TTBC2024

TTBC2024


[Nghiên cứu] Dùng dữ liệu từ cảm biến trên điện thoại để theo dõi và phát hiện sớm trầm cảm

bk9sw
15/7/2015 16:12Phản hồi: 14
[Nghiên cứu] Dùng dữ liệu từ cảm biến trên điện thoại để theo dõi và phát hiện sớm trầm cảm
Trungdt5.jpg

Dữ liệu thu thập từ các cảm biến trên điện thoại có thể giúp phát hiện những triệu chứng của bệnh trầm cảm theo một nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí Medical Internet Research. Bằng việc theo dõi hành vi sử dụng điện thoại mỗi ngày và dữ liệu định vị GPS, các nhà khoa học cho rằng họ có thể nhận biết ai đang gặp các triệu chứng trầm cảm với độ chính xác cao. Tuy nhiên, với quy mô nghiên cứu nhỏ và thiếu nhiều mốc dữ liệu quy chiếu, phương pháp này vẫn chưa thể sẵn sàng để áp dụng vào lúc này.

Trầm cảm là một trong những căn bệnh tinh thần phổ biến nhất tại Mỹ và theo một thống kê vào năm 2012, có khoảng 16 triệu người trưởng thành hay 6,9% dân số nước Mỹ từng trải qua một giai đoạn trầm cảm nghiên trọng. Do đó, việc tìm ra những phương pháp mới để theo dõi bệnh nhân là điều rất cần thiết. Nhà khoa học hành vi kiêm đồng tác giả nghiên cứu David Mohr tại đại học Northwestern cho rằng thu thập dữ liệu từ các cảm biến trên điện thoại có thể giúp phát hiện những ai đang có nguy cơ trầm cảm và đảm bảo rằng bệnh nhân được điều trị kịp thời.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đăng 1 tin quảng cáo trên Craiglist để mời 40 tình nguyện viên có tuổi từ 19 đến 58. Họ yêu cầu những người tham gia hoàn thành một bài khảo sát trầm cảm thông thường sau đó theo dõi hoạt động di chuyển và tỉ lệ sử dụng điện thoại của nhóm người này trong vòng 2 tuần thông qua một ứng dụng trên Android có tên Purple Robot.

Những ai bị trầm cảm có xu hướng ít đi đây đi đó hơn so với người bình thường và ở khía cạnh xã hội, họ cũng ít giao thiệp hơn. Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích dữ liệu của 28 người tham gia để tìm hiểu xem liệu có một mối liên hệ nào đó giữa tỉ lệ sử dụng điện thoại cao - một dấu hiệu cho thấy sự xa lánh xã hội, hoặc dữ liệu GPS đối với bệnh trầm cảm hay không. 12 người còn lại không thể tham gia nghiên cứu do những trở ngại về kỹ thuật và một vài lý do cá nhân khác.

Kết quả ban đầu cho thấy dữ liệu thu thập từ điện thoại rất liên quan với mức độ trầm cảm của những người tham gia. Sohrob Saeb - nhà khoa học máy tính tại đại học Northwestern nói: "một người càng bị trầm cảm thì hoạt động di chuyển của họ càng bất thường." Điều này có nghĩa họ không rời hay trở về nhà vào những thời điểm cụ thể, Saeb giải thích. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng những ai bị trầm cảm nặng cũng sử dụng điện thoại nhiều hơn.

Nhìn chung, mô hình được các nhà khoa học phát triển có thể phát hiện những ai đang có triệu chứng trầm cảm ở tỉ lệ chính xác đến 87%. David Mohr cho biết phát hiện này "gợi ý rằng dữ liệu từ cảm biến trên điện thoại có thể được dùng để cung cấp dấu hiệu hành vi của chủ thể đối với bệnh trầm cảm."

Depression.jpg

Mặc dù nhận được ý kiến đồng tình từ nhiều nhà khoa học nhưng nghiên cứu trên vẫn chưa thể phản ánh hoàn toàn vấn đề. Nhóm nghiên cứu từ Northwestern mặc dù đã sử dụng dữ liệu từ cảm biến điện thoại nhưng không thể làm sáng tỏ người được theo dõi dùng điện thoại để làm gì, chẳng hạn như lướt web, chơi game hay giao tiếp với người khác qua các dịch vụ chat hay mạng xã hội. Có thể xem sự lảng tránh trước các giao tiếp xã hội thường là một trong những dấu hiệu đặc trưng của trầm cảm nhưng nếu biết được liệu họ có sử dụng điện thoại để nói chuyện với người khác hay không sẽ mang lại kết quả chính xác hơn.

Mohr cho rằng dữ liệu sử dụng điện thoại thu thập theo nghiên cứu không bao gồm hoạt động giao tiếp. "Thay vào đó, người tham gia sử dụng các ứng dụng hay lướt web để đánh lạc hướng bản thân khỏi những nỗi đau tinh thần hay tránh rơi vào tình trạng xấu."

Các nhà khoa học cũng không thể hỏi người tham gia rằng họ có sử dụng điện thoại để làm việc hay không. Kết quả sẽ chính xác hơn nếu có được thông tin về khả năng người tham gia nghiên cứu làm việc tại một hoặc nhiều địa điểm bởi điều này phản ánh sự bất quy tắc của hoạt động di chuyển.

