Có thể anh em đã xem bộ phim The Terminal (2004) - một bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Steven Spielberg cùng nam tài tử Tom Hanks. Bộ phim này kể về một người đàn ông Đông Âu bị mắc kẹt tại sân bay JFK ở New York trong suốt 9 tháng. Anh bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ nhưng cũng không thể trở lại quê hương vì một cuộc đảo chính quân sự. Bộ phim này dựa trên một nhân vật có thật và một câu chuyện có thật, chỉ khác là người đàn ông đó không phải gốc Đông Âu, ông bị kẹt sân bay Charles de Gaulle, Paris, Pháp thay vì New York. Người đàn ông đó tên là Mehran Karimi Nasseri, còn được gọi là Ngài Alfred. Ông đã bị kẹt tại sân bay Charles de Gaulle đến 18 năm, ông sống tại Terminal 1, xem nơi đây như ngôi nhà của mình từ năm 1988 đến 2006.
Mehran Karimi Nasseri được sinh ra tại một khu định cư của công ty dầu khí Anglo-Persian nằm ở Masjed Soleiman, Iran. Bản thân ông cũng không rõ mình sinh ra vào năm nào, 1945, 1947 hay 1953 và thậm chí ông còn tự nhận mình mang quốc tịch lúc thì Iran, lúc thì Anh, lúc thì Thụy Điển. Chỉ biết, cha của Nasseri là một bác sĩ người Iran, mẹ là một y tá người Scotland, cả 2 cùng làm việc cho công ty dầu khí Anglo-Persian.
Khi cha ông qua đời vào năm 1972, Nasseri bị gia đình chối bỏ. Ngài Alfred từ đó rời bỏ quê nhà, ông đến Anh vào tháng 9 năm 1973 để theo học ngành nghiên cứu Nam Tư tại đại học Bradford. Chưa đầy 1 năm sau, ông quay về Iran và đến năm 1977, ông nói mình bị trục xuất và tước quốc tịch Iran do biểu tình chống Shah (Mohammad Reza Pahlavi - vị vua cuối cùng của nhà nước đế quốc Iran, bị lật đổ trong cuộc cách mạng Iran vào năm 1979).
Ngài Alfred là ai?
Mehran Karimi Nasseri được sinh ra tại một khu định cư của công ty dầu khí Anglo-Persian nằm ở Masjed Soleiman, Iran. Bản thân ông cũng không rõ mình sinh ra vào năm nào, 1945, 1947 hay 1953 và thậm chí ông còn tự nhận mình mang quốc tịch lúc thì Iran, lúc thì Anh, lúc thì Thụy Điển. Chỉ biết, cha của Nasseri là một bác sĩ người Iran, mẹ là một y tá người Scotland, cả 2 cùng làm việc cho công ty dầu khí Anglo-Persian.
Khi cha ông qua đời vào năm 1972, Nasseri bị gia đình chối bỏ. Ngài Alfred từ đó rời bỏ quê nhà, ông đến Anh vào tháng 9 năm 1973 để theo học ngành nghiên cứu Nam Tư tại đại học Bradford. Chưa đầy 1 năm sau, ông quay về Iran và đến năm 1977, ông nói mình bị trục xuất và tước quốc tịch Iran do biểu tình chống Shah (Mohammad Reza Pahlavi - vị vua cuối cùng của nhà nước đế quốc Iran, bị lật đổ trong cuộc cách mạng Iran vào năm 1979).
Hành trình của ngài Alfred
Sau khi bị tước quốc tịch, Nasseri cần xin tị nạn tại một quốc gia khác bởi ông đã không còn quốc tịch. Ông đã lên kế hoạch đến Glasgow, Scotland với hy vọng tìm được người mẹ của mình. Ông đã liên tục xin tị nạn tại ít nhất là 7 quốc gia và phải đến tháng 10 năm 1981, Bỉ mới cho phép Nasseri tị nạn. Nasseri đã sống 6 năm tại Bỉ, ông làm việc tại một thư viện và nhận trợ cấp xã hội. Thế nhưng ông vẫn quyết định định cư ở vương quốc Anh. Nasseri lên đường đến Anh, xuất phát từ Paris, Pháp.
