@bigtoe10
Các nước khác giàu hơn, giỏi hơn, khôn hơn Việt Nam nhiều họ không biết ẩn danh à? Người giàu thì thế nào cũng phải sở hữu chứng khoán hay bất động sản thôi, làm sao cho người khác đứng tên được. Nếu cố tình trốn thuế bị phạt tù vào chục năm thì lúc đó tiền cũng chẳng để làm gì.
dân số tăng thì với 1 tỷ lệ người giàu thì con số người giàu cũng sẽ tăng. nhưng bất bình đẳng ngày càng tăng.
Nội qua đợt covid thấy rõ tình trạng xuống cấp của y tế giáo dục ở VN nó bê bết tới mức nào rồi. thêm vào đó là cơ sở hạ tầng chậm phát triển nhưng giá bds lại tăng mạnh thuộc top đầu tạo 1 cái nền mới và định giá tài sản nhưng lại ko đóng góp trực tiếp vào vòng xoay kinh tế
@A better world
nói nhu cầu cũng ko đầy đủ vì 1 quốc gia non trẻ phát triển cần sự định hướng của nhà nước tốt. Giá BDS ở VN cao vì nhiều lý do chứ không hẳn hoàn toàn do nhu cầu (do ít loại hình đầu tư an toàn, mấy thể loại cổ phiếu trái phiếu không phát triển thậm chí còn dính phốt nặng).
Hồi xưa Đặng Tiểu Bình khi được hỏi điều gì cần ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc thì ổng nói rằng:
đầu tiên là làm đường
thứ 2 là làm đường
sau đó tiếp tục làm đường.
Đường ở đây chỉ chung tất cả các yếu tố liên quan hạ tầng. Có hạ tầng tốt thì doanh nghiệp người dân có nhiều lựa chọn hơn (nguồn cung) về vị trí sản xuất, sinh sống, giúp đẩy tỷ lệ chi phí dành cho địa điểm, BDS thấp và có thể đẩy vào sản xuất, đầu tư kinh doanh. Hạ tầng tốt còn giúp giảm chi phí vận chuyển logistics, thời gian đi lại kích thích phát triển vùng miền.
Nhìn cái cao tốc phan thiết xây xong thay đổi bộ mặt kinh tế cả vùng trong thời gian ngắn mà ước j đã có từ nhiều năm trước và nhân rộng ở những vùng KT trọng điểm quanh HCM.
@Zam1991bp
Cais này mình hoàn đồng ý với bạn. Chơi cùng tụi Trung Quốc mỗi lần nó nhắc tới cơ sở hạ tầng là có câu cửa miệng 要想副,先修路 yao xiang fu, xian xiu lu. Đại ý muốn giàu có trước tiên phải làm đường. Những thành phố và khu đô thị cũ của xứ mình vì lối tư duy lợi ích nhóm quy hoạch chộp giật manh mún phân lô bán nền đường xá chẳng ra đâu vào đâu. Đến lúc thằng giàu cũng phải tắc đường lụt lội như thằng nghèo thì ngân sách đã cạn khó lòng sửa sai bắt buộc còn đất còn tát đúng nghĩa đen. Mấy tỉnh giàu Bình Dương Quảng Ninh quy hoạch sau rút kinh nghiệm nên chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng trước mới thoát vòng luẩn quẩn.
@thanh_satria
Nếu xã hội có nhiều người giàu thì họ sẽ tạo được công việc cho nhiều người hơn, nhà nước thu thuế được nhiều hơn để xây dựng cơ sở hạ tầng, lo cho an sinh xã hội. Xã hội nhiều người nghèo như mấy nước châu Phi mới nguy hiểm vì ngân sách của nhà nước sẽ rất thấp.
@A better world
Điều bác nói là chính xác trên lý thuyết, mấy thằng dlv mị dân ra rả đòi bình đẳng thu nhập xã hội cần vả vỡ a lô chúng nó. Nhưng khổ nổi phần lớn giới siêu giàu ở Việt Nam không đi lên từ sản xuất hay dịch vụ mà toàn dân đầu cơ ít hoặc không tạo ra giá trị cho xã hội. Cần có sự can thiệp thay đổi chính sách từ thượng tầng, mà thượng tầng thì... Haiz em làm culi cho tư bản tiếp đây.
Em thấy các bác cứ xem thống kê xong đổ thừa này nọ, đổ thừa cho cuộc đời làm gì cho mệt. Thay vào đó cứ tập trung phát triển bản thân, học thêm ngôn ngữ để bổ trợ cũng như tìm kiếm cơ hội làm giàu, kiếm tiền và tích cực hơn cho đời đỡ lầm than có phải hay hơn không =))
Kinh thật, ở VN thấy giới siêu giàu ngoài XH tăng nhanh r (quan sát sơ sơ của mình ngoài đường với buôn bán so với tầm 5-7 năm trước) mà bọn Indo với Mã Lai còn kinh hơn
Dân mình giờ sở hữu ô tô trên 1 tỷ rất nhiều kể cả dưới quê nông thôn. Mình chỉ hy vọng cơ sở hạ tầng phát triển mạnh và đi lại thông thoáng không còn kẹt xe nữa là mừng rồi.