Cuối cùng, tuổi tác của người tham gia vẫn chưa được xem xét. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã cho thấy người dưới 45 tuổi thường dành ra nhiều thời gian sử dụng ứng dụng hơn so với người trên 45 tuổi nhưng mốc dữ liệu này thực tế không được khai thác trong nghiên cứu của đại học Northwestern. Do đó, Ethan Berke - nhà nghiên cứu dịch tể tại đại học Dartmouth cho rằng việc thiếu sót mốc dữ liệu này khiến "nghiên cứu trở nên vô hiệu và họ cần đưa ra lưu ý trước khi giải thích về kết quả nghiên cứu."

Mohr và nhóm của ông hiện đang thực hiện một nghiên cứu mới với 120 người tham gia. Nhóm người này sẽ được chọn lọc kỹ hơn theo các khía cạnh của trầm cảm, lo âu và các triệu chứng tinh thần khác. Mohr cho biết nhóm nghiên cứu xem xét hành vi di chuyển của họ nhưng có khả năng họ đang gặp phải một số vấn đề nhất định về sức khỏe chẳng hạn như mệt mỏi hay di chuyển khó khăn, do đó "họ trông như bị trầm cảm nhưng thực tế thì không." Với nghiên cứu mới, nhóm sẽ thu thập nhiều thông tin hơn về người tham gia cũng như môi trường của họ.

Theo nhà trị liệu thần kinh Justin Baker tại đại học Harvard thì những hạn chế của nghiên cứu có thể được khắc phục trong những thí nghiệm tiếp theo. Rất nhiều bác sĩ hiện đang tìm cách khai thác các cảm biến trên điện thoại để thu thập dữ liệu sức khỏe và bộ công cụ Apple Research Kit là một ví dụ rất điển hình. Việc có thể nhận biết các yếu tố hành vi liên quan đến bệnh trầm cảm một cách bị động có thể mở ra rất nhiều khả năng cho hoạt động điều trị. Baker nói: "Thử tưởng tượng một thế giới trong đó các thiết bị chúng ta đem theo mỗi ngày có thể giúp chúng ta theo dõi sức khỏe tinh thần và cảnh báo cho chúng ta trước khi cần đến các liệu pháp tinh thần."

Quảng cáo



Theo: JMIR
14 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nhưng chính dùng Smartphone nhiều lại khiến con người trở lên ít nói và trầm cảm
alexalexoe
ĐẠI BÀNG
9 years
@ledat19121991 ít nói khác, trầm cảm khác, và dùng smartphone ko phải một trong những nguyên nhân chính gây trầm cảm bạn ơi
neoline
ĐẠI BÀNG
9 years
Ngày xưa xài stupidphone đâu có cảm biến đâu nên không trầm cảm, giờ smartphone có cảm biến nên mới trầm cảm đó. Nhất là đi cafe vs mấy đứa bạn mỗi đứa 1 cái điện thoại ngồi bấm bấm thì em toàn tính tiền về trước không ak!
@neoline m đi uống càfe thì giao trước, càfe ngồi nc cho vui, ai cầm phone bấm bấm lướt mạng là trả tiền hết 😁
Cài apps đo thờ gian sử dụng smartphone là biết ngay à.
đợi cái cảm biến phát hiện Trĩ 😁:D:D:D:D:D:D
ôm điện thoại với laptop hoài thì trước sau cũng bị thui 😁 :D
Nhìn một đống người ngồi tay lăm lăm cái điện thoại di động như kia bảo sao không trầm cảm chứ. Mà cái nokia E71 kia nhìn sao giống cái của mình thế không biết nữa
Dùng em này là an toàn nhất tại thời điểm này đó
Bảo mật khá là tốt
Quăng cái smartphone đi là hết ngay!
Ít nói cũng tốt mà
giờ cứ cắm mặt vào điện thoại check nọ check kia, không trầm cảm mới lạ đó 😔
sử dụng điện thoại quá nhiều, ko giao tiếp với ai, thanh niên sống ảo ngày càng tăng, gia tăng chứng trầm cảm.
Nghĩ cũng lạ!
Thời kì hiện đại như bây giờ có biết bao nhiêu trò vui vẻ như du lịch nước ngoài, internet, phim ảnh, truyền hình cáp, game, smartphone, PC, tablet.... hơn xa rất nhiều so với thời kì trước chỉ có kịch nghệ, tuồng chèo...
Nhưng chắc vụ trầm cảm cũng chẳng giảm xuống là bao...
Thậm chí mình đang ở VN, thấy mấy đứa bạn, người khác đi du học, du lịch vi vu khắp thế giới, trải nghiệm bao nhiêu điều, ăn sung mặc sướng là muốn bị trầm cảm và tự kỉ... dù mình còn sướng hơn thời ông bà rất nhiều, thời ngay cả điện cũng ko có mà xài...
Vậy trầm cảm là vấn đề tâm lý của mọi thời đại chứ ko phụ thuộc vào trinh độ công nghệ hay mức độ phong phú của giải trí của thời đại đang sống...
Đúng là buồn vui tại Tâm chứ ko phải tại Ngoại....
Khoa học chứng minh cần sa rất tốt cho chứng bệnh trầm cảm và ung thư ^^!

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019