Một vài cách kiểm soát nội dung video YouTube dành cho trẻ em mà các bạn không nên bỏ qua

Cáo - Foxtek
16/4/2024 8:39Phản hồi: 45
Một vài cách kiểm soát nội dung video YouTube dành cho trẻ em mà các bạn không nên bỏ qua
YouTube là nền tảng xem video trực tuyến vốn không còn xa lạ với nhiều người dùng ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thường cho trẻ em xem các video trên YouTube mà không thể quan tâm hết toàn bộ nội dung. Việc thiếu sự kiểm soát này sẽ khiến trẻ em dễ tiếp xúc với những nội dung không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi và dẫn đến nhiều hệ lụy. Do đó, mình sẽ giới thiệu các bạn hai cách để quản lý nội dung trên YouTube cho trẻ em đó là: Tạo tài khoản YouTube Kids và ứng dụng Google Family Link.

Sử dụng và hướng dẫn cách tạo tài khoản YouTube Kids

YouTube Kids là ứng dụng Youtube dành riêng cho trẻ nhỏ được phát triển bởi Google (dành cho cả iOSAndroid). Các video bên trong YouTube Kids thường xoay quanh lĩnh vực giáo dục, âm nhạc, hoạt hình được chọn lọc bởi ban biên tập của Google sao cho phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.


youtube-kids-google.jpg
YouTube Kids là nền tảng xem video trực tuyến dành cho các bạn nhỏ. Nguồn: Google.

Quá trình tạo lập tài khoản YouTube Kids rất đơn giản và các bạn có thể dễ dàng thực hiện trên điện thoại, tablet, laptop,... (mình sẽ sử dụng chiếc iPhone của mình để minh họa các bước thực hiện). Sau khi tải và khởi động ứng dụng, việc đầu tiên là các bạn cần đăng nhập tài khoản Google cha mẹ (có thể là tài khoản chính hoặc tài khoản phụ tùy vào mỗi người).

youtube-kids-1.jpg
Đây là giao diện đăng nhập tài khoản của cha mẹ để thiết lập YouTube Kids cho con trẻ.

Bước tiếp theo, bạn cần tạo một profile cho thiết bị của trẻ. Trong đó, mình nghĩ các bạn nên nhập chính xác thông tin số tuổi của bé để các thuật toán của YouTube Kids đề xuất những nội dung phù hợp với bé. Những thông tin khác như tên và tháng sinh của trẻ thì các bạn có thể tùy chỉnh theo ý muốn.

youtube-kids-2.jpg
Các bạn tạo lập profile cho trẻ tùy theo độ tuổi để YouTube Kids đề xuất nội dung phù hợp.

Sau khi tạo xong profile, hệ thống sẽ đưa ra các gợi ý về vùng nội dung phù hợp với 3 lứa tuổi chính. Các bạn có thể lựa chọn tùy ý dựa vào độ tuổi hiện tại của trẻ.
  • Mẫu giáo (từ 4 tuổi trở xuống).
  • Trẻ nhỏ tuổi (từ 5 - 8 tuổi).
  • Trẻ lớn tuổi (từ 9 - 12 tuổi).

youtube-kids-3.jpg
youtube-kids-4.jpg
Các tùy chọn nội dung theo lứa tuổi trên YouTube Kids.

Nếu các bạn có nhu cầu tạo thêm nhiều profile khác nhau cho những trẻ khác trong nhà, bạn có thể bấm vào dấu “+” ở bên cạnh profile đã tạo và thực hiện lại các thao tác mà mình đã chia sẻ bên trên.

Quảng cáo


youtube-kids-5.jpg
Profile của trẻ sau khi thiết lập hoàn tất.

Ngoài ra, nếu các bạn muốn “thắt chặt” nội dung và thời gian xem của trẻ, YouTube Kids cũng hỗ trợ một số tính năng để bạn có thể quản lý từ ra rất tiện dụng. Tuy nhiên, mình nhận thấy hữu dụng nhất vẫn là “Giới hạn nội dung” và "Giới hạn giờ xem".
  • Giới hạn nội dung:
Tính năng này sẽ giúp cha mẹ có thể giới hạn những nội dung video cho trẻ chỉ nằm trong phạm vi những kênh mà bạn chọn lọc thủ công. Nhờ vậy, bạn sẽ phần nào yên tâm khi trẻ xem video một mình và bảo vệ trẻ khỏi những video độc hại trên YouTube.
Cách để kích hoạt tính năng “Giới hạn nội dung” rất đơn giản. Trong giao diện chính của YouTube Kids, bạn bấm vào biểu tượng ổ khóa bên cạnh dòng chữ “Quyền riêng tư” ở góc phải bên dưới màn hình.

youtube-kids-7.jpg
Các bạn chú ý đến biểu tượng ổ khóa bên cạnh dòng chữ “Quyền riêng tư” ở góc phải bên dưới màn hình.

