[Nghiên cứu] Vi khuẩn biến đổi gen sống trong ruột muỗi có thể giúp ngăn ngừa bệnh sốt rét

uhraman
17/7/2012 6:44Phản hồi: 51
[Nghiên cứu] Vi khuẩn biến đổi gen sống trong ruột muỗi có thể giúp ngăn ngừa bệnh sốt rét
Sốt rét, căn bệnh quái ác hoành hành ở nhiều châu lục đã và đang gây ra hàng triệu cái chết với hơn 500 triệu người mắc trên thế giới, và cho đến giờ thực sự vẫn chưa có phương cách xóa bỏ nào chứng tỏ được tính hiệu quả và rẻ tiền. Tuy nhiên, điều đó có thể sẽ thay đổi trong tương lai gần khi mới đây, nghiên cứu cho thấy một loại vi khuẩn biến đổi gen có thể chống lại bệnh này ngay từ bên trong cơ thể của muỗi, vật trung gian truyền bệnh cho con người. Được biết, loại vi khuẩn này sẽ tiết ra các chất có tác dụng phá hủy hoặc kìm hãm sự lan truyền của bệnh sốt rét từ muỗi sang người.

Lâu nay, một trong những phương pháp phòng ngừa sốt rét cơ bản mà các tổ chức y tế thực hiện là phun thuốc diệt côn trùng và dùng màn chống muỗi. Tác hại của thuốc diệt côn trùng và chi phí tài trợ cho các dự án cung cấp miễn phí màn chống muỗi khá cao (do có quá nhiều người) là một trong những bất cập của các biện pháp trên. Trong khi đó, số người bị nhiễm bệnh trên thế giới thì vẫn còn rất nhiều.

Trước tình hình đó, gần một thập kỷ về trước, giáo sư Marcelo Jacobs-Lorena và nhóm của mình thuộc đại học Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health tại Hoa Kỳ, đã đề xuất phương pháp biến đổi gen của muỗi sao cho tự chúng có thể chống lại được các ký sinh trùng sốt rét (tên khoa học của loại ký sinh trùng này là Plasmodium falciparum). Tin vui là Marcelo đã thành công trong việc tạo ra một loài muỗi mới có thể sản sinh ra các peptit chống lại căn bệnh. Công trình được đăng trên tập san Nature và rất hứa hẹn khi ở trong phòng thí nghiệm, tuy nhiên trong môi trường thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Nguyên do rất đơn giản, giả sử rằng Marcelo có thể tạo ra hàng triệu con muỗi biến đổi gen sau đó thả chúng vào tự nhiên thì không có lý do gì để chúng tản mác ra trong một vùng rộng lớn và chúng cũng không có gen trội nào để có thể tiêu diệt/lấn át các giống muỗi truyền bệnh sốt rét và thay thế cho chúng.

Không chịu từ bỏ, Marcelo đã thay đổi cách suy nghĩ của mình, ông và nhóm nghiên cứu đã nhìn theo một hướng khác, thay vì biến đổi gen của muỗi, họ nhận thấy rằng ký sinh trùng Plasmodium trước khi truyền sang con người sẽ phải trải qua một phần quan trọng trong vòng đời của nó ở ruột giữa của vật chủ (muỗi). Nếu trong giai đoạn này sự phát triển của ký sinh trùng bị phá hủy hoặc kìm hãm thì căn bệnh sẽ không thể truyền được sang người. Vấn đề đặt ra rất logic: làm sao để 1) tạo ra vi khuẩn có thể tiết ra các peptit có các chức năng đề cập trên và 2) đưa chúng vào ruột giữa (thuộc hệ tiêu hóa) của muỗi?

