Ngày 30/5 vừa rồi, các nhà khoa học Nhật Bản tại NICT (VIện công nghệ viễn thông và thông tin) đã thành công trong việc đạt tốc độ truyền dẫn dữ liệu 1,02 petabit/s, tương đương 1.020.000 Gbps, chia tiếp cho 8 là ra tốc độ 127.500 GB/s. Nhưng đó là thành tựu sử dụng đường truyền cáp quang cũng như những giải pháp cơ sở hạ tầng internet “có dây” đang được các nhà mạng vận hành hiện tại.
Một tuần sau đó, ngày 6/6 vừa rồi, nhà mạng NTT Docomo, kết hợp cùng công ty mẹ là NTT (Nippon Telegraph & Telephone Corp.) và ba nhà sản xuất trang thiết bị viễn thông NEC, Fujitsu và Nokia đã công bố kế hoạch “thử nghiệm những công nghệ viễn thông di động mới, nhằm đạt mục tiêu thương mại hóa dịch vụ 6G vào năm 2030.” Dự kiến, Docomo và công ty mẹ NTT sẽ bắt đầu thử nghiệm công nghệ 6G trong phòng thí nghiệm trong năm tài khóa 2022, tức là từ nay tới tháng 3/2023.
Trên lý thuyết của các nhà nghiên cứu Nhật Bản, tốc độ internet trong mơ, không khựng giật và độ trễ hoàn toàn có thể đạt được nhờ vào cơ sở hạ tầng hiện tại. Nhưng để đạt được điều đó thì không phải chuyện dễ dàng: “Thương mại hóa dịch vụ 6G cần quá trình đăng ký nhiều công nghệ di động mới, bao gồm cả những công nghệ cần để sử dụng những băng tần mmWave và sub-THz (trên 6GHz), bên cạnh những băng tần đã có phục vụ công nghệ 5G.”
Nhưng nếu người Nhật thành công, thì lợi ích là rất lớn: “Hệ thống 6G mới sẽ vượt rất xa hiệu năng công nghệ 5G, cung cấp kết nối tốc độ cao, băng thông lớn và độ trễ thấp. Với việc sử dụng những băng tần bước sóng cao như sub-THz với bước sóng trên 100 GHz, khả năng phủ sóng trên bầu trời, ngoài biển hay thậm chí là trong không gian sẽ được đảm bảo, cùng lúc tạo ra giải pháp viễn thông giá rẻ và tiêu thụ ít năng lượng.”
Theo Asia Times
Một tuần sau đó, ngày 6/6 vừa rồi, nhà mạng NTT Docomo, kết hợp cùng công ty mẹ là NTT (Nippon Telegraph & Telephone Corp.) và ba nhà sản xuất trang thiết bị viễn thông NEC, Fujitsu và Nokia đã công bố kế hoạch “thử nghiệm những công nghệ viễn thông di động mới, nhằm đạt mục tiêu thương mại hóa dịch vụ 6G vào năm 2030.” Dự kiến, Docomo và công ty mẹ NTT sẽ bắt đầu thử nghiệm công nghệ 6G trong phòng thí nghiệm trong năm tài khóa 2022, tức là từ nay tới tháng 3/2023.
Trên lý thuyết của các nhà nghiên cứu Nhật Bản, tốc độ internet trong mơ, không khựng giật và độ trễ hoàn toàn có thể đạt được nhờ vào cơ sở hạ tầng hiện tại. Nhưng để đạt được điều đó thì không phải chuyện dễ dàng: “Thương mại hóa dịch vụ 6G cần quá trình đăng ký nhiều công nghệ di động mới, bao gồm cả những công nghệ cần để sử dụng những băng tần mmWave và sub-THz (trên 6GHz), bên cạnh những băng tần đã có phục vụ công nghệ 5G.”
Nhưng nếu người Nhật thành công, thì lợi ích là rất lớn: “Hệ thống 6G mới sẽ vượt rất xa hiệu năng công nghệ 5G, cung cấp kết nối tốc độ cao, băng thông lớn và độ trễ thấp. Với việc sử dụng những băng tần bước sóng cao như sub-THz với bước sóng trên 100 GHz, khả năng phủ sóng trên bầu trời, ngoài biển hay thậm chí là trong không gian sẽ được đảm bảo, cùng lúc tạo ra giải pháp viễn thông giá rẻ và tiêu thụ ít năng lượng.”
Theo Asia Times