Tiếp theo, ứng dụng sẽ yêu cầu bạn nhập mã PIN dưới dạng phép nhân đơn giản hoặc bạn cũng có thể tùy chỉnh mật mã riêng theo ý muốn của bạn nhằm đề phòng việc trẻ tự ý truy cập.

Quảng cáo


youtube-kids-8.jpg
Cha mẹ có thể nhập mã PIN theo phép nhân đơn giản hoặc tùy chỉnh theo ý muốn.

Sau đó, một số tùy chọn sẽ hiện ra ở góc phải màn hình. Bạn chọn vào phần “Cài đặt”, sau đó chọn profile của trẻ và xác minh đăng nhập bằng tài khoản cha mẹ.

youtube-kids-9.jpg
youtube-kids-10.jpg
Lúc này, các bạn chọn mục “Cài đặt” và chọn profile tương ứng cho trẻ.

Tiếp theo, trong mục chọn nội dung phù hợp, bạn bấm vào chọn “Tự phê duyệt nội dung” và chọn những kênh nội dung mà bạn tin tưởng nhất. Trong chế độ này, trẻ sẽ không thể tự do tìm kiếm video và chỉ có thể xem từ các kênh đã được chỉ định.

youtube-kids-11.jpg
youtube-kids-13.jpg
Các bạn có thể kích hoạt tính năng tự phê duyệt nội dung và chọn các kênh mà bạn tin tưởng.

  • Giới hạn giờ xem:
Đây cũng là một tính năng giám sát rất hữu ích của YouTube Kids, giúp cha mẹ có thể dạy trẻ thói quen xem nội dung điều độ trong khoản thời gian nhất định. Các bước thực hiện cũng rất đơn giản tương tự tính năng “Giới hạn nội dung”. Tại giao diện tùy chọn “Quyền riêng tư”, bạn chỉ cần nhấn chọn “Hẹn giờ”

youtube-kids-9.jpg
Bạn lựa chọn mục “Hẹn giờ” để điều chỉnh giới hạn giờ xem.

Sau đó, hộp thoại hẹn giờ sẽ hiện ra với thanh trượt tùy chỉnh thời gian. Bạn có thể tự do lựa chọn thời lượng xem và bấm “Bắt đầu hẹn giờ” để hoàn tất.

youtube-kids-12.jpg
Cha mẹ có thể tùy ý điều chỉnh thời gian xem cho trẻ trong khoảng 60 phút.

Vừa rồi là cách thức tạo tài khoản YouTube Kids và một số cách thức để sử dụng, giám sát nội dung một cách hiệu quả. Nếu bạn muốn quản lý nâng cao hơn ở một tài khoản YouTube độc lập, các bạn có thể tham khảo thêm ứng dụng Google Family Link mà mình sẽ hướng dẫn ở phần tiếp theo.

Ứng dụng Google Family Link giám sát con trẻ

Theo chia sẻ từ Google, Family Link là một ứng dụng thiết lập kiểm soát, điều khiển từ xa giúp con của bạn học tập, khám phá các nội dụng hữu ích trên internet (dành cho cả iOS và Android). Ngoài ra bạn còn có thể khóa thiết bị của con từ xa, vị trí của con hiện tại và tạo nhóm gia đình một cách dễ dàng nhất.


cach-tai-google-family-link-google.jpg
Đây là ứng dụng Family Link trên smartphone. Nguồn: Google.

Như mình đã đề cập bên trên, các bạn có thể quản lý tài khoản riêng của con trẻ thông qua ứng dụng Google Family Link trong trường hợp bạn không muốn sử dụng chế độ profile cho tài khoản gốc của bản thân. Bên cạnh việc quản lý nội dung trên YouTube, YouTube Kid, Family Link còn giúp cha mẹ giám sát con trẻ trong quá trình duyệt web trên ứng dụng Chrome, tìm kiếm nội dung trên Google, xem ảnh trong Google Photos,… và hạn chế những rủi ro về các thông tin không phù hợp độ tuổi.

FAMILY-LINK-google.png
Ứng dụng Family Link của Google sẽ giúp các bậc phụ huynh theo dõi con cái từ xa. Nguồn: TechCrunch.

