Giờ chúng ta gọi những chiếc điện thoại di động của thập niên 2000 là “dumb phone”, nhưng có lẽ trước khi thời kỳ smartphone bùng nổ kể từ năm 2007, gọi đúng tên những chiếc điện thoại này là “feature phone” hay “dedicated phone” hợp lý hơn. Bên cạnh nghe gọi nhắn tin, những chiếc điện thoại thời kỳ ấy còn vài tính năng khác, như chụp hình, chơi vài game đơn giản nền Java, cùng khả năng truy cập vài trang web được thiết kế riêng để công nghệ viễn thông GPRS có thể tải một cách hiệu quả.
Hầu hết những chiếc điện thoại di động thời kỳ cũ đều có một vấn đề: Dày, cục mịch và xấu xí. Nhưng trái ngược hoàn toàn, chiếc Razr V3 của Motorola lại được thiết kế để trở thành “siêu mẫu” của thế giới feature phone: Mỏng, đẹp, và ai cũng thèm muốn. Trước khi smartphone phổ biến như ngày hôm nay, Motorola Razr chính là chiếc máy được mệnh danh là thiết bị ai cũng muốn sở hữu, trước khi iPhone chiếm lĩnh thị trường. Từ một thiết bị phục vụ nhu cầu liên lạc, Razr V3 thực sự là một món đồ nhiều người săn đón.
Thập niên 1970, cũng chính là Motorola đã phát minh ra điện thoại di động, đến thập niên 1980 thì thương mại hóa, và biến nó trở thành thiết bị phổ biến toàn cầu vào thập niên 1990, với chiếc máy StarTAC nắp gập.
Hầu hết những chiếc điện thoại di động thời kỳ cũ đều có một vấn đề: Dày, cục mịch và xấu xí. Nhưng trái ngược hoàn toàn, chiếc Razr V3 của Motorola lại được thiết kế để trở thành “siêu mẫu” của thế giới feature phone: Mỏng, đẹp, và ai cũng thèm muốn. Trước khi smartphone phổ biến như ngày hôm nay, Motorola Razr chính là chiếc máy được mệnh danh là thiết bị ai cũng muốn sở hữu, trước khi iPhone chiếm lĩnh thị trường. Từ một thiết bị phục vụ nhu cầu liên lạc, Razr V3 thực sự là một món đồ nhiều người săn đón.
Motorola RAZR V3 - một tượng đài về thiết kế của điện thoại
Motorola RAZR có lẽ là một trong những cái tên được giới yêu thích điện thoại ghi nhớ nhiều nhất. Mẫu đầu tiên trong dòng RAZR là V3 được ra mắt vào đầu năm 2004 và nó đã tạo ra một cú hít lớn cho ngành điện thoại di động thời bấy giờ bởi dáng…
tinhte.vn
Thập niên 1970, cũng chính là Motorola đã phát minh ra điện thoại di động, đến thập niên 1980 thì thương mại hóa, và biến nó trở thành thiết bị phổ biến toàn cầu vào thập niên 1990, với chiếc máy StarTAC nắp gập.
Nhưng vì là một tập đoàn lớn, Motorola mắc phải vấn đề mà rất nhiều tập đoàn khi ấy phải đối mặt, đó là tốc độ sáng tạo và thay đổi quá chậm, từ đó tạo điều kiện cho những thương hiệu khác tranh giành thị phần, đặc biệt là ở phân khúc người tiêu dùng trẻ, như Nokia với những chiếc máy đầy màu sắc chẳng hạn. Cũng nhờ sự điên rồ và phá cách của Nokia thời bấy giờ, người Phần Lan đã giành được ngôi vương thị trường điện thoại di động từ tay của Motorola.
Rồi đến một ngày, kỹ sư lâu năm Roger Jellicoe nhìn thấy một bản vẽ thiết kế concept một chiếc điện thoại nắp gập do các nhà thiết kế của Motorola phác thảo, ông nhận ra rằng, chiếc máy này hoàn toàn có thể trở thành sản phẩm thương mại, với điều kiện ông cùng những đồng sự có thể giữ bí mật về chiếc máy này. Vậy là dự án với tên mã Razor ra đời.