Theo một số báo cáo thì chiếc vali chứa tài lệu xin tị nạn của Nasseri đã bị đánh cắp khi ông đi tàu đến Paris nhưng cũng có báo cáo nói Nasseri đã gởi các tài liệu này trở về Brussels và nói dối rằng chúng bị đánh cắp. Dù không có giấy tờ, Nasseri vẫn quyết tâm lên máy bay đến London và dĩ nhiên, ông bị yêu cầu phải trở về Paris vì không có hộ chiếu. Nasseri như quả bóng bị đá qua đá lại giữa Anh, Bỉ và Pháp bởi không có chính phủ nước nào muốn tiếp nhận trường hợp của Nasseri - một người không có hộ chiếu, không có nơi để trả về. Sau cùng khi hết lựa chọn, cũng hết tiền, Nasseri đã quyết định ở lại Terminal 1 của sân bay Charles de Gaulle.
18 năm ở sân bay
Ngài Alfred bắt đầu ở Terminal 1 của sân bay Charles de Gaulle từ ngày 26 tháng 8 năm 1988. Ông đã chọn một chiếc ghế dài màu đỏ tại khu nhà hàng của Terminal 1 và xem đây là nhà. Tất cả đồ đạc của ông được chất xung quanh băng ghế này, ông để trong những chiếc hộp, túi nilon và vali. Ông sống bằng cách xin làm những công việc vặt tại sân bay và xin tiền từ hành khách qua lại, ăn tại McDonald's hay thức ăn được các nhân viên sân bay đem cho và đến tối thì ông quay về băng ghế đỏ. Hàng ngày ông còn viết nhật ký và nghiên cứu về kinh tế.
Vào năm 1992 sau khi sống tại Terminal 1 được 4 năm, trường hợp của Nasseri được một luật sư nhân quyền của Pháp tên Christian Bourget tiếp quản. Cùng năm này thì một tòa án Pháp đã đưa ra phán quyết rằng Nasseri đã nhập cảnh hợp pháp vào Pháp, nhưng không thể đuổi ông khỏi sân bay và cũng không thể cho phép ông nhập cảnh vào Pháp. Vì vậy, Nasseri luôn trong tình trạng lấp lửng (khá giống với tình cảnh của Edward Snowden khi anh ta bị mắc kẹt trong khu vực quá cảnh ở sân bay Sherremetyevo, Moscow, Nga - khu vực quá cảnh được nhiều quốc gia xem là không thuộc chủ quyền).
Năm 1999, luật sư Christian Bourget cuối cùng cũng đã thuyết phục được Bỉ gởi giấy tờ tị nạn thay thế cho ngài Alfred. Giấy tờ này sẽ cho phép ông ở lại Pháp nhưng khi nhận được giấy tờ, Nasseri lại từ chối ký tên vì ông cho rằng giấy tờ này là giả. Và thế là Nasseri tiếp tục ở lại sân bay Charles de Gaulle trong 7 năm nữa. Đến năm 2006, ông bị buộc phải rời khỏi sân bay để người ta đưa ông đến bệnh viện. Đây là lần đầu tiên Nasseri rời sân bay từ năm 1988. Dãy ghế ông thường ở cũng bị tháo bỏ.
Đến tháng 1 năm 2007, Nasseri ra viện và được chi hội Chữ thập đỏ Pháp ở sân bay chăm sóc. Ông được cho tạm trú tại một khách sạn gần sân bay và vào ngày 6 tháng 3 năm 2007, Nasseri được chuyển đến một trung tâm tiếp nhận từ thiện ở Paris và ông hiện đang sống tại một trung tâm dành cho người vô gia cư.
Quảng cáo
Vào năm 2004, đạo diễn Steven Spielberg đã ra mắt bộ phim bom tấn The Terminal lấy ý tưởng từ câu chuyện của Nasseri. Ngài Alfred không có cơ hội xem bộ phim này bởi khi ông rời sân bay lần đầu vào năm 2006 thì bộ phim đã ngừng công chiếu. Dù vậy, ông đã được DreamWorks trả khoảng 250.000 đô để sử dụng câu chuyện của mình. (Ảnh trên là Nasseri đứng cạnh bảng quảng cáo về bộ phim The Terminal - bộ phim dựa trên chính câu chuyện của ông).