Để thực hiện quản lý, bạn cần khởi động Family Link và đăng nhập bằng tài khoản cá nhân. Sau đó, ứng dụng sẽ hỏi rằng con của bạn có tài khoản hoặc thiết bị cá nhân không. Nếu có thì các bạn có thể thêm những thông tin ấy theo hướng dẫn của ứng dụng. Trong trường hợp con của bạn chưa có thiết bị hay tài khoản riêng, Family Link cũng sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo tài khoản mới cho trẻ.

8.jpg
Bạn cần thêm hoặc tạo tài khoản Google của trẻ để có thể quản lý bằng Family Link.
11.jpg

Đây là profile của trẻ và một số tính năng quản lý cơ bản sau khi đăng nhập vào Family Link.

Sau khi tạo xong, ngay từ giao diện trang chủ của Family Link đã có mục “Giới hạn nội dung" cho các ứng dụng như: Chrome, YouTube, YouTube Kids, Photos,…. Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ chỉ tập trung vào các tính năng quản lý cho YouTube và YouTube Kids.

10.jpg
Family Link giúp cha mẹ quản lý, giới hạn nội dung trẻ truy cập trên các ứng dụng của Google.

Khi chọn vào YouTube, ứng dụng sẽ cho bạn mục là YouTube và YouTube Kids. Bấm chọn YouTube Kids và bạn sẽ được hỏi ba mục chế độ cài đặt nội dung và bạn có thể tham khảo thông tin của từng chế độ để có lựa chọn phù hợp.

5.jpg
Ứng dụng Family Link sẽ đề xuất chi tiết ba cài đặt nội dung dành cho YouTube Kids.

Tiếp theo, ứng dụng cũng sẽ hỏi về độ tuổi của trẻ để thuật toán có thể đề xuất nội dung hiệu quả hơn. Ở phần này, các bạn nên đưa chính xác thông tin số tuổi của trẻ nhằm giúp trẻ xem được những nội dung phù hợp.

7.jpg
Ứng dụng Family Link sẽ đề xuất chi tiết nội dung YouTube Kids dựa trên từng giai đoạn tuổi của trẻ.

Bên cạnh đó, Family Link còn đề xuất một số tính năng liên quan đến việc quản lý nội dung YouTube cho trẻ chẳng hạn như: Không cho phép trẻ sử dụng tính năng tìm kiếm, Chặn hoặc báo cáo video vi phạm, Xem lại nội dung mà trẻ đã xem,…

9.jpg
Family Link còn cung cấp một số tính năng điều khiển từ xa dành cho cha mẹ.

Lưu ý của mình về việc quản lý nội dung YouTube cho trẻ em

Vừa rồi là một số gợi ý và đề xuất của mình để bạn có thể giúp trẻ theo dõi các nội dung trên YouTube hoặc YouTube Kids một cách lành mạnh, tránh những video xấu độc và không phù hợp với lứa tuổi. Tuy nhiên, mình nghĩ rằng việc quản lý nội dung trên YouTube bằng phần mềm đôi khi vẫn có rủi ro lớn vì một số nhà sản xuất nội dung có thể cố tình “lách luật” và để cho video của họ xuất hiện trên nền tảng YouTube dành cho trẻ em.


Vì vậy, mình nghĩ rằng các bạn nên thường xuyên kiểm tra thủ công để phát hiện những nội dung không phù hợp với trẻ và tránh được những tình huống không may xảy ra.
Vậy các bạn nghĩ sao về những cách thức quản lý nội dung YouTube bên trên? Hãy để lại cảm nhận của bạn ở phần bình luận bên dưới bài viết cho mình được biết nha. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.