Đến đây cũng phải nhắc lại, trước giờ nhiều nguồn thông tin nói rằng dự án phát triển chiếc Moto Razr V3 có tên Siliqua. Thật ra không phải. Siliqua là tên mã của chiếc V3i, phiên bản cải tiến với camera tốt hơn, hỗ trợ thử nhớ microSD, màn hình đẹp hơn và nghe được nhạc mp3, hoặc thông qua iTunes, hoặc thông qua ứng dụng DAP của Motorola. còn chiếc máy đầu tiên, V3 R374 thì có tên mã Razor trong phòng lab của Motorola.
Quay trở lại thời điểm ban đầu, Jellicoe và nhóm kỹ sư của dự án Razor quyết định làm đêm và những ngày cuối tuần, để thông tin về chiếc máy không bị tiết lộ ra ngoài.
Rồi vị kỹ sư lâu năm của Motorola có được một đồng minh lớn, phó chủ tịch phụ trách mảng marketing của tập đoàn, ông Geoffrey Frost. Nhìn vào thiết kế chiếc máy, ông Frost nhận ra, thậm chí họ chẳng cần thuyết phục tất cả mọi người mua chiếc điện thoại gập siêu mỏng này. Chỉ cần nhìn vào những đường nét thiết kế của nó đã là quá đủ để mọi người thay đổi hoàn toàn nhận thức cá nhân của họ khi nhắc tới cái tên Motorola.
Nhưng điều gì đã khiến Razr V3 trở nên đặc biệt như vậy?
Quảng cáo
Hai thập kỷ trước, điện thoại vẫn còn bàn phím vật lý, túi quần jeans hoàn toàn không phải nơi lý tưởng để cất chiếc điện thoại, vì có thể vô tình bấm cuộc gọi. Giải pháp được đưa ra là điện thoại gập vỏ sò. Nhưng vấn đề của giải pháp này là thiết kế và kích thước điện thoại bị dày lên, bỏ túi không vừa. Đó là lúc thiết kế cực mỏng của Razr V3 giải quyết được vấn đề, với tham vọng của các kỹ sư Motorola khi ấy, là tạo ra cuộc cách mạng trong ngành điện thoại di động, giống hệt như những gì iPod của Apple đã làm được với thị trường máy nghe nhạc di động.
Năm 2004, Razr V3 phiên bản đầu tiên ra đời. Độ dày chưa đầy 14mm, nó thậm chí còn mỏng hơn rất nhiều mẫu điện thoại dạng thanh truyền thống khác đang có trên thị trường ở thời điểm ấy, và khi mở ra, thiết kế chiếc máy mỏng như tờ giấy. Vậy các nhà thiết kế đã làm như thế nào để đạt được điều này?
Đầu tiên, các kỹ sư quyết định dẹp cổng 3.5mm cắm tai nghe, và cổng adapter sạc pin giống mọi chiếc điện thoại khác. Thay vào đó, họ ứng dụng cổng Mini USB mới hơn. Vui một chút, Motorola mới là cái tên đầu tiên dẹp cổng cắm tai nghe trên điện thoại, 12 năm trước khi Apple ra mắt iPhone 7.
Để máy mỏng nhất có thể, họ không làm bàn phím theo kiểu truyền thống, tức là một cái khung dập nổi lót bên trong chassis đục lỗ. Thay vào đó, bàn phím chiếc máy gần như là một tấm kim loại mỏng và phẳng. Để không ấn nhầm, các kỹ sư Motorola phải lót thêm những dải cao su nhỏ để chia tách từng nút bấm với đèn nền. Những dải cao su này cũng giúp chiếc máy có cái chất hiện đại hơn.