Để giải quyết vấn đề thứ nhất, Marcelo và cộng sự đã quyết định tập trung biến đổi gen loài vi khuẩn sống cộng sinh ngay trong ruột của muỗi. Nhóm đã thành công trong việc biến đổi gen của loài vi khuẩn này khiến chúng có thể tiết ra peptit scorpine với công năng phá hủy màng của ký sinh trùng sốt rét hoặc peptit EPIP có thể ngăn cản quá trình xâm chiếm ruột giữa của ký sinh trùng này. Điều đặc biệt là số lượng các vi khuẩn biến đổi gen khi đã ở trong ruột muỗi sẽ chỉ tăng nhanh khi nhận được nguồn dinh dưỡng có từ máu người do muỗi hút vào. Nhiều người lo sợ nếu nó xâm nhập vào con người thì sao, tuy nhiên, theo các nhà khoa học cho biết thì loại vi khuẩn này hoàn toàn vô hại đối với con người.

Giải quyết vấn đề thứ hai đơn giản hơn rất nhiều dựa trên kiến thức cơ bản về loài muỗi. Có lẽ anh em chúng ta đây ít người biết rằng thức ăn chính của muỗi là đường có trong hoa quả và nhựa cây và chỉ muỗi cái mới cần máu để bổ sung protein cho quá trình sinh sản mà thôi. Do vậy, để đưa vi khuẩn đã biến đổi gen vào ruột của muỗi, các nhà khoa học đã nhúng một miếng bông vào hỗn hợp đường và vi khuẩn này sau đó cho muỗi ăn. Vi khuẩn sau khi vào ruột sẽ cư trú trong đó và đợi “thời cơ” để phát triển nhanh chóng (khi có máu).

Sau khi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu thấy rằng chỉ có 14% (đối với vi khuẩn tiết ra scorpine) và 18% (đối với vi khuẩn tiết ra EPIP) cá thể muỗi đã được "chén" loài vi khuẩn biến đổi gen bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét, số còn lại hoàn toàn không thể truyền bệnh cho con người. Đây có thể được coi là lời khẳng định cho sự thành công của nghiên cứu.

Theo Marcelo, bước tiếp theo trong thời gian tới của nhóm nghiên cứu là kiểm nghiệm loại vi khuẩn này một lần nữa trong môi trường thực. Nhóm sẽ phải thuyết phục chính quyền và dân cư địa phương ở khu vực thử nghiệm để họ cho phép tiến hành, bởi lẽ, đối với số đông chúng ta, khi nghe đến sinh vật biến đổi gen thì đã thấy hoảng sợ mất rồi. Hy vọng kết quả thử nghiệm sẽ thành công tốt đẹp và trong tương lai không xa căn bệnh sốt rét sẽ bị đẩy lùi trên toàn thế giới này.

Hình ảnh giáo sư Marcelo bên các lồng nuôi muỗi tại Viện Nghiên Cứu Sốt Rét trực thuộc đại học Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health
Nguồn: TechnologyReview
51 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

con muỗi đẹp hơn ông giáo sư 😁
@nhangheoxaidtcuibap Nhưng ông Giáo sư có quyền đập chết cha con muỗi:D
@logoo2011 vì ông Giáo sư thua con muỗi, nên ganh tị với nhan sắc con muỗi. từ đó sinh ra dã tâm hại đời con muỗi. ha ha.
nuôi muỗi, hehe, chăn nuôi lấy thịt
kutj'
ĐẠI BÀNG
12 năm
@dong_tuyet93 bạn mún gom bao nhiêu gạch màk phát ngôn sock wá
passport07
ĐẠI BÀNG
12 năm
@dong_tuyet93 Hợp với bác này , minh định Nuôi Ếch , kaka .Thân
Quá hay. Nhưng phải cần một thời gian dài nữa mới dứt hẳn được bệnh sốt rét nếu làm theo cách này. Chắc 1 tg nữa sẽ nghiên cứu thành công vắc xin