45 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

YouTube Kids theo em thấy nó vẫn hay suggest những video kh phù hợp cho trẻ em 😁
@Anh Tú. H mấy ng đứng dưới mác nhà sáng tạo nội dung làm video dưới mác dành cho trẻ em vẫn rất nhiều. Thực tế doanh thu mảng này không ít nên nhiều ng vẫn trick rất nhiều.
@Anh Tú. Thực ra không có gì tuyệt đối 100% cả, Phụ Huynh vẫn là yếu tố quan trọng nhất, vẫn phải là người chủ động giúp trẻ kiểm soát chứ không dựa hoàn toàn vào app được
@Anh Tú. Không biết có cách nào chặn kênh theo ngôn ngữ ko nhỉ, VD ko cho xem mấy kênh tiếng nga ít thoại, toàn ú ớ, hay chặn tiếng nhật
@Anh Tú. Đồng tình với bác. Vào vẫn thấy mấy video của thơ Nguyễn
App quản lý family trên CH play được các cháu đánh giá 1 sao. Vào đọc cmt đánh giá của các cháu cũng để hiểu thêm tâm lý các cháu ntn.
Ytb kids thì chỉ add những kênh mình chọn thôi. Sẽ giới hạn dc rất nhiều
con các bác xem YTB còn đỡ, mình mua tranh ghép xếp hình 1000 mảnh cho con mình bệnh luôn, cứ 5 ngày là nó xếp xong, kêu nó xếp lại cái cũ thì nó nhờ mình mua keo về dán lại rồi cho vào khung ảnh cho nó, chứ nó không chịu xếp lại, để mua mấy bộ cờ tỷ phú cờ cá ngựa về rủ nó chơi
@Nguyễn Thắng 89 Trẻ em hoạt động lành mạnh vậy cũng tốt bác ạ, đỡ phải phụ thuộc vào đồ điện tử nhiều hỏng hết cả người
garish
TÍCH CỰC
9 ngày
@Nguyễn Thắng 89 Hay quá bạn ơi. Trẻ em k dán mắt vào tivi, điện thoại là quá tốt rồi
Yêu quá
@Nguyễn Thắng 89 dẫn nó chơi món khác chứ cái ghép hình đó tốn quá mình cũng từng mua chịu ko nỗi tốc độ của bọn nhóc
@traisaigon nay nó lân la qua tủ sách tư duy ngược, nhật ký Benjamin .... của mình rồi
Câu trả lời là tốt nhất đừng có con.
@Thái Tâm Nghiên rename Ai cũng thế rồi loài người tuyệt chủng à b?
@tranvanphong_vn88 Bạn có biết vietnam có nền chính trị bất ổn không. Đó là lý do hiện nay nhiều bạn trẻ không lập gia đình có con.
@Thái Tâm Nghiên rename Bạn có ở VN không? Có thông tin cụ thể về chính trị bất ổn không? Mình có 2 con nhỏ, cuộc sống bình thường. Phòng mình có 6 người, trừ 1 bé 2k1 mới vào thì 5 người còn lại đều có 2 con, họ đều hạnh phúc vs gia đình nhỏ bé của họ. Bạn có cái nhìn phiến diện và chủ quan về chính trị nói chung và lý do lập gia đình, sinh con của thế hệ trẻ quá.
MeoMao121
TÍCH CỰC
9 ngày
Đăng ký cái Douyin Trung Quốc cho bọn trẻ xem có khi còn tốt hơn youtube kid, kiểm duyệt cứ phải gọi là.
@MeoMao121 Thế mới thấy TQ nó làm tốt hơn bên mình rất nhiều. Giờ phải có hình phạt cụ thể thì may ra mới bớt được những kênh nội dung nhảm nhí, tào lao...xuất hiện trên Youtube.
Nghia0512
ĐẠI BÀNG
8 ngày
@MeoMao121 Có cách nào tải douyin cho ip được không bạn?
MeoMao121
TÍCH CỰC
8 ngày
@Nghia0512 Đổi vùng của appstore thôi bác, lên mạng đầy hướng dẫn
Mình thì không cho con xem Youtube, tiktok gì. để nó chơi ở ngoài và về nhà thì mở tivi cáp phim hoạt hình cho xem thôi chứ không cho dùng điện thoại hay xem online gì
Youtube Kids vẫn tạp lắm mặc dù tất nhiên là an toàn hơn Youtube thường rồi.
Ở nhà tôi ưu tiên thứ tự Netflix > Plex (các phim hoạt hình chiếu rạp) > Youtube Kids.
Game thì ưu tiên Apple Arcade > Netflix game > Các game miễn phí ít quảng cáo như Roblox (mặc dù vẫn k yên tâm lắm), Stumble Guys.
Dẫu vậy vẫn không thật sự yên tâm.
Tụi sản xuất video nhảm toàn chọn Nội dung dành cho trẻ em để xuất hiện trên Youtube Kids, và như thế thì có thể kết luận là Youtube Kids vẫn không an toàn cho trẻ em.