Quảng cáo
Rồi thay vì đặt ăng ten ở trên đầu, gần bản lề chiếc máy, phần gồ lên của nửa dưới thân máy chính là vị trí đặt ăng ten thu phát sóng viễn thông.
Ở phiên bản đầu tiên, V3 tên mã R374, chỉ có màn hình phụ bên ngoài nhỏ xíu, chứ không có màn hình tràn một nửa không gian bên ngoài chiếc điện thoại như V3i. Và để chiếc máy không bị cong, Motorola phải dùng kính để bảo vệ màn hình, thay vì những tấm nhựa như nhiều chiếc máy khác. Và đáng chú ý nhất, phần còn lại của lớp khung vỏ chiếc máy không làm bằng nhựa, mà làm bằng nhôm.
Phó chủ tịch marketing Frost bỏ chữ O trong tên mã dự án, biến chiếc điện thoại này thành RAZR, chọn nó làm tên thương mại. Tháng 11/2004, Motorola Razr V3 bán ra thị trường với giá 500 USD, tính cả tỷ giá lạm phát của năm 2024 tương đương 800 USD, ngang một chiếc iPhone 15 đời mới hiện giờ. Cả nhà thiết kế Jellicoe lẫn phó chủ tịch marketing Frost đã thành công: Mọi người không chỉ ấn tượng, mà còn thèm muốn được sở hữu nó.
Khi ấy, tất cả mọi người đều quá ấn tượng bởi thiết kế của chiếc máy, hệ quả là chẳng ai quan tâm tới việc linh kiện bên trong Razr V3 chẳng khác gì mấy chiếc điện thoại nắp gập khác của Motorola cả. Đương nhiên máy vẫn xem được video, vẫn nghe được nhạc, nhưng với bộ nhớ chỉ có 5.5MB không hỗ trợ thẻ nhớ của phiên bản đầu tiên, chiếc máy cũng chỉ đủ dung lượng tải vài bản nhạc mp3 chất lượng cực thấp, bitrate đâu đó quãng 32 đến 64 kbps.
Khi quá trình sản xuất chiếc Razr V3 tăng về sản lượng, các nhà mạng sau đó bán chiếc máy này chỉ có 99 USD kèm 2 năm hợp đồng viễn thông. Chỉ sau vài tháng, Razr V3 trở thành chiếc điện thoại bán chạy nhất nước Mỹ. Từ David Beckham đến Reese Witherspoon, nó giống như một món phụ kiện trang sức trên tay những người nổi tiếng, và hiện diện trong vô vàn những bộ phim và series truyền hình ở thời điểm ấy. Như trong hình dưới đây là phiên bản giới hạn, vỏ bằng vàng, giá 1.500 USD:
Đầu năm 2005, Motorola cho ra mắt Razr V3x, về cơ bản là một phiên bản Pro, với việc hỗ trợ kết nối 3G, một camera selfie riêng bên trong thân máy, nâng cấp cấu hình linh kiện toàn diện, và một slot thẻ nhớ microSD. Nhưng chiếc máy này vừa dày hơn, vừa nặng hơn, chẳng hề có cái chất như V3 ban đầu:
Cuối năm 2005, Razr V3i ra mắt, phiên bản nâng cấp toàn diện nhưng với dáng vẻ giống hệt như V3. Camera được nâng cấp từ độ phân giải VGA 0.3 megapixel lên 1.2 megapixel, có cả thẻ microSD tháo rời được. Và vài chiếc máy của một số nhà mạng còn cài cả iTunes, giải pháp tải và nghe nhạc trực tuyến nổi bật nhất thời điểm ấy. Dù sao đi chẳng nữa, thời điểm ấy iPod cũng vẫn là một thế lực trong ngành thiết bị công nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, tùy khu vực, iTunes trong Razr V3 chỉ có tối đa từ 50 đến 100 bài hát. Đây là giới hạn mà Apple đưa ra, vì họ nhận ra rằng, nếu điện thoại có iTunes, chẳng còn ai cần mua iPod nữa.
