Phần lớn các máy bay thương mại đều đều có hình dạng tiêu chuẩn là cánh gắn với một phần thân hình ống. Thiết kế này rất thành công nên đã thống trị kiến trúc hàng không vũ trụ từ những năm 1930 tới nay. Nhưng kiểu dáng này vẫn có nhiều nhược điểm về lực cản, không gian bên trong và hiệu quả nhiên liệu. Chưa kể lượng khí thải từ ngành hàng không đang tăng nhanh trong những năm gần đây.
Vì vậy rất cần phải có một hình dạng hoàn toàn mới để tiết kiệm nhiên liệu và lượng khí thải. Một giải pháp hứa hẹn chính là thiết kế cánh liền thân (BWB), với cánh và thân máy bay hòa vào nhau mà không có đường phân chia rõ ràng. BWB trái ngược với thiết kế hiện tại, khi cánh và thân máy bay là hai phần tách bạch nhau.
Ý tưởng về BWB không mới mà đã có từ những năm 1920 và được áp dụng trên máy bay ném bom B-1 Lancer. Ngoài ra, Boeing cũng đã nghiên cứu nó và chế tạo một máy bay nguyên mẫu không người lái là X-48, nhưng đã thất bại vì X-48 thiếu sự ổn định.
Mới đây thì Natilus, một startup trong lĩnh vực hàng không vũ trụ có trụ sở tại San Diego, đã công bố kế hoạch chế tạo máy bay cánh liền thân dành để chở khách và hàng hóa mang tên Horizon. Nó có thể chở 200 hành khách từ New York đến Luân Đôn với lượng khí thải thấp hơn 50% trên mỗi ghế ngồi.
Vì vậy rất cần phải có một hình dạng hoàn toàn mới để tiết kiệm nhiên liệu và lượng khí thải. Một giải pháp hứa hẹn chính là thiết kế cánh liền thân (BWB), với cánh và thân máy bay hòa vào nhau mà không có đường phân chia rõ ràng. BWB trái ngược với thiết kế hiện tại, khi cánh và thân máy bay là hai phần tách bạch nhau.
Ý tưởng về BWB không mới mà đã có từ những năm 1920 và được áp dụng trên máy bay ném bom B-1 Lancer. Ngoài ra, Boeing cũng đã nghiên cứu nó và chế tạo một máy bay nguyên mẫu không người lái là X-48, nhưng đã thất bại vì X-48 thiếu sự ổn định.
Mới đây thì Natilus, một startup trong lĩnh vực hàng không vũ trụ có trụ sở tại San Diego, đã công bố kế hoạch chế tạo máy bay cánh liền thân dành để chở khách và hàng hóa mang tên Horizon. Nó có thể chở 200 hành khách từ New York đến Luân Đôn với lượng khí thải thấp hơn 50% trên mỗi ghế ngồi.
Horizon chở được tải trọng 25 tấn và bay được 6.500 km, vì vậy nó sẽ đảm nhận được các chuyến bay xuyên lục địa với chi phí vận hành thấp hơn 50% và tiêu thụ nhiên liệu ít hơn 30%. Ngoài ra, nó còn có sức chứa lớn hơn 40%, nhưng ít lực cản hơn so với với các máy bay Boeing 737 và Airbus A320.
Thân máy bay rộng hơn và không còn giống một cái ống nữa. Natilus cho biết Horizon có thêm 30% diện tích sàn so với máy bay thông thường, nên sẽ có nhiều cách bố trí chỗ ngồi khác nhau bên trong. Các yêu cầu đối với phi hành đoàn và tiếp viên cũng sẽ rất khác so với máy bay thân ống truyền thống. Để hạn chế rủi ro, Horizon sẽ sử dụng công nghệ động cơ hiện có.
Không những vậy, Natilus còn đang phát triển mẫu máy bay không người lái Kona nhỏ hơn chuyên chở hàng. Chiếc này có thể chở được 3,8 tấn hàng và có phạm vi bay 1.667 km, rất hợp với hoạt động vận tải cự ly ngắn. Bên trong Kona chứa được các thùng container tiêu chuẩn, nên sẽ không gặp khó khăn gì nếu để hàng hóa trong những thùng này. Kona có thể cất và hạ cánh ở những nơi có cơ sở hạ tầng thô sơ nhất.
Kona có hình dạng tương tự Horizon nhưng phần đuôi cánh nằm ngang hơn. Nó đã nhận được 400 đơn đặt hàng và một nguyên mẫu với quy mô đầy đủ sẽ cất cánh vào năm 2028. Kona chính là tiền đề cho Horizon vì phần lớn công nghệ của nó sẽ được chuyển giao cho Horizon, dự kiến hoạt động năm 2030. Cột mốc 2030 là một mục tiêu rất tham vọng vì 6 năm là quá ngắn để một chiếc máy bay có thiết kế quá mới chuyển từ mô hình sang chứng nhận đầy đủ.
Horizon và Kona.
Thách thức lớn của Horizon chính là chi phí trả trước khổng lồ để phát triển và cấp chứng nhận. Với thiết kế khác lạ như vậy, các cơ quan quản lý ắt hẳn sẽ rất thận trọng. Chưa kể việc thuyết phục khách hàng mua Horizon có lẽ cũng rất khó khăn.
Quảng cáo
Cánh liền thân cũng có những nhược điểm. Trước hết các sân bay sẽ cần phải được cải tạo để phù hợp với chúng. Tiếp đến là không chắc liệu hành khách có muốn ngồi ở những chỗ quá xa cửa sổ hay không.
Dù gì đi nữa thì trong bối cảnh nhu cầu máy bay chở khách ngày càng cao và Boeing đang gặp khó khăn, đây là lúc thích hợp để Natilus tham gia cuộc chơi. Tất cả những gì họ có được hiện tại là dữ liệu đường hầm gió và mô hình thu nhỏ, còn việc chế một nguyên mẫu với quy mô đầy đủ có thể phải mất một thời gian nữa.
Theo New Atlas, Natilus.