CÁCH TỐT NHẤT LÀ KHÔNG NÊN CHO TRẺ EM XEM YOUTUBE.
@kekk ko nên cấm nên ngồi coi chung và hướng dẫn xem tốt hơn . Cái gì cấm càng muốn xem và nó sẽ tìm dc cách thôi lúc đó còn nguy hiểm hơn .
Nhà nội ngoại đông con cháu nhìn thấy nhiều tình huống đại đa số cấm đoán đều có kết quả tệ hại
baamboobee
ĐẠI BÀNG
7 ngày
@kekk Nó ở xung quanh cuộc sống r, k cấm nổi đâu, ông cấm chỗ này nó xem lén chỗ khác 😆) quan trọng là giải thích và hình thành tư duy phân biệt các loại nội dung chứ giờ có phải ngàu xưa đâu mà muốn cấm là cấm đc
Chiplovevn
ĐẠI BÀNG
9 ngày
xem youtube thì phải cấm kênh thằng độ đụt đầu tiên
@Chiplovevn Kênh đó thì mấy đứa mầm non, tiểu học chưa xem đâu. Có mấy kênh nhảm nhí hơn nhiều, và các bé mầm non, tiểu học "cày" rất nhiều như Thắng Tê Tê, Anh Tóc Xoăn....
baamboobee
ĐẠI BÀNG
7 ngày
@Chiplovevn kênh đó cũng đâu phải cho trẻ em đâu 😆
Chiplovevn
ĐẠI BÀNG
7 ngày
@baamboobee nó sub cao nên hay được suggest bạn, hại trẻ con vãi
baamboobee
ĐẠI BÀNG
6 ngày
@Chiplovevn thì cũng nhiều kênh như vậy mà, bản thân ng ta cũng khuyến nghị k dành cho trẻ con r nên việc quản lý là của mình r 😆)
Chiplovevn
ĐẠI BÀNG
6 ngày
@baamboobee thì tớ mới nói là kids là phải chặn thằng độ đụt ngay ấy bạn
stingdau
ĐẠI BÀNG
9 ngày
Có cách nào vẫn có thể hạn chế nội dung cho trẻ em như bài viết, nhưng đăng nhập youtube kid bằng một tài khoản Gmail của mình không bạn. Mình gặp vấn đề khi đăng nhập Google Account trên Android TV. Tài khoản Google cũng sẽ tự động đăng nhập ứng dụng Youtube và Youtube Kid.
Mình cảm ơn
H sợ tụi nó coi tik youtube hơn là chơibgame. Bọn social tiêm nhiễm yoafn nội dung lgbt riết tụi nó nghi ngờ giới tính luôn
@minhchinmc Thật sự, hồi xưa hiếm lắm mới thấy 1 đứa bê đe, giờ thì khắp mọi miền quê.
@kekk Chắc tui mới lớp 2 mà coi film thấy 2 diễn viên nam chơi thân là nó hỏi 2 chú có có bị bê đê ko, nghe mà hết hồn nên từ đơ cấm cho coi youtube luôn
baamboobee
ĐẠI BÀNG
7 ngày
@minhchinmc ủa thì giải thích cho chúng nó, chứ quan trọng k phải là nội dung lgbt mà là chúng nó k phân biệt đc đâu là kiến thức chuẩn, tiktok thì hoàn toàn là k nên cho trẻ con dùng r
@baamboobee Có giải thích, nhưng cái quan trọng là nội dung đó quá nhiều làm cho tụi nhỏ bị cuốn theo, thậm chí nó bắt đầu thích như vâjy một cách vô thức
baamboobee
ĐẠI BÀNG
6 ngày
@minhchinmc về cơ bản thì Tiktok nó còn có hại cho ng trưởng thành nữa nên dù là thông tin gì thì cũng nên né tiktok ra 😆)
anhduan
ĐẠI BÀNG
9 ngày
Đã dùng các cách trên từ lâu. Rất hiệu quả.!
H.Tung
ĐẠI BÀNG
9 ngày
Youtube quản lý cớ não cũng ko ăn thua vì khá tạp nham.
Mình khuyên nên cho xem netflix kid nhé
Mềnh xoá youtube chắc được anh em nhỉ hoặc chịu khó mua box không cắm mạng tải video vào SSD xem offline cho nó trất's bỏ thời gian tải video về box kiểu như Quà Tặng Cuộc Sống, Duong Địa Lý, BLV Hải Thanh ...
Cách của mình là xem cùng. Với ngoài giờ học thì có nhiều hoạt động khác như bơi, patin, cờ vua, đàn, đi công viên và tự chơi đồ chơi nên k gặp vấn đề con sử dụng tivi hay đt.
XoaiDaddy
ĐẠI BÀNG
8 ngày
Xem netflix thôi. Chứ quả Youtube Kid này sida lắm.
Điều mình bất an nhất là quảng cáo trong video & game
M gần như ko thể kiểm soát đc nội dung q.cáo sẽ bất ngờ xuất hiện là gì
Chiplovevn
ĐẠI BÀNG
6 ngày
@quangvu313 mua premium

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019