Tính đến năm 2006, Motorola Razr bán còn chạy hơn cả iPod, chạm ngưỡng 50 triệu chiếc bán ra toàn cầu vào tháng 7 năm ấy.
Trớ trêu ở chỗ, thiết kế xong chiếc máy độc đáo, đột phá và ấn tượng này, Motorola lại quay trở về với lối tư duy và làm việc thủ cựu cũ. Bằng chứng nằm ở chính những chiếc máy Razr V3 ra mắt sau đó. V3xx giống như V3x kết hợp với V3i. Razr2 ra mắt năm 2007, cùng thời điểm với iPhone thế hệ đầu tiên có màn hình ngoài 2 inch với khả năng cảm ứng, nhưng bị coi là có mức giá quá đắt cho một chiếc feature phone không có bàn phím đầy đủ, như những chiếc Blackberry ở thời bấy giờ.
Sau 12 quý liên tiếp, tức 3 năm ròng rã là chiếc điện thoại bán chạy nhất nước Mỹ, Motorola Razr V3 bị soán ngôi. Ông vua mới của thị trường điện thoại Mỹ chính là iPhone 3G, ra mắt năm 2008. Chỉ vài tháng sau đó, Motorola cho dừng sản xuất những chiếc máy Razr V3, đương nhiên là sau khi đạt được doanh số đáng nể của một thiết bị công nghệ, ước tính 130 triệu máy bán ra trên toàn cầu.
Đến năm 2011, Motorola làm smartphone Android, và họ cho ra mắt chiếc Droid Razr. Giống hệt như Razr V3 7 năm về trước, Droid Razr với độ dày chỉ 7.1mm, nó trở thành chiếc smartphone mỏng nhất hành tinh ở thời điểm ấy. Nhưng với hầu hết mọi người, smartphone dạng thanh, từ iPhone 4S cho tới Samsung Galaxy SII cũng đã quá đủ mỏng gọn rồi, nên Motorola không thể tái hiện lại được mục tiêu ban đầu khi dự án tên mã Siliqua được hình thành.
Và bản thân Motorola khi ấy vốn cũng đang gặp khó khăn. Chiếc smartphone Android siêu mỏng không đủ để cứu họ. Năm 2012, mảng smartphone của Motorola được Google mua lại, cơ bản vì những sở hữu trí tuệ mà đơn vị này sở hữu. Chỉ hai năm sau, Lenovo mua lại Motorola Mobility.
Trên tay Motorola Razr 2020: nhỏ đẹp độc
Đây là phiên bản mới, tức là thế hệ điện thoại nắp gập thứ 2 mà Motorola bán ra. Có một số thay đổi lớn về cấu hình, màn hình, hoàn thiện tốt hơn… nhưng cơ bản thì nó vẫn là một chiếc điện thoại với màn hình gập lại được và mang những hình ảnh có…
tinhte.vn
Năm 2020, Moto Razr ra mắt, nhờ vào công nghệ tấm nền màn hình AMOLED dẻo, Lenovo đã có thể tạo ra một chiếc điện thoại gập với thiết kế tương đồng với Razr V3 năm xưa. Có lẽ chiếc máy này cũng tìm được một tập khách hàng riêng, nên đến giờ đã ra mắt được đến thế hệ thứ 3.
Nhưng khi nhắc lại chuyện của quá khứ, có lẽ Razr V3 chính là chiếc máy đã biến chiếc điện thoại di động trở thành một món đồ trang sức, sử dụng những loại vật liệu cao cấp chứ không phải những cục nhựa thô kệch. Và khi cuộc chạy đua cấu hình thiết bị di động sẽ không bao giờ kết thúc, chiếc điện thoại mạnh nhất năm nay sẽ không thể so sánh được với hiệu năng của những thiết bị ra mắt sau này, những những thiết kế được coi là kinh điển sẽ luôn luôn được ghi nhớ trong lòng người sử dụng và cả cộng đồng.
Theo Techspot