong một số trường hợp, thậm chí cường độ bức xạ tiếp xúc còn cao hơn. Theo ông Tobiska, có 2 nguồn bức xạ chính, bao gồm các tia vũ trụ và gió Mặt Trời. Tuy nhiên, kết quả đo đạc trong nghiên cứu mới cho thấy có thể còn một yếu tố thứ 3 - bão từ. Vấn đề này có liên quan đến các electron của vành đai bức xạ Van Allen, nơi đa phần những hạt từ gió Mặt Trời bị giữ lại bởi từ trường của Trái đất.

Tobiska tin rằng một cơn bão như vậy có thể làm giải phóng các electron bị mắc kẹt trong vành đai Van Allen: "Những electron này được chuyển hướng để đi vào thượng tầng khí quyển, va chạm với các nguyên tử - phân tử của nitơ và oxy, sau đó tạo ra các bức xạ thứ cấp và có khả năng là dưới dạng các tia gamma”.

Hiện nay, các quy định về an toàn bức xạ trong hàng không tại Mỹ cũng như các quốc gia khác vẫn chưa có, nhưng Tobiska cho rằng những tiêu chuẩn có thể sẽ được đặt ra trong vài năm tới. Mặc dù các nguy cơ của bức xạ này đến sức khỏe con người khá thấp, chẳng hạn xác suất bị ung thư mỗi lần chụp X-quang chỉ là 1/200.000, nhưng với việc tham gia nhiều chuyến bay, vẫn cần phải có những giải pháp đề phòng nhằm hạn chế rủi ro. “Việc này chủ yếu là dành cho các thành viên của phi hành đoàn”, theo ông Tobiska.

Hiện tại, ARMAS đang sử dụng dữ liệu thu được từ vệ tinh và các cảm biến trong không khí để theo dõi các "đám mây” bức xạ. Tobiska cho rằng trong tương lai, các chuyến bay có thể được chuyển hướng hoặc duy trì ở một độ cao thấp hơn để tránh chúng khi cần thiết.

Tham khảo: NewScientist
15 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

haikv240987
ĐẠI BÀNG
7 năm
giờ đi máy bay mà cũng lo phết nhỉ, thế chắc phải dùng tàu ngầm để di chuyển thôi
@haikv240987 Tàu ngầm cũng dễ chết nha 😆))
vxx9x
TÍCH CỰC
7 năm
Tới số rồi thì ngồi đâu cũng đi à
bonydc
ĐẠI BÀNG
7 năm
oimeoi, đi công tác + đi du lịch + về thăm gia đình, toàn bằng máy bay, cả năm hơn 20 chuyến, nguy cơ ung thư cao thêm gấp bội phần
bé phải nàm sao đây???
@bonydc //Quote//
Mặc dù các nguy cơ của bức xạ này đến sức khỏe con người khá thấp, chẳng hạn xác suất bị ung thư mỗi lần chụp X-quang chỉ là 1/200.000, nhưng với việc tham gia nhiều chuyến bay, vẫn cần phải có những giải pháp đề phòng nhằm hạn chế rủi ro. “Việc này chủ yếu là dành cho các thành viên của phi hành đoàn”, theo ông Tobiska.
//Unquote//
Chưa thấy phi công nào chết sớm vì bão điện từ mà nó bay nhiều chục năm nay rồi. có phải bây giờ mới xuát hiện đâu. Solar Flares tăng nguy cơ nhưng nó hoạt động mạnh theo chu kì 11 năm nhé. mà lúc nó active chỉ có 1 ngày, vài ngày hay 1 tuần. trước khi bác nhiễm xạ thì toàn bộ vệ tinh và phi hành gia trạm vũ trụ đã tèo rồi. Lúc đấy em lo về thời kì đồ đá chứ lo gì chết sớm vài năm vì bão điện từ sẽ làm hỏng hết các thiết bị điện tử.
@bonydc Trung bình tháng bay 2 chuyến thì bác khỏe thật
cdang
TÍCH CỰC
7 năm
Lâu lâu mới đi máy bay thì cũng ko đáng lo lắm, chủ yếu là phi hành đoàn làm việc liên tục trên máy bay thôi...
l0ngku
TÍCH CỰC
7 năm
Mình chưa dc đi máy nên cũng k lo,xưa giờ toàn đi bộ
tamle_o
CAO CẤP
7 năm
bác sĩ vn h lười chẩn đoán ham cho bn chụp chiếu mà ko biết v rất hại :|
@tamle_o cho mình biết công nghệ gì thay cho X quang và CRT khi muốn kiểm tra ung thu phổi hay não.
Trình dộ bác giỏi quá có hình xong bác tự coi tự biết luôn khỏi cần bác sĩ.
khám bệnh, Xét nghiệm và chụp chiếu chỉ là đầu vào thôi còn bác sĩ phải xử lý thông tin mới ra chuẩn đoán chứ.
Trich trong website benh vien:
"Thông qua các kết quả hình ảnh này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác."
tamle_o
CAO CẤP
7 năm
@ben10 Bác mới pro vcl. Thế xưa ko có chụp chiếu thì ng ta chết à. Ngoài ra,..Thế cái cộng hưởng từ MRI làm cái j? Có biết là ng ta nói riêng cái chụp x quang răng panorex hay bitewing dù số lượng phóng xạ thấp hơn chụp CT cả ngàn lần đã đủ tăng gấp 3 lần nguy cơ u não? H bên mỹ nhiều ng biết r nên tránh chụp cái này và h xu hướng hiện nay quay lại cỗ vũ bác sĩ tập trung nhiều hơn vào chẩn đoán lâm sàng trc khi đẩy bn đi chụp
Còn cái MRI xưa h đã tốt hơn CT rồi, có điều nó ko áp dụng dc cho xương và răng th. Ko biết thì im miệng mà nghe, chẳng qua nó đắt hơn CT hay X quang. Khối u nhỏ cỡ dưới bn mm đó chỉ có MRI mới phát hiện ra còn CT thì chịu. CT thế hệ mới gần đây thì ko biết
Mà CRT là cái lol j thế? nhầm thread nói về tv à hay sao mà CRT?? khôn vcl
klq, có bác nào biết trên máy bay trước khi cất cánh, nhìn lên trần máy bay ở 2 bên có làn khói trắng gì tỏa ra, đó có phải là hơi máy lạnh không? hay là gì gì khác?
@minhhai1768 trước hết vào đây đã:

http://bfy.tw/DHK8

sau đó vào đây:

https://trungtambaohanhdieuhoa.vn/dieu-hoa-lg-toa-ra-hoi-dang-khoi-trang.html
First class vừa bay vừa tắm sợ gì 😁
canon30
TÍCH CỰC
7 năm
Giờ mới biết tại sao TVHK em nào cũng nẩy nở . Chắc do bay nhiều. nhận BX nhiều nên nó đột biến

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019