Sent from my GT-I9100G using Tinhte.vn
Lấy độc trị độc ;)
xkagaya
ĐẠI BÀNG
12 năm
@Hyper But định nói câu này bị dành mất >_<
dạo này phát triển y học rất nhanh, đó mới là con người
Tomy_
ĐẠI BÀNG
12 năm
Trong cái rủi có cái may !!!
Ghét loài muỗi nhất,thế mà có ông thợ xây gần chỗ mình buổi tối cứ để muỗi cắn,rồi đập muỗi vẽ lên tuong 1 con HƯƠU,nguy hiểm.
Sau đây có 1 câu chuyện vui về loài muỗi(câu chuyện do 1 người bạn kể cho mình)
Muỗi,Ruồi,Nhện
Ruồi sau khi trúng đề cho muối vay 2 triệu đồng,xong đi ngang đường gặp nhện kể cho nhện nghe:
Ruồi : E Nhen,tao vừa cho thằng Muỗi vay 2 triệu,ăn chơi VKL
Nhện : The mày cho nó vay rồi hả ?
Ruồi : Cho luon chứ !
Nhện : DKM , Ngu VL , Muỗi chỉ sống được 1 tuần thôi
Ruồi : Shift ! Đệt !
😁
Không biết con muỗi nào mà cắn phải ông nghiện liệu về sau không hút máu ông ấy liệu sống được không nhỉ,hay lên cơn nghiện rồi chết khổ!
🆒
falconvn
ĐẠI BÀNG
12 năm
@pham minh dao "1 tuần thôi "
cái đệt =))
thế này sau khi thí nghiệm thành công để phòng bệnh sốt rét thay vì uống hay tiêm thuốc chúng ta sẽ đứng cho muỗi nó đốt à ?
miền nam nước ta sắp thoát bệnh rùi😁 dân ta đỡ bao nhiêu tiền 😃
P/S: mình ghét muỗi vì sợ nó trích ông HIV chẳng may dính phải 1% thì tắt điện
boyxigon113
ĐẠI BÀNG
12 năm
@QuocDung336 virus hiv ko sống trong máu muỗi dc đâu bạn ơi, lo hão!
@boyxigon113 Em vẫn sợ 😔 mặc dù em biết điều đó
kenfly51
ĐẠI BÀNG
12 năm
@QuocDung336 HIV không lây qua "đường muỗi" nhé bạn 😃
@kenfly51 Em vẫn kinh!!!
Lấy độc trị độc, may mà nhà mình ít muỗi 😁
Cái này gọi là dùng độc trị độc hehe 😃

Sent from my ST18i using Tinhte.vn
Xem xét kĩ đi đã .ko lại giống thảm hoạ trong phim 'Im legend"thì chết.phát triển virus ngăn chặn bệnh ung thư nhưng virus phát triển thành 1dịch bệnh trên người
@blackdance66 hệt suy nghĩ của mình lúc đọc dc đoạn đầu 😆 kết phim đấy thật 😃 ý tưởng hay 😁
Ko có con muỗi thì ông giáo sư cạp đất mà ăn à

Sent from my GT-I9100 using Tinhte.vn
@granitebinh Bạn trả cũng spam rất vô duyên 😁
boyxigon113
ĐẠI BÀNG
12 năm
bài dài quá! trong khi đọc bài này mình vẫn phải lấy tay xua muỗi dưới chân! 😕
tamluu77
TÍCH CỰC
12 năm
Đúng là cái nghiên cứu này hay, giúp con người có thể ngừa được bệnh. 😃
tctvn
TÍCH CỰC
12 năm
đồn tin đồn mua muỗi giá cao ^^!
boyxigon113
ĐẠI BÀNG
12 năm
@tctvn muỗi siêu nạc hả bác, 😁
dayfine
ĐẠI BÀNG
12 năm
có thể diệt được bệnh sốt rét nhưng ko thể diệt được muỗi vậy cũng ko khả quan lắm
mình ghét nhất là con muỗi vì nó cắn làm mình ko ngủ được :mad: mà mình thì lại rất khó ngủ 😔
có cách nào làm cho muỗi cái ko cắn người nữa ko 😃
@dayfine có chứ bạn, hãy cho nó uống thuốc tránh thai😃
tranpduy
ĐẠI BÀNG
12 năm
Ở Việt Nam mình chắc miễn nhiễm sốt rét cho những ai uống cafe (không rõ nguồn góc) rồi,
Sốt rét đặc trị là "kí nin" cũng là thành phần chính tạo nên vị đắng đặc thù của cafe.
😔

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019